học ở Hà Nội
2.1.2.1. Thành tựu
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 1998 - 1999, Hà Nội có 32 trường đại học, học viện, quy mơ đào tạo 335.496 sinh viên; tỷ lệ giáo viên trên sinh viên là 1/32,87 và tỷ lệ giáo viên trên đào tạo dài hạn chính quy tập trung là 1/16,35 [30,tr.34]. Đến năm 2006, thì số lượng giảng viên và sinh viên tăng lên với quy mô lớn là:
Tổng số (người) Giáo viên Sinh viên
Cả nước 53.364 1.666.239
Hà Nội 15.568 680.713
(Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo, 2006). Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của cả nước nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quy mô và chất lượng các trường đại học.
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
Giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học có vị trí rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục tồn diện cho sinh viên. Các mơn học này cung cấp những tri thức khoa học về thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan và đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nhân cách, phẩm chất, năng lực niềm tin cho họ.
Thực hiện Quyết định số 255-CT ngày 13/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thành lập có nhiệm vụ tổ chức các biên soạn các giáo trình chuẩn quốc gia về các bộ môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ năm 1998 đến nay, tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia đều đã được biên soạn và cho xuất bản. So với tất cả các tài liệu trước đó, bộ giáo trình này là một bước phát triển đáng kể, phản ánh được những thành tựu mới nhất về nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng ta. Các giáo trình này chủ yếu dành cho đối tượng đào tạo cử nhân chính trị thuộc các Học viện, trường chính trị tỉnh, thành, cho các khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc các trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư phạm…nhưng nó cịn giữ vai trị làm nền tảng và định hướng cho việc trình bày một cách thống nhất những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy ở nhà trường nước ta. Trên cơ sở các giáo trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trình độ của đối tượng đào tạo, quỹ thời gian cho phép…mà soạn ra chương trình, giáo trình, nội dung bài giảng thích hợp với mỗi trường hợp cụ thể. Ở Hà Nội đã có một số trường đại học chủ động xây dựng giáo trình về bộ mơn như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội…
Thời gian vừa qua, môn học trên được cấu trúc thành 5 chương trình phù hợp với trình độ đào tạo với thời lượng chiếm khoảng 8,5% - 11% tổng quỹ thời gian đào tạo của một khoá học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành chương trình của 5 mơn học: Triết học Mác - Lênin: 6 đơn vị học trình (90
tiết); Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, khối không chuyên kinh tế: 5 đơn vị học trình (75 tiết), khối chuyên kinh tế: 8 đơn vị học trình (120 tiết); Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đơn vị học trình (60 tiết); Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đơn vị học trình (60 tiết); Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đơn vị học trình (45 tiết).
Và đến tháng 8 năm 2008, chương trình giảng dạy các mơn lý luận chính trị đã có sự thay đổi, gồm: các nguyên lý Mác - Lênin (105 tiết); Đường lối (75 tiết); Tư tưởng Hồ Chí Minh (60 tiết). Cho đến nay, sau quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các bộ mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội có thể nhận thấy:
- Hệ thống giáo trình các mơn lý luận chính trị đã cơ bản quán triệt được các quan điểm của Đảng, thể hiện sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời bám sát vào thực tiễn đổi mới của đất nước và xu hướng vận động chung của thời đại, quy trình đào tạo mới của ngành đại học mà có những điều chỉnh bổ xung cần thiết, vì vậy về cơ bản các giáo trình đã đáp ứng được yêu cầu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới.
- Nội dung các giáo trình đều trung thành với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu những thành tựu khoa học cơng nghệ mới để nhận thức đúng hơn, tồn diện hơn và phát triển sáng tạo hơn những nội dung khoa học cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Tập trung đi sâu vào những vấn đề lý luận phục vụ cho đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn hiện nay và cả những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi lý luận phải tổng kết.
- Giảm bớt được những phần trùng lặp trong giáo trình các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo sự thống nhất trong khung chương trình đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng các mơn lý luận vẫn cịn một số hạn chế:
- Hàm lượng khoa học chưa thật cao, còn nặng về quan điểm chính trị. Nội dung chủ yếu là yêu cầu người học thừa nhận một cách xi chiều; tính phê phán, tính chiến đấu chưa thật cao.
