Giải pháp ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.6. Giải pháp ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2020

Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, 5 nhóm giải pháp trên đều phải thực hiện đồng bộ, tuy nhiên trong giai đoạn từ nay đến 2020 thì nhóm giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo chiếm ưu thế quan trọng hơn. Giai đoạn từ 2020 -2030 thì giải pháp chiếm ưu thế hơn cả là thu hút nguồn lao động chất lượng cao.

Yếu tố con người là một trong những khâu đột phá mang tính quyết định nhất trong phát triển kinh tế -xã hội của thị xã Quảng Yên thời kỳ đến năm 2020.

- Trước hết cần khắc phục hạn chế hiện nay của Quảng Yên là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Mặt khác, để đảm bảo khu vực dịch vụ -công nghiệp phát triển như một trụ cột chính của nền kinh tế cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung vào phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo (nhất là đào tạo nghề). Quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 45% vào năm 2020.

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo lao động hàng năm và 5 năm. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực, UBND thị xã chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo lao động hàng năm và 5 năm của thị xã. Kế hoạch này bao gồm nhu cầu đào tạo nhân lực của thị xã theo các trình độ, xác định các nhóm đối tượng tham gia đào tạo, khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo tại chỗ thông qua các cơ sở đào tạo trên địa bàn, cũng như số lượng lao động là người thị xã cần được đào tạo tại các cơ sở ngoài thị xã. Từ những dự báo nói trên, UBND có hướng chỉ đạo các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo đã đề ra.

- Phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực trên địa bàn. Hiện tại, trên địa bàn thị xã ngoài hệ thống các trường theo hệ đào tạo giáo dục quốc dân, mới chỉ có một trường cao đẳng nông lâm tổ chức đào tạo nghề. Để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực khá lớn trong những năm tới, UBND thị xã cần xem xét, tạo điều kiện và khuyến khích việc phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực trên địa bàn. Trước mắt cần tổ chức Trung tâm dạy nghề với các ngành nghề đa dạng để thực hiện việc đào tạo lao động cung cấp cho các cơ sở công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn.

- Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở. UBND thị xã yêu cầu các cơ sở đào tạo lập và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, định kỳ báo cáo cho UBND thị xã việc triển khai thực hiện kế hoạch nói trên. UBND thị xã chỉ đạo, khuyến khích và giám sát các cơ sở đào tạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. UBND là đầu mối tạo ra sự gắn kết giữa cơ quan đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, tạo điều kiện để các trường có các hợp đồng đào tạo, bảo đảm cho cơ sở đào tạo có địa chỉ đầu ra, khuyến khích các cơ quan đơn vị sử dụng lao động đầu tư kinh phí cho đào tạo và có cơ chế ưu tiên tiếp nhận những học viên khá giỏi của cac cơ sở đào tạo.

- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Bố trí đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, 100% giáo viên đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Các cơ sở đào tạo phải có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo, đồng thời quan tâm đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng…gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được. Thông qua cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với từng cơ sở đào tạo, chính quyền, thị xã chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo, có

biện pháp khen thưởng để khuyến khích các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

- Liên kết với các vùng lân cận trong đào tạo lao động. Đào tạo nguồn nhân lực luôn có tính chất lưu động giữa các vùng, các địa phương. Không địa phương nào có thể đào tạo toàn bộ nhân lực cho địa phương mình. Việc liên kết đào tạo với các vùng lân cận là phương thức tiết kiệm và có hiệu quả trong đào tạo nhân lực ở mỗi địa phương. Quảng Yên có thể liên kết đào tạo với trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề tại thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội theo các ngành nghề phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của thị xã. Việc liên kết đào tạo lao động có thể dưới các hình thức như:

+ Căn cứ vào nhu cầu và đăng ký tuyển dụng của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chính quyền thị xã giao phòng lao động Thương binh và Xã hội ký kết hợp đồng đào tạo lao động với các trường về ngành nghề và số lượng đào tạo mỗi ngành nghề, thông báo tuyển dụng tại địa phương để tuyển chọn người đi học với cam kết tiếp nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

+Tổ chức lớp tại địa phương và hợp đồng mời giảng viên các trường đén giảng dạy. Thu phí người học để trang trải các chi phí đào tạo.

- Công khai nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Hàng năm, UBND thị xã yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, trên cơ sở đó tổ chức việc tổng hợp và thông báo công khai nhu cầu tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của thị xã. Khai thác triệt để nguồn lực lao động hiện có tại địa phương và thu hút thêm lao động đến từ các địa bàn phát triển lân cận.

- Lựa chọn ngành mũi nhọn của địa phương để ưu tiên hỗ trợ kinh phí đào tạo. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của thị xã, trong

những năm tới, Quảng Yên sẽ tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, cơ khí và công nghiệp sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển (logistics), du lịch biển, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản gắn với kinh tế biển, một số sản phẩm nuôi trồng có thị trường tiêu thụ ổn định…chính quyền thị xã cần xác định rõ những ngành nghề ưu tiên đào tạo trong mỗi giai đoạn và có chủ trương hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với những ngành nghề này, thông qua việc trợ cấp kinh phí cho cơ sở đào tạo trên địa bàn hoặc trợ cấp trực tiếp cho người đi học ở các trường thuộc các vùng lân cận (với cam kết phục vụ tại địa phương).

- Chính quyền thị xã có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quan tâm đào tạo người lao động thông qua các hình thức như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội….Các cơ sở này dựa trên kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình, xác định nhu cầu về lao động cần được đào tạo hàng năm, cử người đi đào tạo và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho số lao động này để đảm bảo nâng cao chất lượng nhân lực của cơ sở. Chính quyền thị xã nắm bắt tình hình và kịp thời có sự động viên, khen thưởng đối với những cơ sở làm tốt công tác này.

- Xây dựng xã hội hóa học tập, mở rộng hình thức liên kết giáo dục - đào tạo, tiếp tục duy trì các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Phát huy vai trò của hội khuyến học, sử dụng hiệu quả “Quỹ khuyến học” trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hóa. Kết hợp giữa hình thức đào tạo nghề chất lượng cao, hiện đại tại các trung tâm đào tạo của tỉnh và của vùng với đào tạo tại chỗ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 112)