Tổng Quan về giao dịch kỳ hạn, và sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 25 - 84)

2.3.1 Vai trò của giao dịch kỳ hạn

Hiện nay ở các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, giao dịch hợp đồng kỳ hạn (giao dịch tương lai) là giao dịch chiếm trị giá đa số trong các giao dịch (khoảng 90%) trong số các giao dịch khác như giao dịch hợp đồng giao ngay, hợp đồng quyền chọn, v.v...Giao dịch kỳ hạn ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại và trong nền kinh tế. Hiện nay, thế giới có hơn 50 Sở giao dịch hàng hóa, giao dịch hơn 90 loại hàng hóa. Hàng hoá phi kim loại hay còn gọi là “hàng mềm” (“soft commodities”) được giao dịch chủ yếu ở Châu Á, Mỹ Latin. Hàng kim loại phần lớn giao dịch ở London, New York, Chicago và Thượng Hải. Các hợp đồng năng lượng được tập trung giao dịch ở New York, London, Tokyo và các nước Trung Đông. Trung Quốc và Mỹ có 03 Sở giao dịch đứng đầu trong số 10 Sở giao dịch lớn nhất thế giới, Anh có một Sở giao dịch, Nhật Bản và Ấn Độ mỗi nước có một Sở giao dịch nằm trong số này.

*Duy trì giao dịch kỳ hạn có những vai trò chính như sau:

- Liên kết và tập trung hóa: Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò liên kết và tập trung các thành phần tham gia trên thị trường lại với nhau (người sản xuất hàng hóa, người chế biến, người đầu tư,…) thông qua các sản phẩm do Sở giao dịch hàng hóa cung cấp cho thị trường (giao ngay, hợp đồng kỳ hạn (giao sau), quyền chọn,…).

- Bình ổn giá cho thị trường: Sở giao dịch hàng hóa đưa ra các chính sách (theo quy định của pháp luật sở tại) nhằm giúp bình ổn giá cho thị trường hàng hóa.

- Định giá: Với vai trò liên kết và tập trung các thành phần thị trường, và có cơ chế quản lý hàng thật, Sở giao dịch hàng hóa có vai trò định giá hàng hóa giao dịch trên thị trường phi tập trung.

- Hỗ trợ quản lý vĩ mô: Thông qua các chính sách của mình, Sở giao dịch hàng hóa có thể hỗ trợ Nhà nước trong quản lý vĩ mô cũng như đưa ra các chính sách phát triển hợp lý cho các loại hàng hóa. Tạo ra các công cụ tài chính cho thị trường: Thông qua các sản phẩm của Sở giao dịch hàng hóa, người sản xuất và các Nhà đầu tư có công cụ để bảo hiểm rủi ro và có thêm kênh đầu tư.

2.3.2 Tình hình hoạt động của các Sở giao dịch Cà phê trên thế giới

Thị trường kỳ hạn nông sản là thị trường mua bán hợp đồng giao hàng kỳ hạn sản phẩm nông sản. Mặc dù hiện nay, các loại sản phẩm giao dịch tại các sở giao dịch rất nhiều, bao gồm giao dịch kỳ hạn các loại hàng hóa như sản phẩm nông sản, sản phẩm công nghiệp nhẹ, hóa chất, kim loại màu, kim loại đen v.v..cũng như giao dịch kỳ hạn tài chính như tỷ giá, lãi suất, cổ tức v.v..nhưng xuất hiện sớm nhất và có lịch sử lâu đời nhất vẫn là các loại sản phẩm nông sản và thị trường giao dịch nông sản. Trong dòng sản phẩm nông sản giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá, cà phê được xem là mặt hàng có độ biến động cao nhất bởi do tác dụng y lý và dược lý của cây cà phê. Hiện nay cà phê đã chiếm lĩnh toàn bộ vành đai nhiệt đới của địa cầu. Hàng năm sản lượng cà phê trên thế giới đạt trên 132,7 triệu bao. Người trồng cà phê đã thu tiền bán từ cà phê hàng năm khoảng 12 tỉ đô la Mỹ, còn tổng giá trị cà phê bán đến người tiêu dùng đạt 70, 80 tỉ đô la Mỹ.

