tự phê bình
Thứ nhất, phương pháp cảm hóa thơng qua tình cảm
Đây là phương pháp giáo dục thơng qua tình cảm chân thực, giáo dục không chỉ bằng quy chế, bằng luật pháp, bằng nghệ thuật sư phạm, mà bằng cả tấm lịng.
Cơng việc của nhà giáo dục khơng chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức cho người học, mà cịn có trọng trách to lớn hơn là xây dựng nhân cách cho họ. Muốn xây dựng được nhân cách của người học, nguyên tắc quan trọng hàng đầu là phải biết trọng nhân cách của họ. Muốn học trị kính trọng, thương u thầy, thì thầy phải biết thương u trọng đãi học trị, tơn trọng nhân cách người học. Người thầy đối xử tàn nhẫn, quở phạt, trách mắng quá nặng nề với người học, đặc biệt những trường hợp xúc phạm đến nhân phẩm của người học, sẽ làm người học sợ hãi, không quý mến thầy cô và cuối cùng làm cho hiệu quả giáo dục bị hạn chế. Các thầy cô giáo phải xem đó là sai lầm lớn phải sửa chữa gấp.
Hồ Chí Minh chỉ ra kinh nghiệm, muốn giáo dục người học thành cơng thì điều đầu tiên đối với người thầy, người quản lý giáo dục là phải có tâm, có yêu thương, quý mến học sinh, có trách nhiệm đối với con người mình giáo dục,
tạo được mối quan hệ thân ái, giàu tình người giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, giữa thầy và trị. Để có được mối quan hệ đó, các thầy cơ giáo phải yêu thương học sinh như những người ruột thịt của mình. Bên cạnh đó cần phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò.
Phương pháp giáo dục bằng tình cảm ở Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở kỹ năng hiểu biết, nắm vững đặc điểm tâm lý của đối tượng giáo dục, đồng thời thể hiện phương châm dân chủ trong giáo dục. Thực hiện phương pháp giáo dục bằng tình thương là một nghệ thuật, nghệ thuật sống và quan hệ giữa con người với nhau một cách rất tinh tế. Chúng ta biết tình thương u thực sự khơng thể là sự ngụy trang, tình yêu thật sự sẽ làm cho con người đến gần với nhau, quý mến với nhau bằng tất cả tấm lịng của mình. Nghệ thuật ở đây muốn nói đến việc chúng ta xử lý khéo vấn đề. Chẳng hạn, muốn cho mọi người làm việc gì, khơng nên đưa ý kiến của mình như một mệnh lệnh, mà nói lên cơng việc mình định làm và khuyên người khác cùng làm. Với cách ấy người nghe không cảm thấy có sự gị ép, vì đó chỉ là lời gợi ý, như một kinh nghiệm của bản thân mình muốn trao đổi. Nhưng trên hết phương pháp này phải thật sự chứa đựng tình cảm chân thành, sự đúng đắn trong quan hệ với công việc và những hành động mẫu mực của một người luôn nêu gương trong việc tự rèn luyện bản thân.
Phương pháp giáo dục bằng tình cảm dựa trên cơ sở tính nhân văn, lịng yêu thương con người của Hồ Chí Minh, là phương pháp giáo dục kế thừa truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, kế thừa tư tưởng nhân văn dân chủ của các nhà sư phạm lớn trên thế giới. Đó là một con đường, một biện pháp và một cách làm rất hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi phương pháp giáo dục bằng tình cảm phát huy được tính tự nguyện, tự giác, bàn bạc thuyết phục chứ khơng gị bó cho cả người dạy và người học. Tuy nhiên, khơng phải ai có thể thực hiện được và cũng khơng phải q khó khăn khơng ai có thể làm được.
Dưới góc độ của một thầy giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta tấm gương sáng về hình ảnh của người thầy mẫu mực. Người không chỉ là một nhà lý luận sư phạm tài năng, mà còn là mẫu mực về thực hành phương pháp sư phạm
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
thơng qua cảm hóa bằng lịng trung thực và tình cảm trong sáng của mình. Nhờ tình u thương, Người đã cảm hóa được nhiều nhân tài, làm cho họ tin và theo để quyết tâm một lòng, một dạ đi theo cách mạng, phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Những người thuộc tầng lớp nhân sĩ, trí thức Việt Nam như: Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Kỷ, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Trần Đại Nghĩa…là những trí thức tài năng, đức độ đã theo Hồ Chí Minh mà từ bỏ xuất thân giai cấp tham gia cách mạng.
Phương pháp giáo dục bằng lòng yêu thương con người dựa trên quan điểm giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết với nhau để thực hiện cơng việc và hồn thiện bản thân mình bằng phương thức tự phê bình và phê bình. Trong các phương pháp giáo dục thì phương pháp giáo dục bằng tình yêu thương con người là nền tảng hỗ trợ sự thành công của các phương pháp khác. Các phương pháp giáo dục khác chỉ huy cao độ khả năng của mình khi kết hợp cùng phương pháp này.
* Thứ hai, thực hiện phê bình và tự phê bình
Phương pháp này được Hồ Chí Minh xem là một trong những phương pháp cơ bản trong công tác giáo dục. Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, đối với cán bộ đảng viên thì phê bình và tự phê bình vừa là phương pháp giáo dục vừa là nguyên tắc tồn tại và phát triển của Đảng. Phương pháp này khơng khó, nhưng dễ sa vào hình thức chủ nghĩa, hoặc dễ bị lợi dụng để thanh trừng nội bộ với các tính tốn mưu đồ riêng thiếu tính đúng đắn và sự trong sáng. Mục đích của phương pháp là để học cái hay, tránh cái dở, chứ khơng phải nói xấu lẫn nhau, khi làm tốt việc phê bình và tự phê bình sẽ phát huy được tính dân chủ và kỷ luật. Học thơi chưa đủ, phải có tinh thần phê bình và tự phê bình, tin tưởng, quan tâm, trách nhiệm nữa. Phương pháp này cũng nhằm xây dựng được khối đoàn kết trong lớp, trong trường, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “đồn kết phải thật sự trăm phần trăm chứ khơng phải chỉ là đồn kết miệng” [17,tr.331], khơng phải đồn kết hình thức. Người thầy muốn làm tốt nhiệm vụ chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành người công dân tốt, lao động tốt, chiến sĩ tốt, cán bộ tốt, thì phải phối hợp với nhau trong công tác, luôn thi đua và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là vậy, nhưng nhìn trên thực tế cuộc sống chúng ta nhận ra phương pháp này chưa được áp dụng một cách triệt để. Người ta thường dung túng cho mình, q nghiêm khắc với người khác. Khơng hiếm trường hợp lợi dụng phê bình và tự phê bình để làm mất uy tín, danh dự của nhau, mục đích của phê bình “khơng phải vì tiến bộ, khơng phải vì cơng việc” [11,tr.258], khơng hướng vào việc xây dựng khối đồn kết mà vì trả thù cá nhân. Nhận thức vấn đề này, ngăn chặn nó thật sự cần đến sự cố gắng của từng thành viên tham gia vào quá trình giáo dục.