Nhìn chung, trong những năm qua, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động giao dịch cà phê tỉnh Đăkăk còn tồn tại những khó khăn, bất cập sau:
* Nhân tố chủ quan:
- Cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất tới kinh doanh cà phê. Ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Braxin, Colombia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này. Vào thời vụ thu hoạch giá cà phê thường xuống thấp, còn vào giữa niên vụ giá cà phê thường tăng lên do hàng bị khan hiếm. Chính vì lý do này mà các nước xuất khẩu cà phê nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có lợi thế hơn khi họ có đủ nguồn tài chính phục vụ cho việc dự trữ cà phê.
- Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới 5 năm. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới những người nông dân vùng có nguồn tài chính hạn chế thì vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt khác do thời gian khai thác đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có biến động theo chiều có lợi thì những người trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội ngay được. Còn khi đưa vào kinh doanh được thì thị trường cà phê lại có những biến chuyển bất lợi khác.
- Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên. Những năm do hạn hán, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng lớn tới thị trường cà phê thế giới và làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia, cũng như kế hoạch của các quốc gia và các công ty kinh doanh cà phê, đặc biệt là đối với những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Braxin, Việt Nam.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn thấp và không đồng đều, Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới và với Indonesia.
* Về hoạt động xuất khẩu
Kinh doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng tương lai, giá trừ lùi…Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ trong xuất khẩu cà phê sang các thị trường nước ngoài thông qua công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có giá chuẩn về cà phê, dẫn
đến liên tục bị các thương nhân nước ngoài ép giá, gây thiệt hại chủ yếu cho người trồng cà phê trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
*Về hoạt động thu mua cà phê, nguyên liệu trong nước
Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, thiếu tập trung, chủ yếu áp dụng phương thức ký gửi cà phê thông qua đại lý, công ty với nhiều khâu trung gian, đa cấp góp phần đẩy chi phí lên cao dẫn đến hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh gây thiệt hại dây chuyền từ đại lý tới nhà xuất khẩu.
* Nhân tố khách quan:
Tình hình suy thoái kinh tế năm 2012 tiếp tục diễn ra gay gắt, Châu Âu tiếp tục khủng hoảng nợ công kéo dài, Nhật phải tái thiết lại nền kinh tế sau thảm họa động đất,... ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng, xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Năm 2012 cũng là năm kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn, mục tiêu tăng trưởng GDP của cả nước giảm dưới 5%, ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng thắt chặt tín dụng do dư nợ xấu tăng cao làm hạn chế về vay vốn đối với danh nghiệp xuất khẩu cà phê làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê nói chung.
4.3 Thực trạng hoạt động tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
4.3.1 Mô hình hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê BuônMaThuột
Mô hình tổ chức hoạt động của Trung tâm là tổ chức thị trường giao sau sau gắn liền với thị trường giao ngay có hàng thực, với các lệnh mua bán được khớp liên tục làm tăng tính thanh khoản, tạo nên cơ sở giá để tham chiếu, thúc đẩy hoạt động của thị trường giao ngay phát triển song song nhằm hình thành một thị trường giao dịch cà phê giao ngay tập trung, hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho người trồng cà phê, loại bỏ dần các nguy cơ tiềm ẩn của thị trường hàng hóa truyền thống. Việc giao dịch đồng bộ hiện đại với nhiều nguồn lực tham gia công khai, minh bạch, an toàn trong kinh doanh.
4.3.2 Phương thức giao dịch cà phê tại trung tâm giao dịch cà phê BuônMaThuột
Trung tâm là kênh trung gian giữa nông dân với các nhà đầu tư, nhà thu mua nông sản nhằm cung cấp các dịch vụ tối ưu với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê, hài hòa được lợi ích hai bên và giảm thiểu tối đa những bất lợi trong giao dịch sản phẩm cho người sản xuất và xuất khẩu. Với phương thức giao
ngay (thị trường sơ cấp) các Thành viên đăng ký bán là nông dân đưa hàng đến kho của Trung tâm, làm thủ tục nhập hàng và được cấp chứng thư gửi kho. Chứng thư này được lưu ký ngay vào hệ thống mạng để thực hiện việc đặt lệnh chào bán với khối lượng hàng ký gửi.
