Đổi mới phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 62 - 71)

Đổi mới phương pháp giảng dạy để có thể truyền tải nội dung đến người học một cách tốt nhất. Phương pháp giảng dạy truyền thống, truyền thụ một chiều khơng cịn đủ khả năng truyền tải một khối lượng chương trình ngày càng lớn với tốc độ thay đổi và đòi hỏi của thực tiễn ngày càng mạnh. Vì thế để giải quyết được vấn đề trên, quan trọng và then chốt là phải áp dụng phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm tạo nên phong cách “làm việc mới” của sinh viên. Hay nói cách khác, mục tiêu giảng dạy ở đại học là phát triển tri thức và tư duy cho sinh viên; khả năng hiểu biết và đánh giá vấn đề; các kỹ năng giải quyết tình huống; khả năng phân tích và nhận biết các mối quan hệ trong kiến thức đã học một cách sâu sắc hơn. Giảng viên cung cấp cho sinh viên phương thức nghiên cứu, sáng tạo và độc lập suy nghĩ trong q trình học tập.

Nói đến học tập lý luận thì khâu cơ bản nhất vẫn là bài giảng của giảng viên và việc đọc tài liệu của sinh viên. Bài giảng cần có chất lượng, nghĩa là làm sao cho đủ những tri thức cơ bản, sâu sắc những vấn đề cần phân tích thêm và làm sao cho hấp dẫn đối với người nghe. Như vậy là đòi hỏi giảng viên phải đảm bảo cả kiến thức và phương pháp sư phạm để truyền tải tri thức. Cịn đối với người học, ngồi nghe giảng, phải đọc thêm nhiều tài liệu, ít ra là những tài liệu tối thiểu, bắt buộc mà chương trình học đề ra, tránh tình trạng chỉ dựa vào những điều ghi chép được khi nghe giảng và giáo trình.

Thứ nhất, học đi đôi với kết hợp nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiến.

Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh về lý luận liên hệ thực tiễn, học đi đơi với hành, theo tơi trong q trình giáo dục tăng cường cho sinh viên tiếp cận nghiên cứu thực tế, xây dựng phương pháp luận khoa học và niềm tin vững chắc vào các bộ mơn lý luận chính trị. Sinh viên được giảng viên hướng dẫn kỹ năng học lý luận, hiểu sâu và nắm chắc kiến thức lý luận cơ bản, dần dần tự bản thân giải quyết những vấn đề từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Khơng nên tuyệt đối hoá lý luận, mà giảng viên khéo léo xen kẽ những dẫn chứng cụ thể, kết hợp hài hoà những phương pháp khác để sinh viên nắm vững lý luận và thực tiễn.

Giáo dục của các trường phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một nguyên tắc xây dựng nền giáo dục, vừa là đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả giáo dục phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy, các trường cần chú ý giáo dục khả năng lao động, gắn kiến thức học với ngành nghề sản xuất, từ đó tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau này.

Phát triển giáo dục đi đôi với tạo điều kiện nghiên cứu khoa học và cơ chế học tập suốt đời là yếu tố quan trọng để tạo ra một xã hội học tập. Việc học không chỉ đối với người được giáo dục mà cả những người làm công tác giáo dục cũng phải học liên tục, nâng cao lý luận và trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Trong xã hội hiện đại, chúng ta đang và sẽ còn đứng trước những mâu

thuẫn sau: khối lượng tri thức cần chuyển tải đến người học thực sự là khổng lồ nhưng khung thời gian cho chương trình đào tạo là có hạn. Một bên là tri thức luôn luôn mở và luôn được nạp thêm khối lượng tri thức đã khổng lồ và ngày càng khổng lồ thêm. Các môn đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cũng vậy. Ngày càng có nhiều khoa học liên ngành, đa ngành. Xã hội càng phát triển thì các mơn khoa học càng xâm nhập, giao thoa nhau, đồng thời càng có xu hướng tách riêng với tư cách là một chuyên ngành.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, không phải là cứ tăng số tiết học và tăng số môn học lên mà là ở chỗ cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập. Phương pháp này lấy người học làm trung tâm. Đối với một số môn, một số bài chỉ cần giới thiệu những ý chính, đi sâu vào một vài vấn đề, nêu lên quy định sách và tài liệu bắt buộc phải đọc, để học viên tự thu hoạch, tự nêu cách xử lý tình huống, v.v..Trong thời gian được giáo dục những bộ mơn lý luận chính trị, sinh viên phải được trang bị về phương pháp tiếp nhận lý luận, vận dụng và xử lý thực tiễn để làm cơ sở cho q trình cơng tác sau này.

