Các doanh nghiệp xuất khẩu chính trên địa bàn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 46 - 84)

Hoạt động mua bán, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn trong tỉnh. Công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9 Đắk Lắk, Công ty TNHH Anh Minh, Công ty Liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu DakMan Việt Nam, Công ty TNHH Cà phê Hà Lan -Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư XNK tỉnh Đắk Lắk, Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex – BMT dẫn đầu về xuất khẩu, năm công ty hàng đầu này chiếm 90% lượng cà phê xuất khẩu và 87,4% kim ngạch cà phê xuất khẩu toàn tỉnh. Trong đó Công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9 Đắk Lắk có số lượng xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu đạt 123.754 tấn, kim ngạch đạt 253,127 triệu USD.

STT Tên đơn vị

Số lượng Kim ngạch

(tấn) (1000 USD)

1 Công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9 Đăk Lăk 123.754 253.127

2 Công ty TNHH Anh Minh 58.112 116.652

3 Công ty TNHH DakMan Việt Nam 34.005 74.862

4 Công ty TNHH Cà phê Hà Lan –Việt Nam 24.749 51.882

5 Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex – BMT 22.383 46.51

6 Công ty CP Đầu tư và XNK Cà phê Tây Nguyên 11.229 24.144

7 Công ty TNHH Thương mại Nam Nguyệt 10.732 22.087

8 Công ty Cà phê Phước An 5.3 10.865

9 Công ty Cà phê Thắng Lợi 3.209 7.006

10 Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk 1.73 3.515

11 Công ty XNK Đức Nguyên 1.197 2.579

12 Công ty CP ĐT&PT An Thái 900 5.4

13 Công ty Cà phê Ea Pốk 658 1.472

14 Công ty TNHH Cà phê Ngon 213 1.461

15 Công ty TNHH Nam Nguyên 1.365 8

Tổng 298.181 621.570

Nguồn: Báo tổng kết niên vụ cà phê 2011-2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk

4.1.3.4 Giá cà phê thu mua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Biểu đồ 4.2: Giá mua cà phê nhân xô bình quân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tổng hợp từ Đăktra

Giá thu mua cà phê niên vụ 2011-2012 giảm so với niên vụ 2010-2011 giao động từ 42.063 đến 37.961 đồng/kg. Nhìn chung diễn biến trong năm vẫn tăng dần nhẹ theo các tháng. Nông dân thu hoạch cà phê xong từ tháng 10-12 và sau đó bán mạnh trong tháng 1 đến tháng 3 thời điểm cần tiền để mua sắm, tái đầu tư. Với mức giá trên đem lại thu nhập khá cho người nông dân.

4.1.3.5Giá xuất khẩu

Giá cà phê trên thị trường London bình quân niên vụ 2011-2012 là 1.998 USD/tấn, giảm 9,1 % so với niên vụ 2010-2011 (niên vụ 2010-2011 là 2.198 USD/tấn). Giá giao sau tăng dần giao tháng 2 đến tháng 5. Phần lớn cà phê của tỉnh

xuất khẩu giao tại cảng với hình thức (FOB) cho đối tác.

Biểu đồ 4.3: Giá cà phê trên thị trường London niên vụ 2011-2012

Nguồn: Tổng hợp từ Đăktra

4.1.3.6 Về trồng trọt:

Nông dân vẫn làm theo kinh nghiệm là chính. Hiện nay thông tin khoa học kỹ thuột được phổ biến rộng rãi thông qua chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông, các viện, đơn vị sự nghiệp khoa học, báo chí, Internet,... nên nông dân có thể cập nhật liên tục thông tin. Phần lớn nông dân khi gặp gỡ tiếp xúc đều có hiểu biết và áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất trên vườn cây của mình. Phỏng vấn 100% hộ nông dân (12/12 hộ) cho biết đã biết chọn lọc, ghép cải tạo trên cây cho năng suất kém để nâng cao năng suất cho vườn cây.

Giống trồng mới chủ yếu là chọn lọc trồng từ hạt, rất ít hộ trồng từ cây ghép do có giá thành cao. (cây ghép giá 5.000-8.000 đồng/cây, cây trồng hạt giá khoản 2.000 đ/cây). Sau khi nhổ bỏ cà phê và trồng tái canh lại giống vẫn chủ yếu là giống cà phê vối do bà con nông dân tự chọn, ươm giống và trồng nên không đảm bảo chất lượng. Vườn cây sau khi trồng sinh trưởng kém do nguồn đất bị cạn kiệt dinh dưỡng, trong đất nhiều sâu bệnh hại nhất là tuyến trùng gây bệnh làm cây phát triển kém, hạt nhỏ, đen, tỷ lệ đồng đều giữa các hạt thấp.

