Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã Quảng Yên

Theo số liệu thồng kê năm 2004 có 67.543 lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 51,57% đến năm 2013 tăng lên 84.129 lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 55,04% so với tổng số dân.

Lực lượng lao động của thị xã rất dồi dào, đa dạng, phong phú, song tình trạng thiếu việc làm còn tương đối cao, phổ biến là thiếu việc làm đầy đủ, dưới cả hai dạng: thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô hình.

Thiếu việc làm hữu hình: không có đủ khối lượng công việc để làm hết thời gian quy định của một ngày lao động bình thường (hoặc trong một thời gian nhất định) và người lao động đang đi làm việc khác hoặc sẽ nhận một việc làm bổ sung.

Thiếu việc làm vô hình: phản ánh sự phân bố không tốt về nguồn nhân lực hoặc là phân bộ không cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, thiếu việc làm vô hình do sự bố trí và sử dụng lao động bất hợp lý.

Thị xã đã giảm dần tỷ lệ thất nghiệp năm 2004 là 5,59% đến năm 2013 giảm còn 2,92%; nguyên nhân người lao động thất nghiệp có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng ta có thể chia làm 3 nhóm chính: thứ nhất là nhóm thất nghiệp do ở nhà làm nội trợ, học sinh, mất sức lao động; thứ hai là nhóm thiếu việc làm chính; thứ ba là nhóm không có nhu cầu lao động.

Sự thật là:

- Nguồn lao động tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn quá cao trong khi người lao động không có được kiến thức tốt để thay đôit ngành nghề, lĩnh vực dịch vụ chưa mấy khả quan.

- Trong nhận thức của từng người dân còn hạn chế, chưa mấy thay đổi cách thức theo lề lối cũ, các cấp lãnh đạo chú trọng chưa đúng mức đến vấn đề tăng cường kiến thức, kỹ năng cho người lao động.

- Đầu tư còn dàn trải, chưa trọng điểm, việc tính toán đến hiệu quả sau đầu tư ít được chú trọng.

- Thực trạng sử dụng theo độ tuổi:

Phần lớn lực lượng lao động đang làm việc tham gia lao động trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi, theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2011 có 56.037 lao động, chiếm tỷ lệ 68,45% so với tổng số người trong độ tuổi lao động. Đây là độ tuổi đáp ứng được nhu cầu công việc đem lại hiệu quả kinh tế cao xét về thể lực. Tổng lao động của thị xã tính đến 01/4/2011 có 81.870 người, trong đó nam chiếm 41.812 người, nữ 40.058 người; lao động nông thôn đang chiếm một tỷ trọng lớn nhưng năng suất lao động nông nghiệp hiện rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Hàng năm số lượng lao động của thị xã từ 15 - 19 tuổi có 13.782 lao động, chiếm tỷ lệ 16,83% só với tổng số người trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động bổ sung rất lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

- Thực trạng sử dụng lao động theo khu vực kinh tế

Bảng 3.9: Lực lƣợng lao động phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2004 - 2013

Đơn vị tính: người Ngành kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Kinh tế nhà nước 2.388 3,41 2.235 3,19 2.240 3,20 2.418 3,45 2.491 3,55 2.511 3,57 2.657 3,78 3.036 4,31 3.541 5,02 3.864 5,52 Kinh tế tập thể 3.921 5,60 3.963 5,66 3.879 5,54 3.879 5,53 3.851 5,48 3.697 5,26 3.634 5,17 3.697 5,25 3.767 5,34 3.858 5,51 Kinh tế cá thể 61.623 88,01 61.742 88,15 61.833 88,26 61.735 88,03 61.721 87,89 61.847 88,05 61.931 88,04 61.560 87,41 61.140 86,64 60.075 85,77 Kinh tế tư nhân 2.087 2,98 2.101 3,00 2.108 3,01 2.094 2,99 2.164 3,08 2.185 3,11 2.122 3,02 2.136 3,03 2.122 3,01 2.248 3,21 Tổng 70.019 100 70.041 100 70.060 100 70.126 100 70.227 100 70.240 100 70.344 100 70.429 100 70.570 100 70.045 100

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên 2004-2012 và báo cáo năm 2012, 2013 của Chi cục Thống kê