Sơ đồ 4.2: Kênh giao dịch cà phê tại Trung tâm
Nguồn: vẽ minh họa kênh giao dịch cà phê tại Trung tâm Nông dân bán cà phê Ngân hàng ủy thác TT Đăng ký thành tổ chức thành viên của Trung tâm
Công bố thông tin giao dịch Trung tâm thanh
toán bù trừ Tổ chức kinh doanh cà phê Tổ chức môi giới Tổ chức sản xuất cà phê Ký quỹ giao dịch Đặt lệnh mua, bán cà phê Qua mạng Internet Tại Trung tâm giao dịch Chốt giá đơn hàng giao ngay, sau trong
phiên giao dịch
Xác minh khả năng thanh toán mua, bán giao ngay, kỳ hạn.. Không đăng ký thành viên Đấu giá và khớp lệnh Cà phê có phẩm cấp Cà phê không có phẩm cấp Giao dịch điện tử thành công TT Phí T.tâm, môi giới, kiểm
định...
Giao khách hàng theo HĐ
Giám định hàng hóa
Cà phê gửi kho tại Trung tâm
Máy chủ
Sau khi có nhu cầu bán hàng, người nông dân sẽ trực tiếp đặt lệnh chào bán số lượng cà phê ký gửi thông qua hệ thống đấu giá khớp lệnh điện tử kết nối trực tiếp với người mua hàng. Sau khi khớp lệnh với các lệnh chào mua của Trung tâm đặt, các giao dịch thành công này sẽ được tất toán bằng hình thức người bán nhận được tiền, người mua nhận được hàng tại hệ thống kho của Trung tâm. Hợp đồng mua bán trên sàn do Trung tâm ban hành, người bán và người mua ký trực tiếp với nhau dưới sự giám sát của trung tâm. Thông qua các ngân hàng ủy thác cung cấp dịch vụ tín dụng, ủy thác thanh toán.
Người nông dân tham gia giao dịch, ký gửi cà phê tại Trung tâm được cấp chứng thư gửi kho, có thể thế chấp cà phê và vay ứng trước một khoản tiền với lãi suất hợp lý nhằm trang trải chi phí và tái đầu tư vườn cây kịp thời vụ.
4.3.3 Xây dựng Quy trình nghiệp vụ và quản trị rủi ro của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cà phê Buôn Ma Thuột
* Quy trình nghiệp vụ: Trên cơ sở các quy định tại Điều lệ hoạt động giao dịch,
Trung tâm đã soạn thảo và ban hành hệ thống quy trình nghiệp vụ nhằm hướng dẫn Thành viên, Nhà đầu tư cũng như đội ngũ nhân viên Trung tâm hiểu rõ và nắm vững các quy định, các bước thực hiện từng nghiệp vụ cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn về:
• Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm Thành viên • Quy trình công nhận tư cách Thành viên
• Quy trình cấp, cấp lại, thu hồi thẻ Đại diện giao dịch • Quy trình chấm dứt tư cách Thành viên
• Quy trình đăng ký giao dịch • Cách thức đặt lệnh giao dịch • Quy trình giao dịch
• Quy trình quản lý tỷ lệ ký quỹ • Cách thức nộp/ rút tiền
• Quy trình đăng ký giao hàng • Quy trình gửi hàng/rút hàng • Quy trình cầm cố hàng
• Quy trình lưu ký chứng thư gửi kho • Quy trình giám sát giao dịch
• Quy trình kiểm soát, quản trị rủi ro
Có thể thấy Trung tâm đã xây dựng các quy trình, quy phạm tương đối chặt chẻ, hướng dẫn giao dịch trên sàn nhằm tạo thuận lợi cho việc giao dịch minh bạch, công khai giữa các bên khi tham gia giao dịch qua sàn.
