* Thứ nhất, phương pháp nêu gương
Hồ Chí Minh cho rằng lấy tấm gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất xây dựng con người mới, cuộc sống mới và xây dựng tổ chức cách mạng. Từ những năm hai mươi, Người đã phát biểu: Đối với các dân tộc Phương Đơng, một tấm gương tốt cịn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do đó, phương pháp giáo dục nêu gương có thể coi là một trong những phương pháp giáo dục truyền thống và cơ bản, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn. Phương pháp này không chỉ đáp ứng yêu cầu của con người là muốn học tập noi gương người tốt, việc tốt để tiến lên, mà còn thể hiện niềm tin yêu, lạc quan của Hồ Chí Minh đối với con người và đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Người luôn quan tâm tới việc khơi dậy, chăm chút phần tốt trong mỗi con người, nêu lên những tấm gương tốt diễn ra hàng ngày để mọi người noi theo. Phương pháp nêu gương cũng nhằm mục đích lấy phần thiện trong con người để chiến thắng phần ác, làm cho con người ngày càng tiến bộ… Người nhắc rằng, mọi người cần trân trọng lắng nghe, tìm hiểu và suy ngẫm các gương tốt, ý hay của người khác nhất là nhân dân: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thơi” [13,tr.62].
Trong phương pháp nêu gương, Người quán triệt quan điểm nói đi đơi với làm. Nếu nói một đường, làm một nẻo thì khơng có ý nghĩa tác dụng nào cả. nêu gương ở đây khơng qua lời nói, mà bằng những con người, cơng việc cụ
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
thể. Giá trị của những tấm gương chính là tính cụ thể, thiết thực của nó. Bởi vì tính cụ thể, thiết thực của những tấm gương có khả năng thuyết phục và đem đến hiệu quả giáo dục rất cao. Những tấm gương khơng phải do một ai đó vẽ ra bằng sách vở hay lời nói. Đó là những con người thật, cơng việc thật. Do đó, sẽ kích thích người khác học tập theo, mong muốn mình làm được như vậy và trở thành người như vậy một cách tự nguyện. Đồng thời bản thân cũng muốn mình trở thành một tấm gương cho người khác học tập.
Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người học tập theo tấm gương người khác, đồng thời cũng tự phấn đấu để mình cũng trở thành một tấm gương. Tức là, nói điều gì thì phải làm ngay, làm trước, làm nhiều hơn. Tư tưởng này khi áp dụng vào cơng việc giáo dục, địi hỏi nhà giáo dục phải đi tiên phong trong cơng tác nêu gương. Bởi vì, nhà giáo dục là người dạy người khác, muốn dạy được người khác bản thân mình phải là tấm gương. Mọi hành vi của các thầy cơ đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục học sinh. Hồ Chí Minh nói: “Học trị tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu” [15,tr.492]. Các thầy cô giáo cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, nắm vững tâm lý này của trẻ để có sự điều chỉnh hành vi, cũng như rèn luyện mình cho tốt. Hồ Chí Minh mong muốn để đưa lại cho xã hội nhiều người tốt, có ích, địi hỏi người già cũng phải là tấm gương và có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ thế hệ trẻ. Người nói: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ” [16,tr.463].
Thực chất với quan điểm này, Hồ Chí Minh làm cho những người già thấy được vị trí vẫn rất quan trọng của mình, tránh quan điểm cực đoan cho rằng người già khơng cịn vai trị gì nữa, tạo ra thói quen cho người già vẫn phải rèn rũa mình dù tuổi tác đã cao, để thực sự là tấm gương sang cho thế hệ trẻ noi theo. Trong cơng tác giáo dục muốn đạt kết quả thì các nhà giáo dục phải biết kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp nêu gương cùng các phương pháp khác, khơng nên tuyệt đối hóa và xem nó như phương pháp có sức mạnh tồn năng.
Phương pháp thi đua khơng phải là phương pháp đặc thù, riêng có của ngành giáo dục. Trên thực tế, thi đua là một hoạt động có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó mang tính tích cực khi nó đem đến sự kích thích đối với các hoạt động, nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao trong cơng việc. Nhưng nó sẽ mang giá trị tiêu cực khi bản thân nó bị lợi dụng, trở thành hoạt động cạnh tranh khơng lành mạnh, khơng vì cái chung mà vì cái riêng cá nhân, sao cho cá nhân người tham gia thắng cuộc bằng mọi giá.
Với Hồ Chí Minh, thi đua là một tất yếu và là một sự khác biệt cơ bản của chế độ mới. Thi đua trong chế độ mới đối nghịch với sự cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé của chế độ cũ. Người cũng khẳng định thi đua sẽ kích thích người ta lao động, sản xuất, cũng như học tập hăng hái hơn. Vì vậy, người học muốn đạt kết quả học tập tốt, trình độ ngày càng cao hơn thì phải thi đua học. Thi đua phải được phát động dưới sự dẫn dắt của một tổ chức nhất định làm cho phong trào thi đua mang tính định hướng và có mục đích nhất định. Bởi học khơng bao giờ cùng, học để mãi tiến bộ, càng tiến bộ, càng phải học thêm. Do vậy thi đua khơng thể chỉ mang tính nhất thời, mà cần được tổ chức thường xuyên và liên tục. Trong thi đua, sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể được nhân lên gấp bội. Người người đều gắng sức mang hết khả năng của mình để thực hiện nhiệm vụ. Để có thể chiến thắng người khác, những cá nhân tham gia thi đua ln có tinh thần nỗ lực vượt bậc, cố gắng học hỏi, tìm tịi và đúc rút kinh nghiệm. Chính bởi vậy, qua thi đua, trình độ cá nhân tham gia thường xuyên được nâng lên, cịn cơng việc tiến triển rất nhanh và hiệu quả cao. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào mọi người tham gia vào phong trào thi đua ấy bằng lịng nhiệt tình, hưởng ứng. Bởi phương pháp thi đua chỉ có giá trị khi người tham gia thực sự muốn tham gia, khơng phải làm cho có lệ. Người tạo dựng phong trào này cần nắm đúng và để phong trào thi đua được thiết thực, có giá trị, có lợi ích lơi kéo mọi người tham gia một cách nhiệt tình.
Hồ Chí Minh là người đầu tiên phát động phong trào thi đua ở nước ta. Người phát động phong trào ấy trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Người cho rằng: Toàn dân thi đua, ngành giáo dục cũng thi đua. Trường học thi đua:
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
“Thầy thi đua dạy, trò thi đua học. Thầy và trị thật thà đồn kết và dùng nhân cách dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình) để giúp đỡ nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi” [12,tr.467].
Trong thi đua, yêu cầu mọi người đều gắng sức, thi đua nhưng phải thật sự trân trọng lẫn nhau, phấn khởi trước thành cơng của người khác. Thi đua thì phải có người hơn kém nhưng vẫn đứng trong khối đoàn kết “Thi đua để đoàn kết, đoàn kết để thi đua” [15,tr.393]. Người người thi đua, nhà nhà thi đua, thậm trí các cháu nhi đồng cũng “nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở nên những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật, có sáng kiến, có lực lượng” [63,tr.561]. Rõ ràng thi đua phải dựa trên tinh thần đồn kết, gắn bó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Phương pháp thi đua nếu kết hợp với phương pháp khen thưởng khích lệ chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn, vì phương pháp khen thưởng khích lệ là phương pháp động viên tâm lý người dạy và học một cách hiệu quả. Hồ Chí Minh bao giờ cũng quan tâm đến những việc đã làm được của người khác, đặc biệt là những sáng kiến, kinh nghiệm đi đầu mang tính tiên phong. Trong thi đua, những sáng kiến này thường xuất hiện với tần xuất nhanh và nhiều tạo tạo thành động lực cho xã hội phát triển.
Khen thưởng khích lệ khơng phải là việc làm vui lòng người khác bằng mọi giá, mà là sự nhìn nhận, ghi nhận những cố gắng của người khác với lòng bao dung tin tưởng vào sự cố gắng cùng khả năng của họ. Niềm tin yêu ấy là động lực hường người khác vươn tới những thành công.