Thực chất về cơ cấu nguồn nhân lực, chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, chất lượng và phát triển nguồn nhân lực hiện có của địa phương là một vấn đề quan trọng của thị xã, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố lao động, sử dụng lao động và chính sách thu hút nhân tài... là những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò qua trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Về trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước, giáo dục, y tế của địa phương là một yếu tố quan trọng trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu qua điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Cơ cấu lao động hiện tại của thị xã phân theo ngành kinh tế như sau: năm 2004 có 55.777 lao động trong khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 83,28%, khu vực công nghiệp - xây dựng có 3.758 lao động chiếm 5,61% và khu vực thương mại - dịch vụ có 7.433 lao động chiếm 11,11%; năm 2008 có 54.034 lao động trong khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 70,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng có 7.159 lao động chiếm 9,37% và khu vực thương mại - dịch vụ có 15.230 lao động chiếm 19,93%; đến năm 2012 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có thay đổi theo định hướng chung của thị xã, giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ, của thể năm 2013 cơ cấu lao động của các ngành kinh tế như sau: có 55,317 lao động trong khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 65,70%, khu vực công nghiệp - xây dựng có 7.718 lao động chiếm 9,17% và khu vực thương mại - dịch vụ có 21.157 lao động chiếm 25,13%.

Số lượng lao động địa phương nếu phân theo Nhà nước và tư nhân hộ gia đình thì khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệc nhỏ hơn trung bình là 10% trong tổng số lao động. Ta nhận thấy rằng nguồn lao động phổ thông Kinh tế các thể là chính và chiếm một tỷ lệ khá cao và nguồn nhân lực này hầu hết chưa qua đào tạo.

Lực lượng lao động phân theo các ngành kinh tế còn mất cân đối để giữa các ngành, giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động được đào tạo và lao động chưa qua đào tạo, lao động giản đơn còn chiếm một tỷ trọng cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trước thực trạng nguồn nhân lực của địa phương hiện có đông về mặt số lượng nhưng về chất lượng vẫn còn khiếm khuyết, chỉ đông đối với lao động phổ thông tay nghề chưa được đào tạo, trình độ học vấn thấp kém, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn nhìn chung chưa đáp ứng về nhu cầu phát triển do tỷ lệ được đào tạo còn thấp, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn và cao nhất là trung cấp nghề. Vì vậy mà lao động nông nghiệp vẫn nặng nề về sản xuất tự phát, lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ thâm canh, gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất theo hướng thị trường khiến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc không được đánh giá cao. Cho nên khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế của địa phương doanh nghiệp chưa thu hút được lực lượng lao động. Đối với lao động đã qua đào tạo thì hầu hết là giáo viên, cán bộ y tế và cán bộ quản lý cơ quan nhà nước nhưng nhìn chung lực lượng này được bố trí chưa thực sự hợp lý, một người còn phải phụ trách nhiều công việc, kể cả các công việc không đúng chuyên môn, trình độ.

Đơn vị tính: người 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế cá thể Kinh tế tư nhân

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kinh tế nhà nước 2.388 2.235 2.240 2.418 2.491 2.511 2.657 3.036 3.541 3.864 Kinh tế tập thể 3.921 3.963 3.879 3.879 3.851 3.697 3.634 3.697 3.767 3.858 Kinh tế cá thể 61.62 61.74 61.83 61.73 61.72 61.84 61.93 61.56 61.14 60.07 Kinh tế tư nhân 2.087 2.101 2.108 2.094 2.164 2.185 2.122 2.136 2.122 2.248

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biểu đồ 3.6: Lực lƣợng lao động phân theo loại hình kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên 2004-2012 và báo cáo năm 2012, 2013 của Chi cục thống kê

Theo số liệu thống kê của thị xã Quảng Yên trong những năm qua, lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế có xu hướng tăng tỷ trọng tại khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và cá thể đồng thời giảm tỷ trọng tại khu vực kinh tế tư nhân cụ thể như sau: năm 2004 có 2.388 lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 3,41%, khu vực kinh tế tập thể có 3.921 lao động chiếm 5,6%, khu vực kinh tế tư nhân có 2.087 lao động chiếm 2,98%, khu vực kinh tế cá thể có 61.623 lao động tương ứng 88,01%; năm 2008 có 2.491 lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 3,55%, khu vực kinh tế tập thể có 3.851 lao động chiếm 5,48%, khu vực kinh tế tư nhân

có 2.164 lao động chiếm 3,08%, khu vực kinh tế cá thể có 61.721 lao động tương ứng 87,89%; đến năm 2013 cơ cấu lao động các của các thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng chuyển dịch cơ cấu chung của thị xã, lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước tăng lên 3.864 lao động chiếm 5,52%, khu vực kinh tế tập thể tăng lên 3.858 lao động chiếm 5,51%, khu vực kinh tế tư nhân tăng lên 2.248 lao động chiếm 3,21%, khu vực kinh tế cá thể tăng 60.075 lao động chiếm 85,77%.