*Quản trị rủi ro: Trung tâm đã thực hiện những biện pháp sau.
- Ký quỹ bắt buộc trước khi giao dịch; bắt buộc gia tăng tiền ký quỹ trước tháng giao hàng một số ngày nhất định để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Đánh giá trạng thái lãi hoặc lỗ của Thành viên, Nhà đầu tư cuối phiên và yêu cầu bổ sung kỹ quỹ (nếu cần) để duy trì trạng thái. Cho phép tất toán trạng thái (đóng bớt trạng thái mở) bằng một lệnh giao dịch ngược chiều, cùng kỳ hạn hợp đồng. Biên độ dao động giá: Khống chế mức giá trần, giá sàn đối với các lệnh giao dịch đặt vào hệ thống.
- Cho phép tự thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng. Xây dựng hạn mức giao dịch cho từng đối tượng Thành viên, Nhà đầu tư.
- Thiết lập các tỷ lệ cảnh báo. Các công thức tính đảm bảo mức giá giao dịch không ảnh hưởng đến toàn thị trường, phòng ngừa các trường hợp làm giá, gian lận thị trường.
Với các chế tài trên Trung tâm giao dịch cà phê đã hạn chế tối đa những rủi ro trong giao dịch qua sàn tại Trung tâm trong những năm qua.
4.3.4 Phẩm cấp và chủng loại sản phẩm giao dịch
Phẩm cấp và chủng loại cà phê giao dịch tại Trung tâm được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn cà phê của Việt Nam. Tuân theo các quy định về phẩm cấp và chủng loại cà phê giao dịch đã được quy định tại Quy chế giao dịch. Tất cả hàng hóa là cà phê nhân trước khi tiến hành giao dịch mua bán tại Sàn giao dịch đều phải được cấp chứng thư gửi kho; việc xác định phẩm cấp và chất lượng cà phê do một cơ quan kiểm định chất lượng chuyên nghiệp, có tư cách pháp nhân và được Trung tâm ủy thác thực hiện (thể hiện qua bảng 4.3.4 trang 58)
Bảng 4.9: Phẩm cấp và chủng loại cà phê giao dịch tại Trung tâm STT Loại hàng Chất lượng Ẩm độ (%) Tạp chất (%) Đen vỡ (%) Tổng lỗi trên 300g Cỡ sàng Tỷ lệ tối thiểu 1 Robusta loại I S 18 12.5 0.5 2 - N018, 16 90/10 2 Robusta loại I S 18 12.5 0.1 0.1- 0.3 - N018,16 (100/S16) 90/10 3 Robusta loại I S 16 12.5 0.5 2 - N016,13 90/10 4 Robusta loại I S 16 12.5 0.1 0.1- 0.3 - N016, 13 90/10 5 Robusta loại I S 16 12.5 0.1 0.1- 0.3 - N016, 13 90/10 6 Robusta loại II S 13 12.5 0.5 3 - N013/ 012 90/10 7 Robusta loại II S 13 13 1 5 - N013/ 012 90/10 8 Robusta loại II S 13 12.5 0.1 0.1- 0.5 - N013/ 012 90/10 TCVN – 4193 : 2005 9 Hạng đặc biệt 12.5 - - 30 N018/ 16 90/10 10 Hạng 1a 12.5 - - 60 N016/ 13 90/10 11 Hạng 1b 12.5 - - 90 N016/ 013 90/10 12 Hạng 2a 12.5 - - 120 N013/ 012 90/10 13 Hạng 2b 12.5 - - 150 N013/ 012 90/10 14 Hạng 2c 12.5 - - 200 N013/ 012 90/10 15 Hạng 3 12.5 - - 250 N012/ 010 90/10
Nguồn: Sở giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
*Sản phẩm cà phê giao ngay: Sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn
Sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn là hợp đồng giao sau cà phê Robusta loại R2B của Trung tâm. Hợp đồng này được đưa vào giao dịch bắt đầu từ ngày 15/3/2011, mang đến cho những đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Trung tâm niêm yết giao dịch sáu hợp đồng liên tiếp tương ứng với sáu tháng đáo hạn hợp đồng, phù hợp với niên vụ sản xuất và tình hình kinh doanh cà phê thực tế tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Khối lượng giao dịch đối với giao dịch khớp lệnh liên tục tối thiểu 1 lô (2 tấn), đối với giao dịch thỏa thuận tối thiểu là 9 lô (18 tấn). Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, Trung tâm giao dịch yêu cầu
mỗi bên ký quỹ 10% giá trị hợp đồng và duy trì mức ký quỹ để duy trì trạng thái đang nắm giữ cho đến khi tất toán.
