Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 54 - 59)

Về tổng thể, chúng ta chưa coi chất lượng giáo dục là mục tiêu cao nhất cần phải quản lý. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, ngành giáo dục chưa đòi hỏi người sử dụng tham gia vào quá trình đào tạo; nhiều ngành đào tạo cịn chưa có chương trình khung; từ đó dẫn đến việc chúng ta thiếu cơng cụ, thiếu chế tài đối với giáo dục đại học. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập từ năm 2003 và triển khai một số công việc theo chức năng, nhiệm vụ; nhưng hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa yêu cầu các trường nộp báo cáo tự đánh giá về chất lượng giáo dục của trường; Bộ chưa có chế tài đối với các đơn vị chưa tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng. Điều này đã dẫn đến tình trạng các trường khơng cần quan tâm đến chất lượng giáo dục vẫn được nhận kinh phí của Nhà nước.

Ngành giáo dục chưa tạo ra động lực để các trường quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trên thực tế, mặc dù Nhà nước yêu cầu, các doanh nghiệp đòi hỏi, nhưng các trường vẫn chưa có những chuyển biến tích cực về cơng tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Hàng năm, các trường nhận kinh phí của Nhà nước, nhưng chất lượng giáo dục chưa tương xứng với kinh phí mà các trường được nhận. Sắp tới, phải thiết kế một cơ chế mới, có chính sách khuyến khích để các trường quan tâm đến chất lượng. Vì nếu khơng quan tâm đến chất lượng thì các trường sẽ khơng thể tồn tại. Khi mà xã hội, cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thì nhà trường càng phải quan tâm đến chất lượng giáo dục. Trường nào càng quan tâm đến chất lượng giáo dục thì càng được hưởng lợi nhiều hơn.

Thứ hai, về phía người học

Một là, sinh viên thường có nhận thức chưa đầy đủ về mơn học rằng, đây

là mơn học khó, khơ khan, mang tính chính trị, có nhiều khái niệm trừu tượng, hay coi đây chỉ là môn điều kiện, khơng phải mơn chun ngành do đó chỉ cần học cho qua, cho đạt yêu cầu là được nên hầu như ít chú ý dành thời gian nghiên cứu các môn học này.

Hai là, bản thân sinh viên các trường đại học từ phổ thơng lên, tuy có kiến

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

hợp giữa lý luận và thực tế cịn hạn chế, các mơn lý luận được học từ học kỳ đầu địi hỏi phải có tư duy trừu tượng nên việc học tập mơn này hết sức khó khăn. Phương pháp học tập của sinh viên cũng cịn khơng ít hạn chế. Đại bộ phận sinh viên khi mới học đại học vẫn quen cách học thuộc lịng như ở phổ thơng, chưa có kỹ năng vận dụng sáng tạo, liên hệ lý luận với thực tế trong q trình học.

Sinh viên chưa có kỹ năng tư duy, khái qt, hệ thống hố kiến thức, nên nắm kiến thức khơng sâu và khơng chắc. Khi học thì học từ đầu đến cuối, khơng biết tìm ra trọng tâm, khơng phân biệt kiến thức nào giúp ta để hiểu biết, kiến thức nào cần nắm vững. Do vậy, sinh viên chưa đủ khả năng làm chủ kiến thức của mình, làm bài sai hay đúng cũng khơng thể đánh giá được, sinh viên chưa quen tóm tắt nội dung chính của tài liệu tham khảo.

Phương pháp học của sinh viên nhìn chung vẫn cịn thụ động, kém năng động, học vẫn theo lối cũ: học chấp nhận, học thuộc lịng, chưa theo lối học tích cực chủ động sáng tạo. Nhiều sinh viên chỉ học trong sách vở, ghi bài giảng của giáo viên, không chịu nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, vì thế kiến thức họ nắm được hời hợt, khơng có hệ thống và khơng xác định rõ mục đích học để làm gì. Ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn chưa cao, chưa tự giác học tập, học mang tính đối phó, thiếu hứng thú hăng say trong học tập. Chưa có phương pháp thích hợp khi học các môn học này ở bậc đại học. Nhiều sinh viên khơng hiểu nội dung chương trình, lại chỉ quen học thuộc lịng chứ khơng chú ý học để hiểu, sau đó mới nhớ và diễn đạt thành văn nói hoặc văn viết.

Ba là, do ở thư viện nhiều trường khơng đủ tư liệu, giáo trình cho sinh

viên nên sinh viên rất ít có điều kiện đọc tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin, bài nói bài viết của Hồ Chủ tịch. Phương tiện vật chất đảm bảo cho việc học của sinh viên còn chưa đáp ứng với yêu cầu học tập của mơn học. Các phịng học và phương tiện giáo dục hiện đại rất ít, nếu có lại khơng được thường xun sử dụng vào giảng dạy cho các mơn lý luận này.

Tình trạng học chay vẫn cịn khá phổ biến, sinh viên ít được tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống, trong đó truyền thụ kiến thức theo kiểu một chiều mang tính áp đặt sẵn, khơng

chú ý tới ý kiến phản hồi từ phía người học khiến cho sinh viên có tâm lý thụ động, khó hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thực hành, tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học. Kết quả tất yếu dẫn đến là sinh viên chỉ chú ý học thuộc bài, không biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động của cuộc sống.

Bốn là, nhiều sinh viên cũng cịn thụ động: Nếu nói rằng việc đọc chép

hồn tồn là do từ phía giảng viên thì khơng đúng cho lắm, bởi vì sinh viên hiện nay đối với việc học thường rất thụ động. Cũng có những thầy cơ rất ít cho chép bài mà vào lớp là đặt câu hỏi ngay để cả lớp cùng thảo luận, nhưng việc này kết quả cũng khơng như ý muốn vì sinh viên đâu đã chuẩn bị bài.

Vậy là thêm một tình trạng nữa xảy ra là sinh viên nơm nớp lo sợ thầy cô gọi tới mình. Hai phương pháp trái ngược nhau hồn tồn nhưng kết quả đều khơng như ý muốn. Và nếu giả sử có hỏi sinh viên chọn một trong hai cách dạy ấy thì có lẽ đa số nhắm mắt chọn cách thứ nhất. Vì cách thứ nhất tuy mệt, thậm chí khơng hiểu bài nhưng cịn có bài để coi hay có thể hỏi bạn.

* Thứ ba, về phía người dạy

Một là, do thời gian phân phối chương trình mơn học hạn hẹp, lại phải tập

trung làm nổi bật các giá trị của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nên trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy nội dung kiến thức. Ví dụ giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy nội dung hệ thống triết học Mác - Lênin mà ít chú ý cung cấp kiến thức thuộc phần lịch sử triết học dẫn tới kết quả là sinh viên không hiểu hết giá trị của triết học Mác - Lênin, coi mơn này là “tuyệt đích”, có xu hướng đối lập triết học này với triết học khác, phủ định các hệ thống triết học ngồi mác xít một cách thuần t.

Một số giảng viên không chú ý tới việc dạy phương pháp tiếp nhận kiến thức để từ đó vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống mà chỉ chú ý truyền thụ kiến thức thuần t, khiến người học khơng thấy được tính thực tiễn của triết học Mác - Lênin. Hay mơn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy, giảng viên chỉ dạy những nội dung tư tưởng của Người mà không chú ý truyền thụ kiến thức lịch

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

sử đất nước, tiểu sử cũng như sự nghiệp của Người thì sinh viên khơng nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn về giá trị tư tưởng của Người.

Hai là, giảng viên lên lớp còn phụ thuộc rất lớn vào giáo án đã được soạn

sẵn. Phần lớn các thầy đều rất bận, lịch lên lớp thường kín tất cả các buổi trong ngày. Thầy khơng có điều kiện nghiên cứu khoa học, tiếp them lượng tri thức mới cho bài giảng.

Trong khi đó, đào tạo đại học của chúng ta tồn tại quá lâu cách dạy và học theo kiểu “mưa từ trên xuống”. Cách dạy này đã ăn sâu và trở thành nếp “thâm căn cố đế” của nhiều thế hệ thầy trị mà khơng phải là ngày một ngày hai có thể thay đổi. Ngày nay ngoài việc tiếp thu tri thức từ phía người thầy, người học cịn chịu tác động bởi rất nhiều nguồn tri thức khác nên cách dạy và học này hồn tồn khơng cịn phù hợp.

Ba là, các trường đại học ở Hà Nội và cả nước nói chung đang thiếu giáo

trình một cách trầm trọng. Rất nhiều mơn học chuyên ngành hiện nay sinh viên vẫn phải học chay. Những mơn có giáo trình thì ln rơi vào tình trạng q cũ (khơng cập nhật được tri thức). Đó là chưa kể đến chất lượng cũng như tính năng sư phạm trong giáo trình cịn rất hạn chế. Vì vậy cho nên để trả bài tốt nhất, sinh viên khơng cịn cách nào khác là phải ghi chép đầy đủ theo lời giảng của thầy.

Bốn là, ở các trường đại học khu vực Hà Nội hiện nay, chất lượng đội

ngũ giáo viên chưa đồng đều, số giảng viên có trình độ cao, trình độ chuyên môn sâu thưa dần do về hưu hoặc do sức khoẻ. Số giảng viên trẻ nhiệt tình, hăng hái nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, phương pháp dạy học hiện đại lại chưa được quan tâm đúng mức. Lối truyền thụ theo kiểu độc thoại kém sức thuyết phục và hấp dẫn đối với người học. Một số đã đổi mới phương pháp truyền đạt, sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nhưng kết quả rất hạn chế chẳng khác nào thay cách đọc chép trước đây bằng cách “chiếu chép” hoặc “chiếu nhưng không chép được”, chẳng khác nào cho sinh viên học xem xinê.

Ngồi những ngun nhân cả ở phía người học và phía người dạy, hệ thống tổ chức quản lý. Cịn có những ngun nhân khác như: Sự sụp đổ của chủ

nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu có phần làm suy giảm niềm tin chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản; Mặt trái của cơ chế thị trường và những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước cũng làm giảm nhiệt tình, hứng thú trong việc học tập các bộ môn Mác - Lênin; Giữa lý luận và thực tiễn không thuận chiều là một trở ngại lớn cho việc nâng cao chất lượng và giảng dạy bộ môn khoa học Mác -Lênin; Tuy nhiên những yếu kém, bất cập trong giảng dạy lý luận Mác - Lênin chủ yếu là do nhận thức khơng đúng về vị trí, vai trị của các mơn khoa này trong kết cấu nội dung chương trình học tập của sinh viên. Cho đến nay, ở rất nhiều trường đại học có khơng ít người cho đây chỉ là mơn học phụ, nên không coi trọng. Trong hệ thống các trường dân lập, bán cơng thì nhận thức này lại càng rõ nét, ở đây lại chưa hình thành tổ bộ mơn, khoa Mác - Lênin, mà chủ yếu mời giảng viên các trường khác, các trung tâm khác nên cũng không quản lý được nội dung và chất lượng giảng dạy, mà chỉ nắm sinh viên qua kết quả thi. Chất lượng nhận thức về vai trị của lý luận chính trị trong hệ thống các môn học của các sinh viên không cao.

Thực tiễn cho thấy, kết quả học tập phụ thuộc vào sự tương tác giữa người học và người dạy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học các môn lý luận cần phải tạo ra sự đồng điệu giữa người dạy và người học, đổi mới cả nội dung và phương pháp giảng dạy, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị ở bậc đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w