tính sáng tạo của người học
* Thứ nhất, phương pháp giáo dục phải thiết thực cơ bản, rõ ràng, dễ hiểu và không sáo rỗng
Trong huấn thị về cơng tác huấn luyện học tập (1950), Hồ Chí Minh đã nêu rõ cách dạy học: “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề”. Khi thực hiện quá trình dạy, người thầy cần chú ý việc gì cũng phải bắt đầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, khơng thể vội vàng, tham mau, tham nhiều trong một lúc. Hồ Chí Minh nói: “Giáo dục cũng phải theo hồn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng làm vội khơng được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai rồi thứ ba mới đến bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước” [14,tr.184].
Người cho rằng: “Hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu một cách tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì tốn thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy, theo lối bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được”.
Hồ Chủ tịch đã phê phán cái tệ nhồi nhét kiến thức và căn dặn chúng ta: “Huấn luyện thì phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi về địa phương, họ có thể thực hành ngay được. Nhiều đồng chí ta khơng hiểu được cái
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
lẽ rất đơn giản đó. Cho nên họ đưa “thặng dư giá trị” nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân. Họ đã đưa “tân dân chủ nghĩa” nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa “biện chứng pháp” nhồi sọ cho công nhân đang học chữ quốc ngữ.
Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn u cầu dạy học phải đạt yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu. Quan trọng nhất là cách nói, cách viết. Phải diễn đạt sao cho quần chúng có thể hiểu được, Người nói: Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếu khơng vậy thì cũng như cố ý khơng muốn cho người ta nghe, khơng muốn cho người ta xem. Do đó, chúng ta muốn tun truyền thì phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản đơn. Người rất ghét lối tun truyền ba hoa, dài dịng rỗng tuếch. Vì có thói sáo rỗng, nên ăn nói hay cầu kỳ, khó hiểu. Và Người đã mỉa mai những người như thế: “Tục ngữ nói “Gẩy đờn tai trâu” là có ý chê người nghe khơng hiểu. Song những người tun truyền mà viết khó hiểu, thì người đó chính là trâu”. Người lại chỉ ra sáu liều thuốc chữa thói ba hoa mà mọi người phải hiểu, phải nhớ và thực hành:
1- Phải học cách nói của quần chúng…
2- Phải ln ln dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực, dễ hiểu. 3- Khi viết, khi nói phải ln ln làm thế nào cho ai cũng hiểu được…Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta viết cho ai xem, nói cho ai nghe?
4- Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
5- Trước khi nói phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ “Chó ba quanh mới nằm. Người ba quanh mới nói”.
6- Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại 3,4 lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi, xem lại 9,10 lần”.
Mỗi luận điểm của Người như vậy, đối với cán bộ giảng dạy là một bài học sư phạm quý giá.
* Thứ hai, phải gợi trí thơng minh và tính sáng tạo của người học
Trường học trong xã hội phong kiến có cách giáo dục kiểu nhồi sọ, bắt học sinh thuộc lịng câu chữ, nhớ rồi tả lại, bắt buộc trí nhớ làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Theo Hồ Chí Minh trong giáo dục đào tạo, người làm
cơng tác giáo dục phải biết gợi trí thông minh của người học. Ngay trong nhà trường, người cán bộ giáo dục phải buộc người học, dùng trí thơng minh, sự suy nghĩ để hiểu biết rộng ra những vấn đề khác. Muốn người học ra trường phát huy được tài năng, tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, thấy mình là một người có khả năng sáng tạo, thì nhà trường phải làm sao tạo cơ sở, tạo phương pháp học cho người học, rèn luyện cho họ óc suy nghĩ, phát triển tất cả các kĩ năng suy nghĩ. Nói như vậy để thấy rằng, đối với người học cụ thể hơn là với các sinh viên trong các trường đại học, phổ thông, các mơn q nhiều lại phức tạp, việc vận dụng trí nhớ phải có mức khác nhau, nhưng chủ yếu phải vận dụng trí thơng minh. Học khoa học tự nhiên phải học thuộc lòng các định luật, học y phải học thuộc cơ thể học… đối với các môn này khơng thể khơng thuộc lịng, vì chúng ta khơng vẽ ra được theo suy nghĩ của cá nhân. Đối với các mơn cần vận dụng trí nhớ thì ta nên khuyến khích người học học thuộc, nhưng có nhiều mơn địi hỏi vận dụng trí thơng minh hơn là trí nhớ thì đừng ép người học, vì chúng ta biết bộ não con người hoạt động có giới hạn, khơng phải cứ bắt nhớ cái gì đều nhớ được cả.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, với phương pháp này người giáo viên phải cố gắng lớn lắm, đương nhiên là phải có trình độ. Song dù có trình độ, người giáo viên cũng phải cố gắng thì khâu chuẩn bị mới đạt kết quả. Chính bởi lẽ đó, nâng cao trình độ giáo viên là một khâu đặc biệt quan trọng trong bất cứ quá trình nào của giáo dục đào tạo. Đảm bảo yếu tố trên đây, người giáo viên mới phát huy vai trò điều khiển hoạt động dạy và học. Thực ra, chúng ta tìm phương pháp giáo dục đúng cũng chính là nhằm mục đích làm cho giáo dục đào tạo đạt kết quả cao. Lo cho chất lượng giáo dục đào tạo thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên. Chúng ta phải lo và quan tâm thật sự đến họ. Phải làm cho giáo viên có đạo đức tốt hơn, tri thức tốt hơn, có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ và có phương pháp dạy tốt. Khơng có giáo viên tốt, khơng có nhà trường tốt, khơng có phương pháp giáo dục tốt thì khơng thể có chất lượng giáo dục cao.