Cà phê chè trồng rất ít, dưới vườn cao su trồng mới, diện tích nhỏ lẻ.

Phần lớn nông dân thu hái quả còn chín xanh đến chín sinh lý (từ 50-89% chín/cây), do khó khăn về thuê công lao động, bảo quản cà phê tươi trên cây trong vườn. Mặc khác công lao động cao từ 120.000 đến 130.000 đ/ công hái cho một ngày nên nông dân thường tập trung thu hoạch xong cà phê sau 2-3 đợt hái. Chính vì tâm lý trên nên phần lớn cà phê sau thu hoạch có chất lượng không cao, hạt đen, hạt mốc cao, tỷ lệ đạt thành phẩm nhân xô giảm sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hạt cà phê khi bán ra cho đại lý. Có 8,33% nông dân (1/12 hộ nông dân) phỏng vấn có sử dụng thêm lò sấy đốt bằng than, củi để sấy khô cà phê tươi tranh thủ thời vụ. Tuy nhiên, những nông dân này có lượng cà phê tương đối lớn, có diện tích trên 5 ha. Có 100% nông dân điều tra (12/12 hộ nông dân) phơi ca tươi trên sân đất, nền xi măng, bao bạt là chủ yếu. Có 25% nông dân( 3/12 hộ nông dân) có dùng máy xát làm bong vỏ cà tươi để phơi cho nhanh khô. Sau các công đoạn trên phần lớn 100% nông dân (12/12 hộ nông dân) xay bỏ vỏ đóng bao cà nhân cất để dành hoặc bán theo mục đích sử dụng.

Như vậy, nông dân vẫn áp dụng chế biến khô là chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều công phơi đảo, đòi hỏi diện tích kho và sân phơi lớn. Vẫn chưa áp dụng chế biến ướt để tăng giá trị hạt cà phê nhân do ngại đầu tư, chi phí lớn. Người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp, tư thương lo liệu.

4.1.4 Tín dụng đầu tư sản xuất cà phê trên năm

Sau một năm khi thu hoạch xong nông dân phải bán ngay một phần để trang trải chi tiêu, tái đầu tư. Theo khảo sát cho thấy nông dân phải chi tiêu nhiều khoản nhiều nhất vào đầu vụ tưới tháng 1 đến tháng 3 và giai đoạn trái non đang phát triển mạnh tháng 6- tháng 8 trong năm về phân bón, tưới nước cho cà phê. Họ thường vay của bạn bè, người thân hoặc các tổ chức cá nhân khi cần với lãi suất cao hơn của ngân hàng rất nhiều để chăm bón cho cây cà phê. Các ngân hàng khi cho vay đều cần thế chấp và thủ tục rườm rà trong khi đó những cá nhân cho vay đều không cần thế chấp gì Nên nông dân nghèo phổ biến phải vay nóng phân, thuốc bảo vệ thực vật và phải trả lãi 2% cho một tháng cho chủ đại lý phân, thuốc bảo vệ thực vật hoặc phải vay ngân hàng theo lãi suất quy định tại thời điểm vào vụ cần tiền và thanh toán sau khi thu hoạch cà phê xong cho chủ vay.

Nhiều vùng vào mùa khô hạn không đủ nước tưới, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây nên nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để đào giếng độ sâu từ 20-25 mét, có nơi phải thuê máy khoan và khoan xuống từ 70 đến 100 mét thì mới đủ nước tưới.

Với những hạn chế trên, nên việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Nông dân đầu tư theo xu thế biến đổi của thị trường, thị trường giá cà phê cao thì đầu tư cao, giá cà phê giảm thì giảm chi phí đầu tư nên ảnh hưởng lớn đến sự ổn định bền vững của vườn cây.

4.1.4.1 Chi phí đầu tư phân bón một ha trong năm

Chi phí đầu tư của nông dân một ha/năm thể hiện qua kết quả điều tra (bảng 4.1.4.1) cho thấy nông dân đầu tư phân bón khá chuẩn đối chiếu theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo của Viện Khoa học kỹ thuật Tây Nguyên. Nông dân bón 4 đợt phân chiếm 83,33% (10/12 hộ); bón 3 đợt chiếm 16,67% (2/12hộ) cho một năm, đáp ứng khá đầy đủ dinh dưỡng cho cây cà phê và chi phí cho phân bón chiếm phần lớn chi tiêu hàng năm cho cây cà phê. Điều tra cho thấy các hộ trồng cà phê thường bón phân theo kinh nghiệm trong vườn nhà, Nguyên tắc chính của họ là cây càng lớn thì bón càng nhiều phân, tỷ lệ phân bón tăng lên theo tuổi cây và phụ thuộc vào tình hình thu nhập hay giá cà phê. Trong những năm giá cà phê cao, cà phê là nguồn thu nhập chính, người trồng cà phê đầu tư mạnh để trồng mới và chăm sóc cà phê.

