Doanh thu của số lượng giao dịch cà phê kỳ hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 65 - 84)

Doanh thu giao dịch cà phê kỳ hạn từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2012 là 173.144.460.000 đồng giảm 73% so với năm 2011 là 661.890.240.000 đồng. Có thể thấy kênh giao dịch qua trung tâm giảm về khối lượng giao dịch nên ảnh hưởng đến doanh thu chung cà phê giao dịch.Tính đến năm 2012, có 90 thành viên đăng ký bán cà phê qua Trung tâm, đây là một con số rất nhỏ so với số lượng các hộ nông dân trồng cà phê của ĐắkLắk nói riêng và Việt Nam nói chúng. Do đó, khối lượng cà phê mua bán qua Sở giao dịch cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với sản lượng cà phê thu hoạch mỗi niên vụ của tỉnh Đắk Lắk. (Thể hiện qua bảng 4.11 trang 62)

Bảng 4.11: Giao dịch cà phê kỳ hạn năm 2012 Tháng Năm 2012 (đồng) Năm 2011 (đồng) Chênh lệch năm 20012/2011 mức % 3 27.680.360.000 64.967.160.000 -37.286.800.000 -57.39 4 18.110.700.000 104.154.800.000 -86.044.100.000 -82.61 5 18.287.000.000 39.770.280.000 -21.483.280.000 -54.02 6 21.444.500.000 94.167.640.000 -72.723.140.000 -77.23 7 17.074.500.000 112.472.140.000 -95.397.640.000 -84.82 8 15.773.200.000 107.733.480.000 -91.960.280.000 -85.36 9 12.842.200.000 49.661.580.000 -36.819.380.000 -74.14 10 16.135.900.000 29.112.380.000 -12.976.480.000 -44.57 11 14.333.200.000 27.663.380.000 -13.330.180.000 -48.19 12 11.462.900.000 32.187.400.000 -20.724.500.000 -64.39 Tổng 173.144.460.000 661.890.240.000 -488.745.780.000 -73.84

Nguồn: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma thuột

4.3.8 Hoạt động lưu trữ hàng hóa

Các thành viên gửi qua kho của Trung tâm giảm dần qua các năm một phần liên quan đến khối lượng lượng giao dịch giảm sút qua các năm. Theo nhận định, Các thành viên cũng chưa thực sự hài lòng với đơn vị quản lý kho hàng hiện nay là Công ty cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột, với lý do chi phí chế biến cao, tỷ lệ hao hụt qua chế biến lớn; các thành viên đều cho rằng cần phải có giải pháp để giảm tỷ lệ hao hụt qua chế biến, giảm chi phí chế biến, có thêm chính sách hỗ trợ cho người sản xuất về chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, cách đánh giá chất lượng để cộng thêm giá trị đối với các lô hàng có chất lượng tốt hơn chất lượng quy định…

Bảng 4.12: Kết quả hoạt động của kho hàng tại Trung tâm

STT Niên vụ Số lượng thành viên tham gia gửi cà phê

Số lượng (tấn) 1 2008-2009 15 407 2 2009-2010 43 641 3 2010-2011 10 80 4 2011-2012 23 137

Nguồn: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

4.3.9 Các hoạt động Truyền thông, phát triển thị trường của Trung tâm giao dịch cà phê BuônMaThuột năm 2012

Năm 2012 trung tâm đã thực hiện một số công tác sau nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, tuyên truyền cho các đối tác nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Phối hợp với Công ty TNHH Kiên Anh tổ chức 05 lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao, phát triển kỹ năng nghề ngiệp cho cán bộ viên chức Trung tâm, 03 cuộc hội thảo dành cho nông dân tại các huyện.

- Phối hợp với Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa CFE tổ chức hội thảo giao dịch hợp đồng hàng hóa kỳ hạn vào tháng 4/2012.

- Tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cà phê kỳ hạn qua Sở giao dịch hàng hóa cho các công ty kinh doanh cà phê theo Đề án phát triển cà phê bền vững của Tỉnh trong tháng 8 năm 2012.

- Cử 01 cán bộ tham gia lớp đào tạo Kiểm soát nội bộ do Công ty Nguồn nhân lực Việt tổ chức trong tháng 10/2012.

- Cử 02 cán bộ tham gia lớp đào tạo Quản trị doanh nghiệp do Sở Kế hoạch & Đầu tư Đắk Lắk tổ chức vào tháng 11/2012.

* Hoạt động hợp tác:

- Trong năm 2012, Trung tâm đã tiến hành ký kết Ghi nhớ hợp tác đào tạo với Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2012. Hiện tại, Trung tâm đang tiếp nhận các sinh viên của trường về thực tập từ tháng 01 – 03/2013.

- Tham gia đoàn công tác Bộ Công Thương thăm và làm việc với các sàn giao dịch hàng hóa tại Hoa Kỳ trong tháng 7/2012.

