- Dị nguyờn D.pteronyssinus do khoa Miễn dịch Dị nguyờn, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương điều chế.
c. Phản ứng phân huỷ tế bào Mast
3.5.2.1. Đặc điểm chung của dị nguyên D.pteronyssinus
Dị nguyên D. pteronyssinus do chúng tôi tách chiết ở dạng tủa đông khô có màu nâu đen, hơi bết, không mùi, dễ tan trong n−ớc. ở nồng độ 1/500 là dung dịch màu nâu.
3.5.2.2. Đặc tính hóa sinh của dị nguyên D. pteronyssinus
Những thể hiện truyền thống hiệu năng chiết xuất là khối l−ợng/thể tích và
đơn vị nitơ protein. Cả hai đơn vị thể hiện đều không cung cấp thông tin về hiệu năng dị nguyên của chiết xuất.
Khối l−ợng/thể tích là cách đơn giản nhất để thể hiện hiệu năng chiết xuất dị nguyên. Chỉ cần cân nguyên liệu cần chiết và đo thể tích dịch để chiết. Ví dụ nh− 10 g phấn hoa chiết trong 100 mL dung dịch chiết cho nồng độ cuối cùng 1:10 wt/vol. Ưu điểm của ph−ơng pháp thể hiện hiệu năng này là ở chỗ chiết xuất không cần pha loãng thêm để đạt đ−ợc mức độ hiệu năng mong muốn.[53]
PNU đã đ−ợc đ−a vào sử dụng nhằm nỗ lực thể hiện chính xác hơn l−ợng dị nguyên của chiết xuất. Đầu tiên, xác định l−ợng nitơ của protein sau đó chuyển l−ợng này thành đơn vị (một đơn vị bằng 0,00001 mg nitơ). Các dị nguyên chính th−ờng chỉ chiếm vài phần trăm tổng l−ợng protein của chiết xuất dị nguyên. Do vậy, PNU có ít −u thế hơn so với cách biểu hiện khối l−ợng/thể tích. Nh−ợc điểm dễ thấy của cách thể hiện PNU ở chỗ các chiết xuất bán sẵn ở các nồng độ cụ thể (nh− 20.000-40.000 PNU/mL). Điều này đòi hỏi phải pha loãng chiết xuất từ nồng độ thu đ−ợc trong quá trình chiết , và do vậy đối với bất kỳ dị nguyên nào chiết xuất PNU hiệu năng nhất sẽ trở nên yếu hơn so với chiết xuất khối l−ợng/thể tích đậm đặc nhất.[53, 81]
72
Khi so sánh dị nguyên mạt với môi tr−ờng nuôi mạt, ng−ời ta đã tách chiết dị nguyên từ môi tr−ờng nuôi mạt (bột nấm men, bụi cạo râu, bột ngũ cốc), từ sinh khối mạt (chứa các sản phẩm hoạt động sống của chúng) và thấy rằng dị nguyên mạt có nồng độ 10.000 PNU/ml, còn dị nguyên từ môi tr−ờng nuôi mạt 5.000 PNU/ml. [5, 11, 15, 53]
Nghiên cứu của Petrova (1987) cho thấy hàm l−ợng nitơ protein (PNU) của dị nguyên mạt D. pteronyssinus là 12.900 PNU/ml.[53]
Theo Poriadin (1999), hàm l−ợng nitơ protein (PNU) khi tách chiết theo ph−ơng pháp Coca trung bình 9.000 ± 3.000 PNU/ml.[53]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi tách chiết, đ−ợc xác định là có protein bằng phản ứng biure. Hàm l−ợng nitơ protein đ−ợc xác định bằng ph−ơng pháp Kjeldahl, và ph−ơng pháp đo độ đục. Xác định hàm l−ợng nitơ protein theo đơn vị chuẩn quốc tế PNU của các mẫu dị nguyên cho kết quả trung bình 11.200 PNU/ml. (bảng 3.2). Điều đó cho thấy kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả nói trên.
Petrova (1987) đã xác định đ−ợc 16 acid amin trong các mẫu dị nguyên
D. pteronyssinus, trong đó th−ờng gặp nhất là glutamat, aspartat, alanin, glycin, leucin, arginin, histidin, valin, prolin, ít gặp hơn là methionin, tyrosin, phenylalanin; không có tryptophan và methionin. Phân tích so sánh hàm l−ợng của nhiều acid amin theo nhóm, tác giả cho thấy các acid amin không phân cực mà hiệu lực của dị nguyên liên quan đến hàm l−ợng của chúng chiếm tỉ lệ cao so với các nhóm acid amin khác.[53]
Nghiên cứu của Chapman và Platts-Mills (1980) cho thấy dị nguyên Der p I chứa các acid amin có tỉ lệ cao là aspartat, glutamat, glycin, alanin, serin. Không có tryptophan.[53, 63]
Về thành phần acid amin của các chế phẩm dị nguyên mạt, chúng tôi thấy có 15 - 16 acid amin (bảng 3.4) , trong đó các nhóm acid amin không phân cực, acid amin acid và acid amin mạch vòng chiếm tỉ lệ cao. Các acid amin có tỉ lệ
73
cao là glutamat, aspartat, alanin, leucin, glycin, valin. Không có tryptophan (do bị phân hủy trong quá trình thủy phân dịch chiết bằng HCl 6M). Nh− vậy, trên cơ sở kết quả phân tích ta có thể sơ bộ kết luận rằng chế phẩm dị nguyên D.
pteronyssinus là protein có thành phần acid amin t−ơng tự dị nguyên D.
pteronyssinus của nhiều tác giả khác và có liên quan đến hoạt tính kháng
nguyên của nó. Để có thể khẳng định đ−ợc điều đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các đặc tính sinh học – miễn dịch của chế phẩm dị nguyên này.