BẢNG 4.6: ĐẦU TƯ PHÂN BÓN CỦA 12 HỘ DÂN TRỒNG CÀ PHÊ

Stt Tên nông dân Địa chỉ

Ấp (Thôn) Xã (Phường) Huyện (TP)

1 Ngô Hồng Sơn

96 Trần Hưng

Đạo TT.Quảng Phú CưMgar 0976760278 4 4 1.5 12/12 1988 4 2 Lô Ngọc Bé thôn Hiệp Kiến xã Quảng Hiệp CưMgar 0975247445 1 4 1.6 9/12 1995 3.5 3 Trương Cảnh thôn 1B xã EaMnang CưMgar 01675135294 2 4 1.9 7/12 1997 3.6 4 Bùi Văn Ngải thôn 9 Xã Ebar Buôn Đôn 0977571788 4.5 4 2 10/12 1994; 2000 3.5 5 Võ Đức Chính thôn Đồng Xuân xã EaPlang Krông Buk 01684022230 2 3 1.8 9/12 1988;1996 3.3 6 Trần Thanh Quang tổ dân phố 14 P. An Lạc TX Buôn Hồ 0977500978 3 4 1.8 12/12 1998 3.1 7 Nguyễn Trọng Niệm TDP Hợp Thành P.Thống Nhất TX. Buôn Hồ 01285992468 2 4 1.8 8/12 1995; 2008 3.6 8 Phan Hữu Lam thôn Tân Hòa xã EpLang Krông Buk 01222298450 2 4 1.6 6/12 1993 3.2 9 Nguyễn Văn Nhàn xóm 1 Eatung Krông Ana 0976658092 0.6 4 2 10/12 1987 3 10 Dương Đăng Ánh thôn 2 xã EaTur TP BMT 0905657700 5 4 1.7 12/12 1996 3.1 11 Nguyễn Khắc Pha thôn 10 đội 4 xã Eaktu CưKuin 0914227275 5 4 1.6 9/12 1988 3 12 Hoàng Thanh Luyện thôn 1 xã Eaktu CưKuin 0935972794 3 3 1.8 10/12 2007 2.9

Trung bình 2.84 3.83 1.76 3.32

Ngoài đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, khai thác nước tưới từ nước mặt và nước ngầm là những khoản chi phí quan trọng nhất. Mức đầu tư trên một hécta rất khác giữa các vùng sinh thái khác nhau. Những vùng chuyên canh trồng cà phê như huyện Cư Mgar, huyện Krông Năng, Thị xã Buôn Hồ người dân rất chú trọng đầu tư. Tuy nhiên ở cùng mức đầu tư sản lượng gần tương đương nhau như vậy nên yếu tố giống có thể xem là yếu tố hạn chế hàng đầu. vì phần lớn giống trồng có thời gian trồng từ năm 1988, năm 1997 đến nay đã trên 16 đến 25 năm nên năng suất giảm dần. Sản lượng/lần thu hoạch của điều tra: 33,20 tạ/ha khá cao so với mặt bằng chung cuả tỉnh Đắk Lắk (25,62 tạ/ha).

4.1.4.2 Chi phí đầu tư cho một ha trong năm

Bảng 4.7: Giá thành sản xuất cho một ha cà phê đầu tư

Stt Hạng mục Đvt Cà phê Vối

1 Số nông dân điều tra hộ 12

2 Diện tích gieo trồng trung bình ha/hộ 2,84

3 Sản lượng sản phẩm thu hoạch tấn 39,80

4 Năng suất trên diện tích gieo trồng tạ/ ha 33,20

5 Tổng thu đ 130.519.160

6 Tổng chi phí sản xuất đ 67.630.000

-Vật tư đ 31.200.000

- Công lao động đ 30.430.000

- Khấu hao vườn cây đ 6.000.000

7 Doanh thu thuần đ 62.889.160

8 Lãi gộp đ 93.319.160

9 Cơ cấu chi phí sản xuất % 100

- Phân bón - 36,11

- Nhiên liệu cho tưới nước - 4,88

-Thuốc Bảo vệ thực vật - 2,19

- Khác (khấu hao vườn cây, dụng cụ..) - 11,83

- Chi phí lao động - 44,99

+ Chi phí lao động thuê ngoài - 26,57

+ Chi phí lao động gia đình - 18,42

10 Chi phí sản xuất 1 kg cà phê nhân đ/ kg 20.370

Nguôn: kết quả điều tra

Sau một năm đầu tư thì người nông dân không có gì mong muốn hơn được thấy công sức lao động của mình thể hiện qua giá trị thu nhập đem lại cho gia đình từ cây cà phê. Kết quả điều tra tổng hợp về tình hình thu chi cho một ha cà phê trong năm của

hộ trồng cà phê vối (bảng 4.1.4.2). cho thấy phân bón chiếm tỷ lệ khá cao 36,11% (24,42 triệu đồng) trong tổng phần vật tư chi cho cây cà phê cho cả vụ (31,20 triệu đồng). Sau đó đến tưới nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao 4,88% (3,30 triệu đồng), thuốc bảo vệ thực vật 2,19% (1,48 triệu đồng).

Công lao động tập trung nặng ở các khâu thu hoạch cà phê, làm cành và tưới nước. Hộ nông dân phải thuê công lao động bên ngoài để làm kịp thời vụ. Trong đó, công lao động thuê vẫn lớn hơn công gia đình và chiếm tỷ lệ 26,57% trong cơ cấu sản xuất (chiếm 59,05% so với công lao động gia đình) so với công lao động gia đình 18,42%.

Từ kết quả điều tra, nghiên cứu ở trên, có thể thấy các yếu tố hạn chế đến sản xuất cà phê đang làm tăng giá thành như sau: Sử dụng phân bón, giống, tưới nước, bảo vệ thực vật.

Điểm nổi bật cần quan tâm là mức chênh lệch giữa lợi nhuận thuần đã tính công lao động- gia đình, và lợi nhuận gộp chưa tính 2 loại chi phí này khá cao. Khi tính công lao động thì tổng thu nhập thuần sau khi trừ chi phí là 62.889,160 đồng. Không tính cả công lao động gia đình thì lợi nhuận của hộ là khá cao 93.319,160 đồng. Điều này chứng tỏ là công lao động gia đình đã đóng góp thêm một phần lợi nhuận tương đối lớn đối với người nông dân vì thực tế 2 loại chi phí này người dân không phải chi trả mà người dân sử dụng công sức của mình và tận dụng những lợi thế sẵn có để góp phần làm giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho mình.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của việc trồng cà phê cũng khá cao đạt 48% tức một đồng doanh thu có thể cho ra 0,48 đồng lợi nhuận. Như vậy với giá bán 39.313 đ/kg năm 2012 thì người trồng cà phê ở Đắk Lắk có hiệu quả từ đạt 1,48 lần.

(chi tiết xem phụ lục 10)

Có thể thấy quá trình sản xuất đã tạo nhiều hiệu ứng thiết thực về kinh tế xã hội. Việc tăng giá thuê lao động sẽ thu hút thêm nhiều lao động tại địa phương, làm cho thu nhập của người lao động tại địa phương tăng lên và vấn đề lao động nhàn rỗi được giải quyết. Về mặt kinh tế phần lợi nhuận tăng hơn 48% và phần chi phí lao động tăng lên do giá thuê lao động tăng lên. Trong đó, chi phí lao động gia đình thì người dân không phải tốn tiền để chi trả cho phần chi phí này do đối với người dân thì đây là hình thức lấy công làm lời. Đồng thời việc tăng giá thuê lao động sẽ đảm bảo cho việc

có đủ lao động để phục vụ cho sản xuất từ đó việc canh tác của người dân được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sẽ gây tranh chấp nhân công vào giai đoạn thời vụ cần nhiều công lao động.

4.1.5 Chất lượng cà phê xuất khẩu

Chất lượng cà phê nhân ngày càng được chú trọng do các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật cần những sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu. Cà phê chất lượng cao thường có giá bán cao hơn các loại cà phê thông thường.

Bảng 4.8: Sản lượng các loại cà phê nhân xuất khẩu

TT Cấp loại Độ ẩm (%) Tạp chất (%) Hạt đen vỡ (%) Cỡ sàn (mm) A TCVN 4193 : 2005 1 Loại đặc biệt (6.3-7.1 mm) 12.5 0,1-0.5 0.1-1 16; 18 2 Cà phê Robusta R1 (6.3-7.1 mm) 12.5 0.5 2 16; 12 4 Cà phê Robusta R2 13 1 5 12

B Lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk năm 2012

Cấp loại Số lượng (tấn) Tỷ trọng (%)

1 Sản lượng xuất khẩu 298.181 100

2 Cà phê nhân hạng đặc biệt 69.134 23.19

3 Cà phê Robusta R1 105.163 35.27

4 Cà phê Robusta R2 123.884 41.55

Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo niên vụ cà phê 2011-2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk Năm 2012 tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu cà phê nhân hạng đặc biệt 69.134 tấn (chiếm 23.19%) phần lớn qua chế biến ướt, khô theo quy trình đồng bộ tại các công ty, nông trường cà phê đóng trên địa bàn có đầu tư công nghệ, còn lại qua sàn lọc, cà phê

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 46 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w