Về giáo dục đào tạo thị xã Quảng Yên đã có những tiến bộ đáng kể: hệ thống trường học, cơ sở giáo dục được đầu tư xây dựng khắp thị xã. Tính đến 2013 toàn thị xã có 20 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở và 7 trường trung học phổ thông và các trường mầm non ở tất cả các xã phường. Chất lượng dạy và học đã được nâng cao không ngừng thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên. Đến nay gần 100% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn; 37,5% giáo viên tiểu học, 31%giáo viên trung học cơ sở, 2% giáo viên trung học phổ thông vượt chuẩn, 89,7% giáo viên mầm non đã qua đào tạo. Chất lượng học sinh các cấp học cũng được nâng lên đáng kể thông qua số lượng học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia cũng như số lượng học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học trong cả nước.

Bảng 3.10. Hệ thống trường lớp, giáo viên phổ thông giai đọan 2004 - 2013

Đơn vị tính: người Năm học 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Số lượng trường 40 40 41 41 43 44 45 45 45 Số lượng lớp 809 809 809 807 809 810 810 810 812 Số lượng giáo viên 1.215 1.213 1.310 1.429 1.420 1.502 1.544 1.530 1.561 Số lượng học sinh 26.140 26.420 26.527 26.520 27.002 27.052 27.652 27.550 27.592 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên 2004-2012 và báo cáo năm 2012, 2013 của Chi cục thống kê

Nhìn chung, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện các chính sách xã hội đã được lãnh đạo thị xã hết sức quan tâm chú trọng: thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng tạo việc làm sau đào tạo cho người lao động, coi trọng việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Đồng thời, Thị xã cũng đề ra mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân- coi đây là vấn đề cấp bách có tầm chiến lược lâu dài và có tính chất sống còn đối với sự phát triển của Thị xã.

Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2004-2013

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ LĐ đã

qua đào tạo (%) 16,8 17,2 17,7 18,2 18,6 19,3 20,5 21,9 22,4 23,8 Tỷ lệ LĐ đã

qua đào tạo nghề (%)

12,8 13,3 13,7 14,1 14,5 15,2 16 17,4 18,4 19,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng Lao động - Thương binh và xã hội thị xã Quảng Yên

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, trong những năm gần đây, lãnh đạo thị xã Quảng Yên đã bắt đầu quan tâm đến các lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói chung. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thị xã cũng xác định được mục tiêu và thường xuyên chủ động liên kết với các tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức như đào tạo tại nhà trường, đào tạo gắn với cơ sở doanh nghiệp, đào tạo lưu động tại các xã, phường. Về nguồn nhân lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo cũng được thị xã chú trọng trong bố trí vốn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung là 16,75% năm 2004, năm 2013

là 24,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2004 là 12,81% và năm 2013 tăng lên 20,01%.

Tuy tỷ lệ lao động thất nghiệp của thị xã có giảm qua từng năm, nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm, không được bố trí đúng chuyên ngành hoặc trình độ đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm 2004-2013

Đơn vị tính: %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

85,06 85,59 86,11 86,62 87,12 87,61 88,08 88,08 88,99 89,43

Tỷ lệ lao động

thất nghiệp 5,59 5,21 4,82 4,47 4,12 3,91 3,86 3,62 3,11 3,02

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã

Sau khi Nghị quyết số 37/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành, thị xã đã quán triệt chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. Hàng năm UBND thị xã có quyết định giao chỉ tiêu giải quyết việc làm cho từng xã, phường, chỉ đạo các xã, phường căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, hàng năm tổng kết đánh giá kết quả đào tạo nghề và xây dựng kế hoạch cho năm sau.

Thị xã đã tăng cường mời gọi đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các chính sách khuyến khích ưu đãi, đầu tư du nhập các nghề tiểu thủ công nghiệp đan mây tre, móc sợi vào địa bàn nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 68)