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
- Các vấn đề về lý luận và thực tiễn được trình bày cịn chưa có sự thống nhất, lý luận chưa có sức thuyết phục cao do nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, vì vậy trong nội dung chương trình các mơn học cịn nhiều vấn đề thuộc loại khó giảng, chưa thực sự có sức thuyết phục người học cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Các nội dung được chuyển tải vẫn còn nặng về kinh viện, trích dẫn, chỉ tập trung trả lời câu hỏi về các nhà kinh điển, các văn kiện đã nói như thế nào chứ chưa quan tâm cắt nghĩa được cơ sở khách quan, khoa học của các nguyên lý, quan điểm và lý giải khả năng ứng dụng và tính hiện đại của chúng. Các nguyên lý kinh điển, các quan điểm vì thế có lúc trở nên xơ cứng, thiếu hấp dẫn. Cịn có mơn học chưa cập nhật được các thơng tin, lý thuyết hiện đại để có thể khẳng định vị trí khơng thể thay thế được của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình phát triển hiện tại và tương lai của xã hội lồi người. Ở đây cịn chưa có sự so sánh, đối chiếu cần thiết giữa lý luận Mác - Lênin với nhiều loại lý thuyết hiện hành để nâng cao sức chiến đấu, phê phán một cách có căn cứ, thuyết phục…Các giáo trình này vẫn chưa được biên soạn cho thật sự phù hợp với các loại trường, các khối trường cụ thể. Chương trình có mơn cịn rộng so với thời gian đào tạo. Ở một số trường ngồi 5 mơn học chính, sinh viên cịn được học các mơn học tự chọn khác như: Lịch sử triết học, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Lơgíc học, Kinh tế học đại cương, Mỹ học, Nhà nước và pháp luật đại cương...
Chỉ thị số 23-CT/TƯ, ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố IX) về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới đã nêu rõ: “Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta có cơ hội lớn nhưng đang đứng trước những thách thức khơng nhỏ, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó việc tổ chức
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Đảng cần được toàn Đảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng, hiệu quả”.
Các bộ mơn lý luận chính trị được dạy và học ở các trường đại học ở tất cả các hệ: chính quy, khơng chính quy, tập trung, khơng tập trung, cơng lập, dân lập, liên kết đào tạo, kể cả những cơ sở đào tạo có 100% vốn nước ngồi và cũng là một nội dung trong ba khối kiến thức thi tốt nghiệp cuối khố. Vì vậy phải được chú ý bảo đảm số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập bộ môn.
Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên các mơn lý luận chính trị trong các trường đại học, tính đến 31/5/2003 là: Số lượng trường Số lượng khoa, tổ bộ môn Mác - Lênin Tổng số giảng viên Nữ Tuổi đời bình quân Đảng viên GS PGS TS ThS CN NG UT 42 - 17 khoa - 22 tổ -3 trường khơng có khoa, tổ 574 224 42,75 407 6 7 109 186 279 3
[30,tr.36]. Các trường đại học khu vực Hà Nội có số lượng giảng viên đơng nhất, chất lượng chuyên mơn đồng đều và cao hơn trình độ chun mơn ở các tỉnh, thành trong cả nước. Đây là một thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội.
Từ nhiều năm nay, các trường đại học ở Hà Nội vẫn đảm bảo việc dạy học các môn lý luận chính trị theo các lớp do giáo viên đứng giảng. Trong điều kiện số lớp tăng lên, số lượng giảng viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy một giảng viên có quá nhiều số giờ giảng (có nơi từ 200% đến 400%). Trước tình hình đó, một số trường chủ trương thí điểm dạy ghép lớp trong một hội trường lớn để giảm thời gian đứng lớp và đảm bảo tiến độ đào tạo. Qua tình hình ấy thì chất lượng và hiệu quả giảng dạy thấp: sinh viên bỏ học, bỏ tiết nhiều, giáo viên khơng kiểm sốt được lớp, thậm trí tình trạng mất trật tự diễn ra suốt buổi học
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
làm ảnh hưởng đến bài giảng của giảng viên và sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên, dẫn đến kết quả trả bài thi kém. Trước thực trạng trên, các trường đã thực hiện phương thức dạy theo lớp học nhỏ.
Hiện nay việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của phịng đào tạo và khoa (tổ bộ mơn) Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các trường: từ việc sắp xếp thời khố biểu, bố trí lớp học, tổ chức thi…Sự quản lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa (tổ bộ mơn) đó tập trung vào hoạt động chun mơn của mình.