Thứ ba, cải tiến cách tổ chức lớp học và phương pháp giảng dạy

Để có phương pháp giảng dạy hiệu quả, cần thiết phải cải tiến phương thức đào tạo và hình thức tổ chức học tập của sinh viên. Có nhiều mơ hình tổ chức học tập phát huy vai trị tích cực, sáng tạo của sinh viên. Tạo thời cơ để sinh viên tiếp cận, có điều kiện tỏ rõ quan điểm của mình. Trong đó có thể kể đến các hình thức học tập: học theo nhóm, theo tổ, tham quan thực địa, thâm nhập thực tế, xêmina…Các hình thức học tập trên giúp sinh viên xây dựng kỹ năng nói, kỹ năng viết, rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng tác phong học tập thiết thực và có hiệu quả cao. Một số trường đã mạnh dạn áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ, tạo thế chủ động trong kế hoạch học tập của sinh viên.

Đối với quá trình dạy học các mơn lý luận chính trị, giảng bài là một khâu cơ bản và quan trọng. Trước đây nó được coi là khâu đầu của q trình giảng

dạy, cịn hướng dẫn tự học là việc phụ thuộc, có cũng được, khơng có cũng được, nhiều thầy cô không chú ý.

Hiện nay cần thực hiện khâu giảng bài sau khâu hướng dẫn tự học bài trước khi nghe giảng. Và lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào để khơng làm giảm hoặc “triệt tiêu” tính tích cực tự học của sinh viên, mà tạo ra thêm những tiền đề để học tốt hơn. Qua sự kế thừa kinh nghiệm thực tế, dựa vào sự phân hoá nhu cầu của người học và những cơ sở sinh học, tâm lý học, thì để có một buổi giảng tích cực với chất lượng cao và hiệu quả cần phải có những điều kiện, những thao tác chủ yếu sau đây:

- Lượng sinh viên, học viên trong buổi học chỉ nên trong khoảng 30 đến 50 người. Điều này đặt ra cần phải có đủ giảng đường và kiên quyết sớm khắc phục bài giảng theo kiểu mít tinh. Số lượng này tạo thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện như bảng, biểu, đèn chiếu cũng như cho phép giảng viên áp dụng các phương pháp kết hợp trong giờ giảng.

- Thời lượng của một buổi giảng chỉ nên là 3 đến 4 tiết, nếu kéo dài hơn, những tiết sau cả thầy và trò thường căng thẳng, mệt mỏi, kém hiệu quả, cần thay thế bằng môn học khác.

- Phương pháp tốt nhất thực hiện các tiết giảng là huy động tính tích cực của người học, tạo hưng phấn với cường độ cao, bầu khơng khí hấp dẫn mọi người tham gia trong giờ giảng.

- Cần có quy trình của các thao tác trong mỗi tiết giảng và cả buổi giảng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thầy cô nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để thêm sinh động, thu hút, sinh viên sẽ tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn so với việc chỉ nói sng. Chính thầy cơ là người tạo khơng khí thoải mái cho lớp học bằng những câu chuyện trong cuộc sống, những câu hỏi... vừa kích thích sự động não vừa giúp sinh viên ứng dụng kiến thức vào thực tế”.

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Đây là phương pháp học tập bổ sung kiến thức, chứng minh và làm phong phú, sâu sắc hơn cho bài giảng trên lớp mà trong khi giảng bài không thể thực hiện được. Phương pháp này là một khâu cần thiết, quan trọng và hầu như nhiều mơn học đều thực hiện.

