Báo cáo hội nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục đại học xét dưới góc độ các quy định về quản lý chất lượng; các điều kiện đảm bảo chất lượng; đánh giá các sản phẩm của trường đại học và nhìn nhận vị trí của giáo dục đại học Việt Nam dưới góc độ các xếp hạng thế giới. Báo cáo đã nhìn thẳng vào thực trạng chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, không né tránh những điểm yếu cịn tồn tại đang là những trở ngại, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Để đánh giá chất lượng giáo dục một trường đại học, trước tiên nhà trường cần xác định sứ mạng và mục tiêu có có đúng u cầu về trình độ đào tạo, với vị thế và nguồn lực của nhà trường khơng? Tầm nhìn và mức độ đáp ứng sứ mạng, mục tiêu đề ra của nhà trường như thế nào? Có phù hợp với điều kiện của nhà trường khơng? Có phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hay không? ở Việt Nam vấn đề này còn rất mới. Nhiều trường còn bỡ ngỡ, thậm chí cịn chưa xác định được sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn; hoặc đã xác định được nhưng chưa hoàn toàn phù hợp. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai kiểm định thí điểm 20 trường đại học đầu tiên, có 4 trường chưa hồn tồn đáp ứng các yêu cầu về việc xác định sứ mạng của nhà trường mặc dù đây là những trường có vị trí hàng đầu trong cả nước.
Chương trình đào tạo của hầu hết các trường đều tuân thủ chương trình khung của Bộ với đầy đủ chương trình giảng dạy và tài liệu tham khảo. Một số trường đã cơng bố cơng khai chương trình đào tạo trên các phương tiện thơng tin đại chúng (phổ biến là website của trường), nhưng nhiều trường vẫn chưa
làm được điều này. Nhiều trường cịn triển khai đào tạo trong tình trạng thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo cho nhiều mơn học. Việc cập nhật các giáo trình đào tạo tại các trường chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng giảng viên có trình độ tiến sỹ của các trường cịn thấp, trình độ ngoại ngữ của giảng viên yếu và tải trọng giảng dạy của giảng viên còn quá lớn cũng là những trở ngại trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học.
Cơ sở vật chất là vấn đề rất đáng quan tâm ở các trường đại học vì hiện nay hầu như các trường khơng đảm bảo đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học như đã được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế trường học. Theo số liệu báo cáo về diện tích đất của 284 đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng thì có 27 trường có diện tích dưới 1ha, chiếm tỉ lệ 9,51% trong tổng số trường. Quy mô đào tạo tương ứng của 27 trường này là 56.557 sinh viên. Như vậy, diện tích đất bình qn/1 sinh viên của 27 trường này chỉ đạt 2,67m2. Số trường có diện tích từ 10 ha đến dưới 30 ha là 61 trường. Số trường có diện tích từ 30 ha trở lên là 30 trường. Diện tích đất sử dụng nhỏ nên các trường khó lịng đảm bảo được diện tích lớp học, ký túc xá và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, thể thao theo đúng yêu cầu chung. Nhiều trường chỉ đủ đất xây dựng phịng học, hồn tồn khơng có ký túc xá hay sân bãi cho sinh viên.
Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục mới đạt 3% GDP, trong khi tỷ lệ này ở: Philippin là 4,2%, Thái Lan là 5,4%...; với các nước phát triển như: Mỹ là 5,3%, Anh là 5,5%, Canađa là 7,3% [31,tr.85]. Nếu tính đến các yếu tố GDP thấp và dân số cao thì con số tuyệt đối đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn rất thấp, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì, chi phí đào tạo cho một sinh viên thấp hơn từ 5 đến 100 lần so với các nước trong khu vực.
Đến Đại hội IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17,tr.108-109].
Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước đã quán triệt một cách sâu sắc, tồn diện cả vai trị, mục tiêu, nội
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
dung, tính chất và phương pháp giáo dục để phát triển nền giáo dục Việt Nam vì mục tiêu xây dựng quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế, do đất nước cịn gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta vẫn đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là sau 20 năm đổi mới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, sự nghiệp giáo dục nước ta có sự phát triển mới cả về quy mơ, cơ cấu và chất lượng: “Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất đã được tăng cường. Quy mô đào tạo mở rộng, nhất là ở bậc trung học chun nghiệp và dạy nghề. Trình độ dân trí được nâng lên” [18,tr.57].
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương, khóa IX, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X và số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy mô giáo dục của nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục tăng ở hầu hết các bậc học, cấp học và ngành học, đáp ứng yều cầu học tập của nhân dân. Năm 1945 cả nước có hơn 95% dân số mù chữ thì đến năm 2000 dân số biết chữ là 100% và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Qua số liệu thống kê cho thấy, số sinh viên cao đẳng đại học cả nước năm học 1955 - 1956 là 3.844 sinh viên thì năm học 2005 - 2006 là 1.363.167 sinh viên, năm học 2006 - 2007 là 1.540.210 sinh viên. Hệ thống giáo dục ở bậc cao đẳng và đại học được sắp xếp lại có hệ thống, trong đó một số trường trọng điểm được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn trước. Trong năm học 1999 - 2000 cả nước có 69 trường đại học (gồm 52 trường cơng lập và 17 trường ngồi cơng lập) thì đến năm học 2006 - 2007 cả nước có 139 trường đại học (gồm 109 trường cơng lập và 30 trường ngồi cơng lập). Đào tạo sau đại học ngày càng được phát triển cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng cũng được nâng cao. Đặc biệt, thơng qua hình thức hợp tác quốc tế và liên kết đào tạo, hang năm nước ta có hàng ngàn suất học bổng du học đại học và thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành xây dựng chương trình khung cho các trường cao đẳng, đại học. Với nội dung giáo dục toàn diện đã “nâng dần
chất lượng các mơn chính trị Mác - Lênin cho sinh viên, học sinh. Đã chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên; khắc phục một phần biểu hiện “nhạt chính trị, phi chính trị”; tích cực phát hiện, ngăn chặn truyền bá tôn giáo trong nhà trường. Vấn đề giáo dục ý thức độc lập dân tộc, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa dân tộc nhìn chung có tiến bộ và kết quả khá” [21,tr.21-22].
Về quản lý giáo dục, bước đầu đã có những văn bản pháp luật hướng dẫn và các biện pháp cụ thể để thực hiện thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2008 - 2020. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 có một đại học của Việt Nam được xếp hạng trong tốp 200 đại học hàng đầu thế giới và một số trường trong tốp 500. Khi đó, 30% giảng viên đại học và 15% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Từ nay đến năm 2020, cần xây dựng 20 trường đại học nghiên cứu và nâng cấp 200 đơn vị nghiên cứu (phịng thí nghiệm) đạt chất lượng quốc tế ở các trường đại học. Năm học 2008 - 2009 được chọn là năm học công nghệ thông tin, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy.