Về chế biến, bảo quản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 48 - 49)

Phần lớn nông dân thu hái quả còn chín xanh đến chín sinh lý (từ 50-89% chín/cây), do khó khăn về thuê công lao động, bảo quản cà phê tươi trên cây trong vườn. Mặc khác công lao động cao từ 120.000 đến 130.000 đ/ công hái cho một ngày nên nông dân thường tập trung thu hoạch xong cà phê sau 2-3 đợt hái. Chính vì tâm lý trên nên phần lớn cà phê sau thu hoạch có chất lượng không cao, hạt đen, hạt mốc cao, tỷ lệ đạt thành phẩm nhân xô giảm sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hạt cà phê khi bán ra cho đại lý. Có 8,33% nông dân (1/12 hộ nông dân) phỏng vấn có sử dụng thêm lò sấy đốt bằng than, củi để sấy khô cà phê tươi tranh thủ thời vụ. Tuy nhiên, những nông dân này có lượng cà phê tương đối lớn, có diện tích trên 5 ha. Có 100% nông dân điều tra (12/12 hộ nông dân) phơi ca tươi trên sân đất, nền xi măng, bao bạt là chủ yếu. Có 25% nông dân( 3/12 hộ nông dân) có dùng máy xát làm bong vỏ cà tươi để phơi cho nhanh khô. Sau các công đoạn trên phần lớn 100% nông dân (12/12 hộ nông dân) xay bỏ vỏ đóng bao cà nhân cất để dành hoặc bán theo mục đích sử dụng.

Như vậy, nông dân vẫn áp dụng chế biến khô là chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều công phơi đảo, đòi hỏi diện tích kho và sân phơi lớn. Vẫn chưa áp dụng chế biến ướt để tăng giá trị hạt cà phê nhân do ngại đầu tư, chi phí lớn. Người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp, tư thương lo liệu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w