4.4 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

4.4.1 Nhân tố khách quan

- Thị trường giao dịch hàng hóa tập trung (giao dịch qua sàn) được bắt đầu định hình khi có Luật Thương mại sửa đổi năm 2005, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định hoạt động giao dịch hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Do vậy, còn thiếu các quy định của Nhà nước, làm thị trường còn tiềm ẩn rủi ro, tính minh bạch hạn chế, không tạo lòng tin cho các đối tượng giao dịch. Bên cạnh đó, cần có nhiều thời gian cho công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cách thức giao dịch nhằm giúp cho người sản xuất, doanh nghiệp hiểu, tiếp cận thị trường.

- Chưa được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp trong việc tổ chức thị trường này như các nước đã làm.

- Hoạt động giao dịch kỳ hạn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, tuy nhiên, một số quy định lại chưa phù hợp với thực tế của thị trường làm ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung tâm như: điều kiện vốn pháp định của thành viên kinh doanh quá cao, trong khi mục tiêu là thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch; hoặc quy định về hoạt động của loại hình thành viên môi giới, hiện tại doanh nghiệp đăng ký làm thành viên môi giới chỉ được phép thực hiện môi giới khách hàng, khi khách hàng muốn giao dịch, thành viên môi giới lại phải chuyển lệnh qua thành viên kinh doanh để đặt lệnh vào sàn giao dịch. Các quy định này mâu thuẫn với mục đích phát triển thị trường và gây khó khăn cho Trung tâm khi phát triển thành viên.

4.4.2 Nhân tố chủ quan

- Tính cho đến nay khối lượng giao dịch trên Sàn là rất thấp. Số lượng cà phê gửi kho hầu hết chỉ được giao dịch thỏa thuận ngoài với sự giám sát của Trung tâm, còn khối lượng giao dịch cà phê kỳ hạn hầu hết đều do Thành viên Môi giới tạo lập. Thiếu giao dịch trên Sàn dẫn đến các hợp đồng được mở lại không thể giao dịch được vì không có lệnh đối ứng. Điều này làm cho các điều khoản hợp đồng cà phê kỳ hạn mất đi những tính chất đặc trưng như đánh giá trạng thái hàng ngày, tất toán vị thế mở…

- Mô hình hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa hiện nay chưa hoàn thiện về chính sách nhà nước như chưa có quy định về hoạt động tạo lập thị trường, hướng dẫn hoạt động của ngân hàng thanh toán bù trừ, thuế, phí v.v...

- Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích phát triển Sở giao dịch hàng hóa.

- Chưa thiết lập được đơn vị tạo lập thị trường nhằm tạo ra sự mua bán sôi động (có người bán thì phải có người mua và ngược lại), nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, từ đó mới thu hút các thành viên tham gia bảo hiểm và đầu tư.

- Hệ thống ngân hàng là khâu then chốt trong tổ chức hoạt động tại Sở giao dịch nhưng còn vướng các quy định của ngân hàng Trung ương nên mức độ tham gia rất hạn chế. Điều này dẫn đến chưa có sự cạnh tranh và tạo ra các chính sách ưu đãi cho người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh cà phê tham gia thị trường.

- Cơ chế tài chính hiện tại (ngân sách hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp) chưa cho phép Trung tâm thực sự chủ động trong các hoạt động đầu tư cơ sở vật chất (hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống kho hàng...), đầu tư cho công tác truyền thông. Mặt khác, việc triển khai các hoạt động đầu tư của Trung tâm phải thông qua nhiều

cấp thẩm định, phê duyệt dẫn đến hiệu quả thấp hoặc quá mất quá nhiều thời gian cho việc chấp thuận chủ trương như trường hợp đề nghị Công ty TNHH Pacorini Việt Nam là đơn vị quản lý kho hàng tại Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm hiện không chủ động trong việc đề ra các chính sách về các loại phí được thu tại Trung tâm, cơ chế tài chính (thuế, hóa đơn, chứng từ) áp dụng cho hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa còn nhiều vướng mắc.

- Nguồn nhân lực đảm bảo trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm vận hành, quản lý hoạt động Sở giao dịch hàng hóa còn hạn chế.

- Các chính sách thắt chặt tiền tệ được Ngân hàng Trung ương áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến cho nguồn tín dụng vào Trung tâm gặp khó khăn, do đó chưa có sự cạnh tranh và tạo ra các chính sách ưu đãi cho người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh cà phê tham gia thị trường.

- Các đơn vị phối hợp cũng rất khó khăn về tài chính dẫn đến không triển khai được hoạt động hỗ trợ, tạo dựng thị trường giao dịch.

- Công tác quản lý kho hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistic lại yếu về tài chính, dẫn đến thiếu công cụ bảo đảm an toàn khi rủi ro mất hàng, giảm chất lượng hàng…xảy ra.

- Chưa phát triển được nhiều đơn vị quản lý kho hàng và thiết lập hệ thống kho thuận tiện cho người sản xuất với mức chi phí tốt nhất.

4.5 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê

4.5.1 Quy hoạch ổn định vùng cà phê

- Phát triển bền vững vùng trồng cà phê tái canh vườn cây già cỗi, kém hiệu quả chuyển đổi sang phát triển các giống cà phê vối cao sản, chọn lọc vô tính phù hợp với khu vực đã được các Viện, trường công bố kết quả chất lượng. Thâm canh, áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cà phê bền vững, cà phê có chứng chỉ. Chuyển đổi những diện tích cà phê Robusta kém hiệu quả, ở những vùng kém thích nghi sang phát triển các loại cây trồng khác thích hợp, có hiệu quả cao hơn.