Cà phê được tổ chức giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa từ hơn 100 năm nay như LIFFE (Anh Quốc), NYBOT, CME (Mỹ), SICOM (Singapore), MCX (Ấn Độ), Indonesia,... và có đóng góp lớn vào sự phát triển của các quốc gia.

2.3.3 Sở giao dịch hàng hóa New York (NYBOT)

NYBOT từng là sở giao dịch hợp đồng kỳ hạn cho hàng hóa lớn nhất thế giới với 353 triệu hợp đồng được giao dịch (2007). Giống CBOT và CME, NYBOT ra đời từ giữa thế kỷ 19 do một nhóm doanh nhân thành lập nhằm giao dịch bơ và trứng. Hiện tại, NYBOT có thế mạnh về giao dịch sản phẩm năng lượng và kim loại. Hợp đồng kỳ

hạn cho cà phê là một trong những sản phẩm được giao dịch phổ biến trên Sở giao dịch gần như 24 giờ mỗi ngày từ 6 giờ chiều ngày chủ nhật cho đến 5 giờ 15 ngày thứ sáu hàng tuần với 45 phút nghỉ từ 5 giờ 15 cho đến 6 giờ hàng ngày.

NYBOT được sáp nhập bởi hai Sở: NYBOT trước đây và COMEX vào năm 1994. Hiện tại có tổng cộng 1.588 chỗ trên Sở giao dịch, có hơn 40 thành viên thanh toán bù trừ và 110 thành viên không có chức năng thanh toán bù trừ, có cả hai phương thức giao dịch qua sàn cổ điển và điện tử. Giao dịch qua Sở giao dịch tuỳ theo loại sản phẩm kéo dài từ 8 giờ 30 sáng đến 2 giờ 30 chiều trong khi giao dịch điện tử diễn ra gần như liên tục từ 6 giờ chiều ngày chủ nhật cho đến 5 giờ 15 chiều ngày thứ sáu trong tuần.

Trước khi được CME mua lại vào năm 2008, NYBOT là công ty cổ phần được thành lập theo luật pháp bang Delaware, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York năm 2006. Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất đưa ra các quy chế giao dịch và phạm vi hoạt động của Sở giao dịch. Bản thân Sở là một công ty nhưng không tham gia bất kỳ hoạt động giao dịch nào trên thị trường. Sở chỉ lập ra các quy chế và quy định liên quan đến hoạt động giao dịch, giám sát tài chính và quản lý rủi ro. Các hội đồng chuyên môn của Sở sẽ giám sát các giao dịch khối lượng lớn, các khả năng về thao túng giá, khả năng tài chính và quản lý rủi Với hơn 135 năm hình thành và phát triển, NYBOT là Sở giao dịch có thế mạnh về quy mô lớn nhất với gần như đầy đủ các nhóm sản phẩm được giao dịch. Sau khi sáp nhập với CME, hiện tại Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch gần như 24 giờ hàng ngày tại NYBOT thông qua sàn giao dịch cổ điển và hai hệ thống giao dịch điện tử Globex của CME và ClearPort của NYBOT. Tính thanh khoản và minh bạch là hai đặc điểm nổi bật của NYBOT và các Sở giao dịch hàng hoá của Mỹ nói chung do hệ thống pháp lý khá hoàn chỉnh và chịu sự giám sát chặt chẽ của quốc hội Mỹ.

2.3.4 Sở giao dịch hợp đồng kỳ hạn quốc tế London (LIFFE)

Thị trường hợp đồng kỳ hạn quốc tế London (LIFFE) ra đời năm 1982. LIFFE đi theo mô hình của CBOT và CME và giao dịch các sản phẩm hợp đồng kỳ hạn cho lãi suất ngắn hạn. Hiện tại LIFFE trực thuộc NYSE Euronext sau khi bị Euronext mua lại vào năm 2002 và sau đó Euronext sáp nhập với Sở giao dịch chứng khoán New York năm 2007.

LIFFE đã nhanh chóng phát triển hệ thống giao dịch điện tử LIFFE CONNECT sau khi nhận thấy khiếm khuyết của phương thức giao dịch tại sàn cổ điển. Công nghệ này sau này được chuyển giao cho Sở giao dịch hợp đồng kỳ hạn Tokyo (2001), CBOT (2003), và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (2008). LIFFE CONNECT hiện đã triển khai đến hơn 820 điểm trên 31 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2007, có 949 triệu hợp đồng giao dịch trên LIFFE trong đó 12,8 triệu hợp đồng chuyên về hàng hóa. Giao dịch về hàng hóa tăng gần gấp 3 trong giai đoạn từ 2001 – 2007. Cà phê Robusta được giao dịch thường xuyên nhất trên LIFFE chiếm 40% số lượng hợp đồng hàng hóa trong năm 2007, theo sau là ca cao chiếm 27%.

2.4 Các phương thức mua bán cà phê trên thị trường thế giới 2.4.1 Hợp đồng giao ngay (giá cố định, thời gian giao hàng cố định)

Phương thức này ít xảy ra rủi ro nhưng hứa hẹn lợi nhuận đem lại cũng ít do không tận dụng được những cơ hội từ sự thay đổi của thị trường. Theo phương thức này thì người bán và người mua thống nhất việc mua bán với giá cả đã được xác định trước. Thông thường việc giao hàng theo phương thức này được tiến hành ngay sau khi hợp đồng được ký kết và việc thanh toán ngay sau khi giao hàng. Đối với mua bán cà phê thì phương thức này đang bị thu hẹp dần vì tính cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao nên đòi hỏi kỹ thuật vận hành cũng ngày càng cao hơn.

2.4.2 Hợp đồng giao kỳ hạn (hợp đồng bán trừ lùi chốt giá sau)

Theo phương thức này thì người ta qui định giá được xác định sau một số ngày theo qui ước chung cho từng tháng giao dịch và căn cứ vào giá của sàn giao dịch trừ lùi theo mức đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đặc điểm của phương thức này là giá thực thu của danh nghiệp trở nên độc lập vì phụ thuộc vào diễn biến của thị trường và thời điểm chốt giá (Fix) dẫn đến rủi ro cao hơn so với phương thức outright. Tuy nhiên, lợi thế của phương thức này là doanh nghiệp có thể được lợi cao hơn nếu diễn biến của thị trường thuận lợi ở thời điểm chốt giá. Theo phương thức này thì người mua và người bán thoả thuận một mức trừ lùi cố định ở một tháng giao dịch nào đó ở thị trường cà phê LIFFE hoặc NYBOT và sau đó người bán sẽ tính toán và yêu cầu chốt giá (fix) để xác định mức giá chính thức của hợp đồng. Mức giá chính thức này bằng giá chốt trừ đi mức trừ lùi đã thoả thuận. Còn việc giao hàng thì có thể trước hoặc sau

khi chốt giá theo qui định của hợp đồng.

2.4.3 Hợp đồng quyền chọn

Đây là phương thức mua bán bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh như: các hợp đồng giao sau (Future contract) hoặc bằng các hợp đồng quyền chọn (Option contract). Các phương thức mua bán này diễn ra thông qua các sở giao dịch hàng hóa giao sau. Đây là những thị trường mà ngày càng trở nên quan trọng, hết sức cầ thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Sự phát triển của các thị trường này đã cung cấp những công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu cho các nhà đầu tư tài chính và các nhà kinh trên thị trường thế giới.

PHẦN THỨ BA

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Tổng quan chung về đặc điểm kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu.

Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. Trong đó có 184 xã, phường, thị trấn. Theo Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 3 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, dân số hiện nay là 1.789,560 người. Trong đó, dân số đô thị chiếm khoản 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo… Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.

Đắk Lắk được biết đến với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các ngành hàng nông sản chủ lực, trong đó nổi bật là cà phê, cao su, ngô, tiêu,...Thành phố BuônMaThuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên, gồm năm tỉnh Đăkăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông. Hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường bộ và đường hàng không. Hệ thống giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ. Trong đó có quốc lộ 14 đi Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tp. HCM; có quốc lộ 26 đi Nha Trang, Phú Yên; quốc lộ 27 đi Lâm Đồng,... Về đường hàng không, hiện nay sân bay BuônMaThuột đã được nâng cấp và tiếp tục được mở rộng đáp ứng rất tốt nhu cầu đi lại, bình quân hàng ngày có 5 - 6 chuyến bay đi và đến từ các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Đắk Lắk có 599.700 ha diện tích đất nông nghiệp thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây công nghiệp, lương thực. Trong đó cây công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo như cà phê, cao su, điều, tiêu. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) Nông-Lâm

nghiệp có vai trò chủ đạo chiếm 48.81%, Công nghiệp- xây dựng 16,28%, ngành Dịch vụ 34,91% có sản lượng chiếm gần 36,5% tổng sản lượng cà phê của cả nước, tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê hàng đầu cũng như hệ thống các điểm thu mua của các công ty lớn và đại lý thu mua của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với sự có mặt của 26 ngân hàng thương mại. Đây chính là một trong những điều kiện thuận tiện để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk và cả khu vực Tây Nguyên, phát triển thương mại trong giai đoạn hội nhập.

BuônMaThuột có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng của một số lĩnh vực như Năng lượng, Thông tin, Viễn thông đáp ứng được các yêu cầu của việc triển khai các dự án lớn. Và hiện nay, Chính phủ đã công bố quyết định công nhận BuônMaThuột là thành phố loại I trực thuộc tỉnh, hướng đến trực thuộc Trung ương trong những năm tới.

3.1.2.Thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu

3.1.2.1. Thuận lợi

- Có quỹ đất đỏ Bazan phù hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Thời điểm thu hoạch cà phê thời tiết khô hanh thuận lợi trong khâu thu hoạch và chế biến.

- Trong vài năm trở lại đây giá cà phê trên thị trường liên tục tăng.

- UBND tỉnh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngành cà phê như thành lập Hội đồng điều hành cà phê, Xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Hình thành một số liên minh sản xuất cà phê bền vững, một số công ty trên trên địa bàn như Phước An, Thắng lợi, XNK 2/9, Trung Nguyên, ĐăkMan, Nedcoffee,...đang đẩy mạnh thực hiện chương trình cà phê bền vững, cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified, 4C, RFA…

- Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế nhưng đã có chú trọng đầu tư thu hút 14 dự án đầu tư vào ngành cà phê với tổng vốn khoản 3000 tỷ đồng. Một số nhà máy chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan có công suất lớn chiếm được thị phần cao ở trong nước và tham gia xuất khẩu đã và đang nâng công suất như: Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Thái từ 1000 tấn lên 2500 tấn/ năm. Nhà máy chế biến cà phê bột hòa tan 60.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH cà phê Ngon từ 6000 tấn tăng 10.000 tấn cà phê hòa tan giai đoạn hai.

- Có 15 Doanh nghiệp xuất khẩu lớn có uy tín thương hiệu trên thị trường. Trong đó có 5 công ty chiếm 90% lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh như: Công ty TNHH MTV XNK 2/9, Công Ty TNHH Anh Minh…

3.1.2.2. Khó khăn

- Trình độ canh tác còn thấp, nông dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm, chất lượng không đồng đều hạn chế khả năng cạnh tranh, kém bền vững, hơn 80% diện tích cà phê được trồng từ hạt giống do người dân tự chọn, nên vườn cây không đồng đều.

- Diện tích cà phê sâu bệnh, già cỗi hết chu kỳ kinh doanh chiếm tỷ lệ khá lớn chiếm 19,98% (40.000 ha) và sẽ tiếp tăng trong những năm tới. Chi phí để trồng tái canh rất cao.

- Thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được đầu tư thỏa đáng, còn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 25 - 84)