4.3.5 Giao dịch mua bán cà phê của các thành viên
Bảng 4.105. Số lượng thành viên tham gia Trung tâm giao dịch đến năm 2012
Danh mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 20012/2011 Mức %
1. Số lượng thành viên đơn vị 72 90 18 20.00
2.Thành viên đăng ký bán hộ 47 63 16 25.40
3. Thành viên kinh doanh đơn vị 21 23 2 8.70
4. Thành viên môi giới đơn vị 4 4 0 0.00
5. Khối lượng cà phê giao dịch tấn 14.066 4.254 -9812 -230.65
Nguồn: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Năm 2012 số lượng các thành viên có tăng so với năm 2011. Trong đó
số lượng thành viên tham gia giao dịch qua Trung tâm năm 2012 là 90 thành viên tăng lên 18 thành viên so với năm 2011(72 thành viên), có 23 thành viên kinh doanh là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê tại ĐắkLắk và các tỉnh lân cận; 04 thành viên môi giới là các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ môi giới tại sàn. Tuy tăng về số lượng Thành viên giao dịch nhưng khối lượng cà phê giao dịch năm 2012 giảm rất thấp so với năm 2011. Trung tâm cũng chưa thu hút được các doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn cả nước tham gia làm thành viên đăng ký bán. Số thành viên kinh doanh và thành viên môi giới còn hạn chế so với hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước, trong đó có hơn 15 doanh nghiệp kinh doanh cà phê hàng đầu tại tỉnh Đắk Lắk. Lý do các công ty vẫn chưa tham gia mua cà phê qua Trung tâm là vì họ đã quen với phương thức truyền thống là thu mua cà phê từ đại lý, nông dân và họ đã có nguồn thu mua ổn định, bên cạnh đó lượng cà phê mà nông dân gửi vào bán còn rất ít nên chưa thật sự thu hút họ quan tâm đến loại hình mua bán mới này.
4.3.6 Hoạt động trên thị trường giao dịch giao ngay
Ngay sau thời điểm khai trương hoạt động tháng 12/2008, Sở giao dịch thực hiện tiếp nhận ký gửi cà phê của các Thành viên tham gia và tổ chức hoạt động đấu giá khớp lệnh tập trung. Từ đó đến nay, Sở giao dịch đã có nhiều thay đổi trong giao dịch giao ngay để phù hợp hơn với người nông dân như: hạ thấp lượng cà phê ký gửi để đủ
điều kiện đăng ký làm thành viên bán từ 5 tấn xuống còn 1 tấn; điều chỉnh khối lượng hợp đồng từ 1 tấn trở lên là có thể thực hiện được một phiên giao dịch trên sàn; và nhiều thủ tục hành chính khác cũng được đơn giản… Sau hơn ba năm hoạt động, đã thu được một số kết quả sau:
- Niên vụ 2008 - 2009, có 18 lượt Thành viên gửi cà phê tại kho Trung tâm với tổng số lượng trên 407 tấn, trong đó giao dịch khớp lệnh là 93 tấn, Giao dịch thỏa thuận bán ngoài 12 tấn, tồn kho 302 tấn.
- Niên vụ 2009 - 2010, có 43 lượt Thành viên gửi cà phê tại kho Trung tâm, tổng số lượng gửi kho trên 641 tấn, giao dịch mua bán thỏa thuận không qua khớp lệnh là