- Quy hoạch phát triển một số vùng sinh thái thích hợp để trồng cà phê chè cao cấp, cà phê chè hữu cơ cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.

- Rà soát, quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu các giải pháp khai thác đồng bộ để đảm bảo có đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô.

4.5.2 Về khoa học công nghệ * Kỹ thuật canh tác: * Kỹ thuật canh tác:

+ Nghiên cứu các biện pháp thâm canh tổng hợp cho từng giống cà phê, từng vùng sinh thái. Trên cơ sở bón phân hữu cơ đầy đủ, tăng cường bón phân cân đối thành phần tỷ lệ NPK và các nguyên tố vi lượng. Chuyển dần tập quán bón phân có tỷ trọng vô cơ cao sang phương thức canh tác hữu cơ bền vững.

+ Nghiên cứu và ứng dụng chế độ tưới nước khoa học, hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở phù hợp cho từng thời kỳ, từng vùng sinh thái.

+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ kích thích trái cà phê chín hàng loạt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo nghiệm xác định các loại thuốc Bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc sinh học có khả năng phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại cà phê. Đồng thời không để lại dư lượng, hoặc dư lượng ở dưới mức cho phép trong sản phẩm theo quy định. Xây dựng quy trình quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn, xây dựng quy trình quản lý sản xuất cà phê an toàn.

* Giống: Đẩy mạnh công tác chọn tạo, ứng dụng giống mới để tiếp tục nhân rộng các

giống có năng suất cao, phẩm chất tốt,…Chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật về ghép cải tạo để thay thế, cải tạo giống đối với diện tích cà phê Robusta già cỗi hiện có.

* Thu hoạch và bảo quản: Khuyến cáo kỹ thuật thu hái cà phê đúng quy trình kỹ

thuật, đúng độ chín, tỷ lệ trái chín. Tình trạng thu hái cả trái xanh, trái non hiện nay là một tồn tại lớn cần khắc phục ngay trong thời gian tới. Chú trọng khâu bảo quản và xay xát, phơi sấy. Tập quán ủ đống lâu ngày hoặc xát tươi để phơi là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng cà phê nhân khô hiện nay cần nhanh chóng khắc phục.

4.5.3 Giải pháp công nghệ chế biến

+ Tiếp tục đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị. Đặc biệt ưu tiên cho phát triển công nghệ chế biến cà phê hoà tan, đồ uống giải khát có cà phê… Quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Gắn kết nhà máy chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu, các cơ sở chế biến chủ động nguồn nguyên liệu.

+ Tạo mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa doanh nghiệp chế biến và người trồng cà phê, đảm bảo sản xuất cà phê chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường tiến tới mối quan hệ ổn định lâu dài.

+ Tăng cường thiết bị hiện đại kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực quản lý, vận hành nhằm từng bước làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường

4.5.4 Giải pháp về chính sách

- Tạo nguồn vốn vay để thâm canh vườn cà phê, cải tạo giống, cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản và cải tiến công nghệ chế biến đặc biệt là tập trung cho công nghệ chế biến ướt.

- Khuyến khích đầu tư thâm canh, đẩy mạnh công tác khuyến nông đối với cây cà phê. Giúp nông dân tiếp thu, áp dụng có hiệu quả vào sản xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật chuyển đổi, cải tạo giống. Các cơ quan chuyên ngành như Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh Đắk Lắk, Phòng Nông nghiệp các huyện tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao các quy trình, hướng dẫn thâm canh, hướng dẫn người trồng cà phê thu hái đúng độ chín, tỷ lệ trái chín; tránh tình trạnh thu hái kém phẩm cấp nhu hiện nay.

- Tăng cường mối liên kết giữa bốn nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) trong việc liên kết sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.

- Nhà nước quy hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, sử dụng phương thức tưới bằng động lực, tưới điện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc liên kết thu mua nguyên liệu, từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước như Trung Quốc, Đông Âu và Bắc Mỹ.

- Giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như bón phân cân đối, tưới nước hợp lý. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng không vì mục đích năng suất cao mà hướng đến sự ổn định năng suất và hiệu quả.

- Khuyến khích phát triển sản xuất cà phê bền vững bằng việc trồng cây che bóng. Kết hợp cây che bóng với đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm trong vườn cà phê.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tham vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp nguồn giống cà phê chất lượng có năng xuất cao. để trồng tái canh cây cà phê. Ngân hàng ưu tiến vốn cho vay ưu đãi trong thời gian kiến thiết cơ bản trồng tái canh cây cà phê.

4.5.5 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cà phê Buôn Ma Thuột

4.5.5.1 Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của Trung tâm nói chung và của hoạt động giao dịch cà phê kỳ hạn. Như đã trình bày trên, nông dân trồng cà phê hiện nay không quen với cách thức giao dịch hiện đại mà Trung tâm đang đề xuất thực hiện. Vì vậy, việc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 65 - 84)