Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2.Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực nguồn nhân lực

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như để nâng cao mực sống của người dân, việc việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Tại văn kiện trình đại hội X của Đảng đã nêu rõ “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam”. Trong năm qua thị xã Quảng Yên đã cố gắng củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đổi mới cơ chế quản lý khám, chữa bệnh. Quan tâm nhiều hơn nữa các đối tượng chính sách, người có công cách mạng, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Đồng thời, chú trọng phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, khuyến khích phát triển đa dạng các dịch vụ y tế ngoài công lập.

Nhưng nhìn một cách tổng quan thì tình trạng sức khoẻ của người dân Quảng Yên vẫn chỉ ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ yếu còn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng khá cao. NNL Quảng Yên còn kém cả về tầm vóc và thể lực thuộc loại trung bình thấo của thế giới. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một mặt thể trạng chung của người Châu á, mặt khác do tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ em những năm trước đây chưa thực hiện tốt. Đồng thời do kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của người dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn thấp.

Do đó, Quảng Yên phải không ngừng nâng cao tình hình sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường sống bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng, khám bệnh chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, sức khoẻ sinh sản, trang thiết bị y tế, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình. Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu

gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

Thứ hai, tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế thị xã, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kết hợp hài hoà các hoạt động giữa các đơn vị y tế trong thị xã. Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến, nhất là y tế cơ sở, tăng cường công tác công tác y tế dự phòng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án y tế, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 và những năm tiếp theo, tăng cường đào tạo, nhất là đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, tiếp tục đào tạo bác sỹ theo địa chỉ, cử tuyển bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y -dược cổ truyền nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động y tế, đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh, nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển vốn y học cổ truyền, tiếp tục thực hiện mua thẻ bảo hiểm, miễn phí chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Thứ ba, củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động truyền thông -giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Củng cố và kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng đủ cơ số thuốc phòng và chữa bệnh. Đảm bảo tiêm chủng mở rộng vắc xin cho trẻ em đạt 100%.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường, xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại.

Quảng lý hiệu quả các yếu tố có hại đến sức khỏe như: hút thuốc, lạm dụng bia rượu, chế độ ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm… Nghiên cứu xây dựng và tuyên truyền hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong cơ cấu bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi. Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đẩy mạnh phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, kiên trì và có hiệu quả để phòng, chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội.

Thứ năm, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, chú trọng đối với lao động nữ.

Thứ sáu, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao nhất là phong trào mang đạm nét quần chúng có tính cộng đồng cao. Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân địa phương, xây dựng đồng bộ và phát huy có hiệu quả các công trình văn hóa cơ sở, quan tâm đầu tư các khu vui chơi giải trí…loại bỏ những tư tưởng phản văn hóa ra khỏi đời sống tinh thần của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 93)