Ngồi ra, việc tổ chức giảng dạy ngồi giờ lên lớp cịn tổ chức tham quan, dã ngoại để cho sinh viên thu hoạch thêm kiến thức thực tiễn.
* Về phương pháp giảng dạy và học tập Thứ nhất, về phương pháp giảng dạy
Theo phương hướng chuyển mạnh từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò chép sang hướng dẫn sinh viên chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thơng tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của sinh viên trong q trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội, đến nay tình trạng thầy đọc, trò ghi và chỉ học theo vở ghi đã bước đầu được khắc phục. Các cuốn: Đề cương các mơn học, Giáo trình các mơn học được đa số sinh viên tiếp cận tới. Tuyệt đại bộ phận các trường đã xố bỏ tình trạng dạy ở một hội trường lớn với hàng trăm sinh viên như “mít tinh”, thay bằng các lớp nghe giảng dưới 100 sinh viên, phổ biến lớp ở khoảng 40 - 60 sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn một số trường chưa thực hiện được đều, nên chất lượng giảng dạy chưa cao.
Ở một số bài giảng, giảng viên đã sử dụng băng hình, máy chiếu, sơ đồ, mơ hình, biểu đồ, phim minh hoạ…bước đầu gây hứng thú cho người học. Nhưng phương thức này cịn ít được giảng viên thực hiện vì giảng viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, điều kiện khó khăn, lại khơng có chế độ khuyến khích mà chủ yếu với tinh thần tận tâm với nghề nghiệp.
Nghiên cứu khoa học và đổi mới phương pháp giảng dạy đã được một số trường chú ý, báo cáo khoa học của một số trường đã được các nhà xuất bản in thành sách, phát hành rộng rãi trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho những giảng viên lý luận chính trị nghiên cứu áp dụng.
Có thể nói phương pháp giảng dạy của các giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học ở Hà Nội đã có những đổi mới, hình thức giảng viên đọc chậm cho sinh viên ghi chép, sinh viên chỉ học theo vở ghi đã được thay bằng lối giảng đối thoại, gợi mở, cùng tham gia xây dựng bài, sinh viên đọc trước giáo trình, đề cương bài giảng, chuẩn bị vấn đề, đề xuất với giảng viên khi lên lớp nghe giảng bài mới và phải làm bài tập, xêmina sau mỗi bài. Điều này được coi là một quy chế bắt buộc trong học tập bộ mơn của sinh viên. Trong q trình giảng dạy, tuỳ theo đối tượng, điều kiện cụ thể, yêu cầu mỗi bài, giảng viên kết hợp sử dụng nhiều hình thức phong phú, sinh động như: vừa diễn giảng, vừa lấy ví dụ chứng minh, vừa thuyết minh vừa nêu vấn đề và phát vấn, vừa sử dụng đèn chiếu, mơ hình hố, kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức thơng qua việc giảng viên nêu ra các tình huống chính trị - xã hội để sinh viên giải quyết vấn đề, qua đó thu hút sinh viên vào bài giảng.
Khâu xêmina bước đầu được một số trường đại học Hà Nội quan tâm tổ chức thực hiện, với số lượng 30 - 50 sinh viên mỗi buổi. Xêmina có tác dụng nâng cao kiến thức và chủ yếu tập vận dụng kiến thức để lý giải các vấn đề của xã hội, thông qua các bài tập trắc nghiệm để tự kiểm tra kiến thức, liên hệ với sự phát triển mới của khoa học công nghệ để bổ sung phát triển vào kho tàng lý luận. Các trường còn tổ chức các hoạt động khác như câu lạc bộ người ham thích triết học, kinh tế, tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, chiếu phim có liên quan đến bài giảng. Như ở Đại học Cơng đồn có: Câu lạc bộ Nhà Quản lý; Học viện Báo chí và Tun truyền có: Câu lạc bộ Danh nhân Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Tuyên giáo trẻ, Sân chơi lịch sử…
Khâu kiểm tra thi, đánh giá kết quả là một khâu quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và thay đổi phương pháp học tập của sinh viên. Để chống thái độ học tủ, học lệch, hy vọng sự may rủi, hoặc sử dụng tài liệu trong quá trình thi và đánh giá khơng đúng trình độ của sinh viên, nhiều
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý