giảng viên hay giáo sư đại học. Một phần lớn các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục đại học xoay quanh trình độ của người thầy và nghiên cứu khoa học.
Ở đại học, nghiên cứu khoa học thường do các nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ thực hiện dưới sự chỉ đạo của các giảng viên và giáo sư. Để đủ tư cách hướng dẫn luận án cấp thạc sĩ và tiến sĩ, giảng viên hay giáo sư phải hội đủ một số điều kiện như có chương trình nghiên cứu tầm cỡ, có cơ sở vật chất sẵn có, và quan trọng hơn là có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học tầm quốc tế. Vì thế, một tiêu chuẩn quan trọng cần được đặt ra là phần trăm giảng viên và giáo sư có khả năng hướng dẫn luận án cấp thạc sĩ và tiến sĩ.
* Thứ hai, đối với nhà trường
Khơng ngừng bổ sung, nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, những tri thức ngồi chun ngành cho giảng viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản của các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên. Đây chính là cơ sở, nền tảng để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên.
Chú trọng bồi dưỡng cho giảng viên những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về lý luận dạy học, ngoại ngữ, tin học, khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, trên cơ sở đó hồn thiện phương pháp giảng dạy. Có hướng giải quyết những giảng viên khơng đủ trình độ, năng lực chuyên môn, sức khỏe không bảo đảm. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về chun mơn nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức, chính trị.
Tăng cường bồi dưỡng vốn kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên bằng nhiều hình thức như: đưa thăm quan thực tế ở các địa phương, di tích,…
Đổi mới cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy các mơn lý luận chính trị. Các trường được giao nhiệm vụ đào tạo giảng viên các mơn lý luận chính trị như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội,…Cần chú trọng phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị, về mặt nội dung và trang bị phương pháp sư phạm để giúp sinh viên có lượng tri thức khoa học phục vụ cho giảng dạy đạt hiệu quả.
2.2.3. Đổi mới công tác tổ chức, điều hành quản lý hệ thống các trường đại học học
Trước lúc đi xa, tháng 5 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn tồn Đảng, tồn dân ta phải ra sức chăm lo sự nghiệp giáo dục, có chương trình, kế hoạch chu đáo trong việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Cùng với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh thì phải “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động”.
Vận dụng phương pháp giáo dục của Người, cần hết sức chú trọng công tác quản lý, điều hành hoạt động trường đại học, cụ thể là:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế tổ chức, điều hành quản lý hệ thống các trường đại học theo hướng giáo dục gắn liền với yêu cầu xã hội đặt ra
Về cơ chế tổ chức: Các cấp lãnh đạo ngành giáo dục nên rà sốt lại các nhóm trường, cụm trường đại học có cùng chuyên ngành đào tạo giống nhau để phân bổ, đầu tư quy hoạch theo hướng đào tạo tập trung, chuyên sâu, không dàn trải. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc lại câu nói của người xưa: “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Mỗi trường đại học cần tập trung vào một số ngành nghề có thế mạnh, tránh dàn trải, nhưng phải tuyệt đối thực hiện giảng dạy đầy đủ và hiệu quả các mơn lý luận chính trị.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường cần rà sốt, sớm cơng bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của q trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên). Phấn đấu đến tháng 12/2008, tất cả các trường đại học phải công bố chuẩn đầu ra của q trình đào tạo, nếu khơng cơng bố thì phải có chế tài về tuyển sinh.
Hình thành cơ chế rà sốt và giúp các trường nâng chuẩn đào tạo. Vụ Đại học và Sau Đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sớm xây dựng tài liệu và tập huấn cho tất cả các trường về việc xây dựng chuẩn và công bố chuẩn đào tạo. Các trường chủ động phối hợp với nhau, có thể hình thành các Hội đồng trưởng khoa, Hội đồng các hiệu trưởng của từng ngành để rà sốt các chuẩn đào tạo, sau đó thống nhất và cho cơng bố. Những ngành nào đã có chương trình khung thì rà sốt và cơng bố lại; những ngành nào chưa có thì cơng bố chương trình khung mới. Công việc này cần tiến hành một cách chắc
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
chắn, có lộ trình sao cho chậm nhất đến hết năm 2009, tất cả các trường đều phải có chương trình khung. Sau này, tùy từng trường, sẽ có 2 loại chương trình: chương trình ứng dụng và chương trình nghiên cứu, với mức độ đảm bảo về kinh phí và học phí khác nhau. Qua đây, có sự phối hợp để xây dựng chương trình chuẩn các mơn khoa học Mác - Lênin cho phù hợp.
