Phương pháp đối thoại làm căn bản và lấy tự học làm gốc

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 29 - 32)

Thứ nhất, phương pháp đối thoại làm căn bản

Theo Người, nhà giáo phải học hỏi, biết lắng nghe ý kiến người khác để làm giàu tri thức cho mình. Hơn nữa, trong q trình dạy và học phải có tinh thần đối thoại, khám phá trên cơ sở sự gợi mở của người dạy và những thắc mắc của người học. Người khẳng định: Về cách học tập, lấy tự học làm gốc, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào.

Phương pháp đối thoại khơng chỉ có vai trị quan trọng trong q trình dạy và học mà cịn được thực hiện trong các buổi thảo luận, hội họp. Bởi “Trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song khơng được nói gàn, nói vịng quanh” [11,tr.232]. Đó là quan điểm dân chủ, thẳng thắn không nhồi sọ, đúc khuôn để đến với tự do tư tưởng trong nhận thức. Mọi người trong chế độ dân chủ được tự do trình bày ý kiến và tìm kiếm chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Cho nên, “trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt, thì hỏi, bàn cho thơng suốt”. Dân chủ trong quá trình dạy và học là “dân chủ nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị, chứ khơng phải là “cá đối bằng đầu” [8,tr.126].

Trong thảo luận, mọi người được quyền tự do trình bày chính kiến, quan điểm của mình. Song, mọi người phải biết cách dùng từ sao cho giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng văn phong trong sáng, ý tưởng phong phú sâu sắc. Sự cuốn hút

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

của phong cách diễn đạt là nhân tố hàng đầu của người thuyết giảng, trong đó có nhà giáo, nhà lãnh đạo và nhà quản lý xã hội.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và nền giáo dục mới được thiết lập, một số giáo viên, cán bộ vẫn còn tư tưởng khoa trương chữ nghĩa, lạm dụng từ Hán - Việt, thậm chí sử dụng khơng đúng nghĩa đều được Người uốn nắn, sửa chữa và chỉ ra việc mượn ngoại lai là không cần thiết. Mục đích dùng câu chữ là làm cho dân chúng hiểu, nên viết phải ngắn gọn, súc tích, khơng được viết theo lối dây cà ra dây muống. Cho nên, mọi người phải lên kế hoạch, chương trình trước khi tranh luận. Chương trình thảo luận xoay quanh nội dung của đề tài, khơng bàn luận ngồi lề. Vì thế đối thoại trong dạy học phải có giáo trình, giáo án để khơng nói ngồi lề, nói khơng trúng mục đích.

* Thứ hai, lấy tự học làm gốc

Lịch sử cho thấy có nhiều danh nhân, nhân tài, học giả thành đạt chủ yếu nhờ tự học như: nhà phát minh Mỹ Êđixơn (1847-1931), Nhà tốn học Nga L.S. Pơntriaghim (1908), vua máy tính hãng Microsoft của Mỹ, Bill Gates [20,tr.473], và Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học.

Hồ Chí Minh chia sẻ, học tập là việc khó khăn nhưng: “Có quyết tâm thì nhất định học được” [16,tr.371]. Thực tế chứng minh, khi người học có ý thức tự nguyện học tập nghĩa là nhận thức được học cho mình, học để nâng cao trình độ nhận thức và hồn thiện bản thân, sẽ tránh được lối học vẹt, học gạo. Chính bởi có tư tưởng tự nguyện nên người học có tính tự giác chủ động trong tìm tịi, khám phá kiến thức bằng tinh thần say mê, cầu tiến bộ. Muốn làm được điều đó, theo Hồ Chí Minh, trước hết những cán bộ giảng dạy cần tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp kích thích tính ham học hỏi của người học. Người thầy dạy cho họ khi đọc tài liệu thì cần đào sâu, hiểu kỹ, nghiền ngẫm những điều trong sách vở. Vấn đề nào chưa thông thì đem ra thảo luận cho vỡ lẽ. Những điều viết ra trong sách vở phần nhiều là đúng đắn, nhưng khơng phải mọi điều đều đúng, vì vậy đừng nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều, phải suy nghĩ chín chắn. Các vấn đề chỉ được coi là đúng đắn chừng nào nó được chứng minh qua thực tiễn. Mỗi người nên có chính kiến riêng của mình khi tham gia thảo

luận. Trong thảo luận được tự do đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, trong tự do tư tưởng khơng có nghĩa là suy nghĩ lung tung, hoặc cái gì cũng gật gù. Hồ Chí Minh địi hỏi, phải bảo vệ chân lý, phải có ngun tắc tính, khơng được ba phải, điều hịa.

Tự học còn ở chỗ thái độ hiếu học, khiêm tốn, cầu tiến bộ, là ý thức chủ động và tinh thần tự học không biết mệt mỏi, học suốt đời, học ở khắp mọi nơi, mọi đối tượng và bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người. Tự học để nắm được kho tàng tri thức của nhân loại làm giàu tri thức của mình, biến tri thức thành niềm tin và hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Mác đã chỉ rõ: Người đến sau đứng trên vai người đến trước để nhìn xa hơn… người nào chịu khó học hỏi… thì mới đạt đến cái đích của mình. Cịn Hồ Chí Minh từng nói: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [11,tr.273]. Tức là thực hiện ba khâu: tự học cá nhân phải làm cốt, thảo luận của tập thể và hướng dẫn của giáo viên chỉ bổ sung thêm vào. Năm 1950, Người lại nhấn mạnh, phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, cho thấy tự học khơng phải tự có một cách bột phát mà nó cần có sự hướng dẫn sao cho mang tính khoa học, hợp lý, cần có mơi trường (tập thể) để thảo luận và sự quản lý chỉ đạo giúp vào.

Năm 1961 khi nói chuyện với các đảng viên lâu năm, Hồ Chí Minh tâm sự: Tơi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học… cơng việc nó tiến triển, khơng học thì khơng theo kịp, cơng việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta, hồi 30 tuổi so với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ…thì chúng mình dốt lắm… Vậy nên, dù tuổi tác có cao mọi người cũng khơng nên dừng sự học. Nếu dừng lại, tự mình đã làm mình lạc hậu.

Xét về ý nghĩa tác dụng đối với xã hội, tự học có ý nghĩa rất là lớn, rất sâu xa. Nếu chỉ nhìn ở góc độ giáo dục và phát triển xã hội đối với mỗi cá nhân thì giáo dục thực chất là phải tự giáo dục suốt đời. So với những gì con người tiếp thu được từ mọi nguồn mọi hướng, thì cái mà con người tiếp thu một cách tự giác, chủ động để chuyển hóa những vốn chung, những giá trị chung của xã hội thành năng lực của mình để phục vụ lại xã hội thì tác dụng và kết quả của tự giáo dục lớn hơn nhiều so với giáo dục nhà trường. Xuất phát từ sự nhìn nhận

Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay

mặt tốt và mặt xấu của con người, Hồ Chí Minh coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục. Khi mặt tự giáo dục thực sự được đặt ra ở mỗi con người thì việc giáo dục trở thành một nội dung đầy đủ và chắc chắn.

Tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh có thể quy thành năm vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, trong việc tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích và

xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Thứ hai, phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. Thứ ba, muốn tự học thành cơng, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. Thứ tư, phải triệt để tận dụng hồn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học. Thứ năm, học đến đâu ra sức thực hành đến đó. Đây là một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào cơng tác giáo dục đào tạo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w