Hồ Chí Minh xem đây là phương thức đào tạo con người mới. Nhân ngày khai trường trong năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (1945), Người căn dặn các em học sinh: ngoài giờ học ở trường các em nên tham gia vào các hội nhi đồng, cứu quốc để luyện tập cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước. Chính trong hoạt động xã hội, hoạt động thực tiễn mà tính cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp được hình thành. Người nhấn mạnh, riêng với việc giáo dục thanh thiếu niên phải liên hệ
chặt chẽ với cuộc đấu tranh xã hội. Gia đình và các đồn thể xã hội phải liên hệ chặt chẽ trong giáo dục thế hệ trẻ. Người giải thích thêm: “…giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp chi việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” [14,tr.394].
Vì vậy, Người nhắc nhở: Nhà trường phải gắn thực tế nước nhà với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trị, tùy hồn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân. Người phê phán tình trạng giáo dục khơng kết hợp với diễn biến cách mạng cụ thể của địa phương và yêu cầu giáo dục phải phục vụ đời sống xã hội. Gắn nhà trường với đời sống xã hội như một phương thức, một mặt chủ yếu, một điều kiện quan trọng để lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành và đồng thời cũng là một phương thức để tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, sự hịa hợp của mỗi cá nhân với xã hội là điều kiện cần thiết của sự phát triển hồn tồn cá nhân đó. Sự phát triển tồn diện nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong cộng đồng, mà trong đó sự phát triển hồn tồn tất cả các thành viên là mục đích cơ bản của hoạt động cộng đồng.
Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [18,tr.403].
Người đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội, chỉ khi nào gia đình - nhà trường - xã hội cùng nhau phụ trách việc giáo dục thì kết quả của sự nghiệp này mới tốt. Để làm được điều này cần nhận thức: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải gương mẫu cho các em trước mọi việc” [14,tr.74].
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
Muốn có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng nêu trên, chúng ta cần phải phát huy đầy đủ dân chủ, xây dựng được mối quan hệ đoàn kết giữa các lực lượng ấy. Chúng ta cũng biết, kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội là một định hướng đúng trong phương pháp giáo dục. Con người sinh ra và lớn lên trong mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường này đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng. Tất nhiên mỗi nơi có phương pháp đặc thù của nó. Hồ Chí Minh phân tích: “sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” [11,tr.102]. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành qua lời ru của mẹ, tình thương yêu và tấm gương, lời khuyên bảo của những người trong gia đình. Giáo dục trong gia đình giữ vị trí đặc biệt đối với sự hình thành nhân cách nhất là giáo dục tính người từ thuở ấu thơ. Trong sự nghiệp giáo dục nhất là giáo dục thế hệ trẻ, nếu thiếu giáo dục gia đình hoặc giáo dục của gia đình khơng phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ hạn chế nhiều đến kết quả giáo dục. Nên Hồ Chí Minh khun các gia đình nên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường giáo dục và khuyến khích, động viên các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh, hăng hái giúp ích cho nhân dân.
Giáo dục thanh thiếu niên là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong q trình hồn thiện nhân cách và trí tuệ của mình, cái tốt và cái xấu ở mơi trường nào cũng có. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình hoặc xã hội dạy ngược lại, sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả giáo dục. Cho nên muốn giáo dục các em thành người tốt, Hồ Chí Minh kêu gọi nhà trường, đồn thể, gia đình, và xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Mặt khác, các đồn thanh niên, phụ nữ, các cơ quan, chính quyền và các cấp ủy đảng cũng cần thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình. Hồ Chí Minh coi đây là phương pháp rất quan trọng, không được xem nhẹ trong công tác giáo dục, ba môi trường này phải thống nhất chặt chẽ với nhau. Người yêu cầu những cán bộ giáo dục cần “thực hiện tốt phương châm nhà trường gắn chặt với xã hội”, liên hệ với dư luận xã hội để ngăn ngừa những tác động xấu đến người học, làm cho họ phát huy năng lực và phát triển tồn diện bản thân.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục rất phong phú, với nhiều nội
dung có giá trị. Trên cơ sở kế thừa chọn lọc những tinh hoa dân tộc, thời đại và đặc biệt được sự soi sang của các nguyên lý giáo dục Mác - Lênin, tư tưởng của Người về giáo dục đã được phát triển lên một nấc thang mới, với nguyên lý và phương pháp giáo dục mới. Hồ Chủ tịch trở thành người khai sinh nền giáo dục cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Nền giáo dục theo phương pháp học đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội, nhằm mục đích đào tạo nên những cơng dân hữu ích cho đất nước. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Người về giáo dục đã và đang là minh chứng tính đúng đắn, khoa học và phù hợp với thực tiễn nền giáo dục của nước ta, cho nên cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sang tạo trong điều kiện mới hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận này về giáo dục, tôi xin mạnh dạn vận dụng vào giải quyết các vấn đề do thực tiễn chất lượng giáo dục đại học đang đặt ra ở Hà Nội, nhất là về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo ra nguồn lao động đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
CHƯƠNG II