Những hình thức phụ khố, ngoại khố là những phương pháp hữu hiệu để thực hiện những nguyên lý, nguyên tắc giảng dạy: kết hợp học với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội ngay trong q trình học.

Trên một ý nghĩa nào đó, việc thực hiện khâu này là cơ hội để ứng dụng những thành tựu kỹ thuật mới, hiện đại vào quá trình giảng dạy, nhất là thời gian gần đây, nhiều trường đã trang bị những phương tiện tối thiểu cần thiết cho các khoa, bộ mơn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như: ti vi, đầu video, băng cát sét, đĩa CD, VCD, DVD, máy vi tính, máy chiếu đa năng…

Thực hiện được các hình thức phụ khố, ngoại khố là một trong những biểu hiện quan trọng của việc nâng cao phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hoá, đặc biệt với các mơn lý luận chính trị lâu nay vẫn bị coi là “khơ khan”, khắc phục tình trạng giảng viên chỉ dừng ở bục giảng. Làm tốt khâu này sẽ bổ sung được lượng kiến thức mới phong phú, làm tăng thêm sức hấp dẫn của môn học, và cuối cùng tạo ra sự chuyển biến vững chắc từ kiến thức thành năng lực và phẩm chất nhân cách.

Một số hình thức phụ khố, ngoại khoá cụ thể cần thực hiện bao gồm: + Nghe báo cáo thực tế chuyên đề;

+ Tổ chức tham quan, khảo sát theo chuyên đề; + Tổ chức câu lạc bộ theo chuyên đề;

+ Tổ chức chiếu phim tư liệu theo chuyên đề.

Thứ năm, lấy tự học làm gốc chú trọng thảo luận chuyên đề (xêmina).

* Lấy tự học làm gốc: Về ý nghĩa, cần xác định đây là một khâu cơ bản

trong quy trình giảng dạy. Dựa vào quan niệm giảng dạy, trước hết phải dạy cho người học về cách học, tức là phương pháp tự học. Nhờ đó, người dạy và người học thống nhất về phương pháp tiếp cận môn học, đặc biệt giúp người học đỡ

lúng túng, bỡ ngỡ, mò mẫm, dẫn tới chán nản. Hướng dẫn tự học, một mặt vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của người dạy, “không thầy đố mày làm nên”, đồng thời mặt khác quy trình giảng dạy tạo tiền đề phát huy tính tích cực, năng động, tự chủ của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chú trọng thảo luận chuyên đề (xêmina): Xêmina theo chun đề các

mơn lý luận chính trị phải là hình thức mới, nó được coi là khâu quan trọng, bắt buộc trong quá trình giảng dạy và quy định thời gian chính khố nằm trong chương trình mơn học. Nhưng như phần thực trạng đã phân tích, nhiều bộ mơn khơng thực hiện. Nếu có thực hiện thì chất lượng, hiệu quả thấp.

Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đối với các mơn lý luận chính trị, xêminna cần được khẳng định là một khâu cơ bản và khó có hình thức, phương pháp nào có thể thay thế. Vấn đề là đổi mới phương pháp này như thế nào để có chất lượng, hiệu quả?

Khâu này cần được thực hiện sau khi đã làm bài tập, sau các hình thức học phụ khố, ngoại khố nhằm có lượng thơng tin mới, phong phú cả về lý luận và thực tiễn vượt ra ngồi nội dung giảng bài của giáo viên. Khơng có tiêu đề này thì việc tổ chức xêmina sẽ rất hiệu quả.

Vị trí, ý nghĩa của xêmina là kết hợp giải quyết một vấn đề nội dung cụ thể có phương pháp và rèn luyện phương pháp tư duy khoa học cho người học, tập cho sinh viên chuẩn bị những thao tác nghiên cứu khoa học thuộc môn học như xây dựng đề cương, thu thập, xử lý thông tin, tập rèn dũa ngôn ngữ viết và ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết về một vấn đề của môn học.

Việc tổ chức xêmina thường ít hiệu quả vì người hướng dẫn thực hiện phương pháp chỉ là “hội” mà khơng “thảo”. nói chung là chỉ định một số người đọc những bản chuẩn bị viết sẵn, còn những người khác thường phân làm ba loại: Một số chú ý lắng nghe; một số nói chuyện riêng, cịn lại chú ý vào bài chuẩn bị của mình để chờ đến lượt chỉ định; số khác mở tài liệu, báo, tạp chí ra đọc. Nội dung các bài phát biểu lặp lại bài giảng. Còn thầy giáo lại giành thời gian “bổ sung” kiến thức. Nói chung khơng khí tẻ nhạt. Để khắc phục những hạn chế trên, giảng viên hướng dẫn xêmina phải biết thu hút, lôi cuốn mọi người

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

cùng tham gia, huy động tính tích cực tham gia và sự bày tỏ chính kiến riêng của sinh viên. Cần có sự chuẩn bị thật cơng phu cho một buổi xêmina cả về tổ chức và nội dung. Nêu vấn đề ra trước để mọi người chuản bị và phân chia ra thành những câu hỏi nhánh, chi tiết, chia nhóm, tạo khơng khí tranh luận giữa các nhóm sinh viên. Giảng viên tổng kết, đánh giá những ý kiến đúng, sai, biểu dương động viên những người học tích cực phát biểu, gợi mở những vấn đề cần nghiên cứu…

Thứ sáu, hướng dẫn sinh viên học tập, ôn tập học phần và thi hết môn

* Hướng dẫn sinh viên học tập: Sinh viên cần tập trung cao độ trong quá trình nghe giảng trên lớp. Mỗi sinh viên phải tự xác định mình là thành viên tích cực, chủ động để khơng rơi vào tình trạng tiếp thu một chiều, coi giảng viên là “máy phát”, coi mình là “máy thu”.

Sinh viên cần tham gia tích cực vào cơng việc xây dựng giờ học tốt bằng cách trả lời những câu hỏi của giảng viên đưa ra. Sinh viên trả lời sai hay đúng không quan trọng mà điều cốt yếu là tạo khả năng tiếp cận vấn đề; chủ động trong quá trình nhận thức; tự tạo niềm say mê hứng thú học tập của giảng viên. Tập trung nghe giảng của sinh viên ở trên lớp giúp sinh viên ghi nhận được những kiến thức sau giờ giảng.

Sau khi học một bài, một chương, sinh viên cần tạo thói quen lập đề cương, dàn ý theo cách hiểu của mình. Với phương pháp này sinh viên luyện cho mình được cách ghi chép, cách phân tích và học được nó theo một hệ thống mới, nghĩa là học được phương pháp xử lý và trình bày thơng tin khoa học. Phương pháp này giúp cho sinh viên hiểu kỹ, hiểu sâu những điều đã học, biết vận dụng chúng để thực hiện có kết quả cơng việc, hình thành kỹ năng tìm tịi các phương án tối ưu để giải quyết các loại bài tập lý thuyết và thực tế.

Sinh viên cần tích cực, chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận chuyên đề, các buổi xêmina và tiếp cận các vấn đề liên quan. Với việc tham gia các hoạt động trên sẽ hình thành trong mỗi sinh viên thói quen quan tâm đến mơn học, nảy sinh suy nghĩ về tầm quan trọng của môn học, tạo hứng thú học tập, mở mang kiến thức…

Với việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, sinh viên nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, trong nước và địa phương, qua đó có cái nhìn tổng qt khách quan.

Bên cạnh đó việc trao đổi kiến thức, tranh luận với bạn bè về những vấn đề liên quan cũng rất có ý nghĩa mang lại hiệu quả nhất định. Sau khi nghe giảng trên lớp, sinh viên có thể đọc thêm và thảo luận về các vấn đề còn vướng mắc, từ đó có thể tự rút ra được kết luận cần thiết. Đây là phương pháp mà mỗi

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 62 - 71)