Tín dụng đầu tư sản xuất cà phê trên năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 49 - 50)

Sau một năm khi thu hoạch xong nông dân phải bán ngay một phần để trang trải chi tiêu, tái đầu tư. Theo khảo sát cho thấy nông dân phải chi tiêu nhiều khoản nhiều nhất vào đầu vụ tưới tháng 1 đến tháng 3 và giai đoạn trái non đang phát triển mạnh tháng 6- tháng 8 trong năm về phân bón, tưới nước cho cà phê. Họ thường vay của bạn bè, người thân hoặc các tổ chức cá nhân khi cần với lãi suất cao hơn của ngân hàng rất nhiều để chăm bón cho cây cà phê. Các ngân hàng khi cho vay đều cần thế chấp và thủ tục rườm rà trong khi đó những cá nhân cho vay đều không cần thế chấp gì Nên nông dân nghèo phổ biến phải vay nóng phân, thuốc bảo vệ thực vật và phải trả lãi 2% cho một tháng cho chủ đại lý phân, thuốc bảo vệ thực vật hoặc phải vay ngân hàng theo lãi suất quy định tại thời điểm vào vụ cần tiền và thanh toán sau khi thu hoạch cà phê xong cho chủ vay.

Nhiều vùng vào mùa khô hạn không đủ nước tưới, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây nên nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để đào giếng độ sâu từ 20-25 mét, có nơi phải thuê máy khoan và khoan xuống từ 70 đến 100 mét thì mới đủ nước tưới.

Với những hạn chế trên, nên việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Nông dân đầu tư theo xu thế biến đổi của thị trường, thị trường giá cà phê cao thì đầu tư cao, giá cà phê giảm thì giảm chi phí đầu tư nên ảnh hưởng lớn đến sự ổn định bền vững của vườn cây.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 49 - 50)