Đối với giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí cơng tác. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, năng lực quản lý giáo dục… Tiến tới, tăng quyền tự chủ cho Hiệu trưởng; Hiệu trưởng có quyền quyết định trả lương cho giảng viên, để có thể giữ được cán bộ và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đối với cơng tác tuyển sinh, ngồi việc phải tính đến mối liên quan giữa chất lượng đầu vào và tỷ lệ giảng viên thì việc giao chỉ tiêu tuyển sinh phải gắn liền với chất lượng đào tạo và công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu trong số các trường có cùng điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên như nhau thì trường nào đã được kiểm định chất lượng sẽ được tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Về mặt điều hành quản lý: các trường cần quản lý chặt chẽ, cẩn thận, kỹ lưỡng, công bằng ngay từ khâu tuyển chọn để có được nguồn đào tạo chất lượng, nhất là sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị, tránh tình trạng chạy theo thành tích, chạy sơ theo số lượng, kết quả ắt là tạo ra sản phẩm chất lượng kém.
Về trang thiết bị cho các trường, phải có lộ trình từng bước để áp dụng rộng rãi internet và hình thành hệ thống thư viện điện tử. Trong giáo dục và đào tạo nói chung và nhất là đào tạo đại học hiện nay, khơng thể để tình trạng thiếu thơng tin.
Vận dụng phương pháp thi đua, khen thưởng trong dạy và học mà Hồ Chí Minh đã nói, để khuyến khích sinh viên chăm chỉ học tập, nghiên cứu lý luận, không lười biếng, động viên thầy cô phấn khởi, tự giác nâng cao trình độ chun mơn.
Có chế độ điều tra, thống kê chính xác tình hình đội ngũ giảng viên các mơn lý luận chính trị ở các trường đại học để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục tiến tới kiểm định chất lượng giáo dục theo quy trình đã cơng bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với quá trình hội nhập; phải tham khảo kinh nghiệm và hội nhập với các nước ASEAN và trên thế giới. Việc hội nhập sẽ tạo áp lực buộc ta phải đẩy nhanh hơn tiến trình đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
Với mục tiêu giáo dục đào tạo sinh viên toàn diện, các lượng tham gia giáo dục trong nhà trường phải ln qn triệt tinh thần: Giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, giáo dục lý tưởng cộng sản và phẩm chất nghề nghiệp của người sinh viên là nhiệm vụ chung. Bên cạnh việc thực hiện các giờ dạy các mơn lý luận chính trị trên lớp, nhà trường cần tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban chức năng trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, như thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua của sinh viên, tổ chức các câu lạc bộ và các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước…góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho sinh viên, làm tiền đề học tốt các bộ mơn lý luận chính trị.
Thứ hai, tăng cường cơng tác kiểm tra đánh giá giảng viên
Cần thay đổi tư duy về quản lý, khơng hành chính hố, máy móc trong quản lý giảng viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên, coi trong sáng tạo, đổi mới phương pháp quản lý theo mục tiêu đầu ra. Đồng thời tăng cường các chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá sinh viên. Tăng cường việc giám sát từ phía cán bộ quản lý nhà trường đối với giảng viên.
Trong nhà trường đại học, để xây dựng kết quả mong đợi từ các loại hình cơng việc thuộc chức trách của một giảng viên, cần làm rõ mục tiêu mà giảng viên và nhà trường cần phải đạt tới. Mọi hoạt động của giảng viên đều hướng tới
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
mục tiêu kép: cho bản thân và cho nhà trường. Đối với bản thân, người giảng viên bao giờ cũng đặt mục tiêu hàng đầu là sự phát triển nghề nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm và tự thể hiện mình. Khía cạnh thứ hai của mục tiêu kép này là sẽ được xem xét không phải theo cách thức biệt lập, riêng lẻ của từng giảng viên mà trên cơ sở thực hiện các mục tiêu chung của toàn trường. Sứ mạng của một trường đại học một khi được xác định và quán triệt tới từng cán bộ công chức, sinh viên của trường sẽ là một động lực để các giảng viên đầu tư thời gian, công sức của họ vào các hoạt đông chung. Mong muốn của từng giảng viên cũng như của toàn trường là nâng cao chất lượng cơng việc và vai trị của giảng viên hướng tới sự phát triển của trường đại học cũng như sự thăng tiến của từng giảng viên. Chất lượng hay sự xuất sắc là một phạm trù phức hợp nhiều chiều, được xem xét trong một bối cảnh nhất định, trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên.