Hồ Chí Minh nhắc các thầy cơ giáo cần phát huy tính chủ động của người học, làm cho việc học tập thật thiết thực vui vẻ, khơng nên câu nệ hình thức, tạo
Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay
cho họ ý thức tích cực tự mình suy nghĩ, tiếp cận chân lý, phát huy hết tiềm năng và tính sáng tạo trong quá trình học. Người giáo viên hướng dẫn người học phải biết tự động học tập, lấy tự học làm tốt, dạy cho họ biết cách đào sâu suy nghĩ, nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Vì đào sâu mới hiểu kỹ, suy nghĩ mới chín chắn, kỹ càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề và thảo luận cho đến khi thông suốt, vỡ lẽ. Hồ Chí Minh khun các thầy cơ giáo phải tuyệt đối chống lối dạy nhồi sọ, không nên bắt người học lúc nào cũng phải học thuộc lòng câu chữ, nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, khơng tham nhiều, khơng nhồi sọ. Dạy một cách thiết thực lý luận gắn chặt với thực hành. Trong q trình học phải có thí nghiệm thực hành. Khoa học giáo dục đã khẳng định, hiệu quả của việc giáo dục đào tạo chỉ có thể đạt được trên cơ sở kích thích và điều khiển tính tích cực, động lức sáng tạo của người học. Mọi sự áp đặt biến người học thành nhân vật thụ động sẽ vơ hiệu hóa q trình giáo dục. Dạy học phải phát triển được trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và tích cực của người học.
Khổng tử nói: Dạy học trị mà chúng chưa đạt tới mức muốn làm sáng rõ mà đến uất lên, thì khơng nên mở nút vấn đề, chưa tới mức chúng muốn nói mà khơng nói được thì chúng ta khơng nên tháo gỡ. Có bốn góc cạnh của câu hỏi, đã tạo cho chúng một mà chúng không suy ra ba góc cạnh cịn lại thì khơng nên dạy thêm nữa. Câu nói này bao hàm nghĩa khơng nên dạy cho người học kiểu nhồi nhét cho hết bài, cho đầy chữ. Vấn đề là tạo cho người học hứng thú và sự ham muốn tìm hiểu và nghiên cứu. Khi đã xuất hiện trạng thái đó việc học mới nên tiếp tục và nhờ đó mới đạt hiệu quả. Ơng nói tiếp: Học mà khơng đào sâu suy nghĩ thì chỉ cần biết lơ mơ, suy nghĩ mà khơng học thì thật là nguy hiểm. Cịn Lê Thánh Tơng có câu trong dụ khuyến học tỏ rõ quan điểm muốn khuyến khích q trình tư duy, sáng tạo của người học: “Đào sâu kỹ những điều đã học. Hăng say tìm những điều chưa thơng” [28,tr.170].
Trong giáo dục trẻ nên hướng dẫn các em tự động, người lớn không nên cái gì cũng can thiệp, việc gì cũng bao biện. Phải vun trồng cho các em có thói quen đồn kết và tập thể, mở mang tính hăng hái và tính sáng tạo, làm cho các
em dần dần có cái tư cách của con người mới: khơng sợ khó, khơng sợ khổ, bạo dạn, bền gan. Phải lấy tinh thần dân chủ mà giáo dục các em biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, u q của cơng…
Phương pháp gợi trí thơng minh và tính sáng tạo của người học là cơ sở xây dựng những cá nhân có ích, biết cống hiến cho xã hội. Lãng quên hay xem nhẹ phương pháp này chúng ta chỉ có thể tạo ra những con người thụ động, ỷ lại, luôn trông chờ người khác, chẳng có ích gì.