Vận dụng tư tưởng giáo dục của Người vào việc đánh giá giảng viên, chúng ta cần xây dựng thành các tiêu chí và được cụ thể hố bằng các chỉ số.
Nói về cách kiểm tra, Hồ Chủ tịch chỉ rõ: “Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy”
[11,tr.520-521]. Để xây dựng được tiêu chí đánh giá cần phải dựa trên nhiệm vụ
của người giảng viên, mà nhiệm vụ của giảng viên dựa trên cơ sở sứ mạng của nhà trường.
Như vậy, tiêu chí để đánh giá giảng viên được cụ thể hoá từ 4 yếu tố
chính sau: Giảng dạy; Nghiên cứu; Dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng; Bổn phận công dân với tư cách là nhà giáo, nhà khoa học. Hiện nay, hầu hết
các quốc gia, sự đánh giá giáo dục đại học được coi trọng, do đó việc đầu tư nhân lực và vật lực cho giáo dục đại học được quan tâm thường xuyên. Mối quan tâm đến chất lượng là kết quả trực tiếp của sự gia tăng mối quan tâm được các chính phủ biểu lộ với tính cạnh tranh quốc tế trong các nền kinh tế dựa trên sức mạnh của các lĩnh vực hoa học và cơng nghệ. Do đó, với quan điểm ln ln thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu, các trường đại học thấy được sự cần
thiết hình thành các phương pháp có hệ thống và phản hồi thường xuyên về hiệu suất của giảng viên đại học.
Các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là những trường theo hệ thống tự chủ, có một truyền thống lâu năm và thực hành đánh giá giảng viên thơng qua cả cơ chế chính thức và khơng chính thức. Trước kia sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên được xem là trách nhiệm cá nhân, thì hiện nay phát triển nghề nghiệp đang trở thành trách nhiệm có tính kế hoạch của trường đại học.
Trong giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, hoạt động của giảng viên trong nhà trường cũng thường được đánh giá thể hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và để đánh dấu những mốc đó các nhà quản lý dùng các danh hiệu như: Chiến sĩ thi đua các cấp, Giảng viên giỏi…với các tiêu chí định tính hoặc định lượng tuỳ theo mỗi giai đoạn. Tuy nhiên các kiểu đánh giá này cũng chỉ mang tính “tổng kết” và đơi khi cũng để lại những dấu ấn tiêu cực như sự khơng hài lịng về tính khách quan của sự đánh giá, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua khen thưởng v.v..
Hiện nay, trong đánh giá giảng viên ở các trường đại học chưa xây dựng được bộ tiêu chí và quy trình đánh giá một cách khoa học, nên việc đánh giá chưa bao hàm được đầy đủ các nhiệm vụ trên, nhưng không đầy đủ và mang tính khoa học. Ví dụ có những trường khi đánh giá phân loại bình xét thi đua đã dựa vào các yếu tố: giảng dạy, có nghiên cứu khoa học, có tham gia các hoạt động đồn thể…và có ý kiến nhất trí của tập thể là có thể được cơng nhận là “Chiến sĩ thi đua” hay “Giáo viên giỏi”. Còn yếu tố nội dung, kỹ năng giảng dạy, khả năng cập nhật kiến thức như thế nào và chất lượng nghiên cứu khoa học đến đâu thì cịn chưa được định lượng và đánh giá một cách đầy đủ, khoa học đối với từng loại giảng viên. Đặc biệt là chưa thu thập và xử lý thông tin về người giảng viên thông qua sinh viên một cách chính thống, vì khơng ai có thể chứng kiến tồn bộ q trình giảng dạy của người thầy đầy đủ như sinh viên. Kết quả là việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, chưa thuyết phục và chưa động viên được các nhân tố tích cực đóng góp xây dựng nhà trường.
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
Việc đánh giá giảng viên có chung lịch sử với nền giáo dục nước nhà, và do vậy trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn lý luận chính trị bậc đại học hiện nay nó vẫn là vấn đề cần được đổi mới để có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
Do vậy, việc đánh giá giảng viên hiện nay cần phải tuân thủ một nguyên tắc là: góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, là định hướng và làm động lực cho đội ngũ giảng viên tự giác hồn thiện mình theo chuẩn; phát huy vai trị chủ động, tích cực của giảng viên để họ tự giác tham gia vào quy trình đánh giá và tự đánh giá, đồng thời việc đánh giá phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế, các yếu tố văn hoá xã hội của trường đại học ở Hà Nội và từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế.