Mạng lưới cung ứng và lưu thông cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 54 - 56)

Qua điều tra cho thấy (thể hiện qua sơ đồ 4.1.6 trang sau) kênh phân phối của các nông hộ trồng cà phê rất đa dạng. Nông dân sau thu hoạch bán cà phê dạng quả tươi (cà phê vừa thu hoạch xong) chủ yếu cho người thu gom tại vườn, đại lý nhỏ số lượng ít để trang trải chi phí vật tư nông nghiệp, chi trả các khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất…Điều đáng quan tâm là ở chổ trong lúc bán thì người đưa giá lại là

người mua và như vậy một lần nữa người mua lại giành quyền ưu tiên, thiệt hại vẫn thuộc về người bán (nông dân) đang cần tiền.

Nông dân sau thu hoạch bán cà phê dạng quả khô, cà phê nhân đã xát vỏ (đã qua bóc vỏ và sát khô còn lại hạt) chủ yếu cho các trung gian là đại lý, doanh nghiệp trên địa bàn là chính sau khi đã khảo sát giá qua báo chí, thị trường. Họ không có chọn lựa khắc khe về doanh nghiệp tiêu thụ để bán. Cần tiền, chi tiêu, khi thấy giá cà phê lên sẽ bán dần. Với xu hướng trên nên cũng ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi cần nguồn hàng giao cho đối tác phải mua giá cao, chịu lỗ. Các cơ sở thu mua này sau thu mua gom hàng cho các công ty lớn có năng lực xuất khẩu trên địa bàn. Các Công ty trên cũng chỉ mới dừng lại ở khâu sơ chế, phân loại chọn lựa, đánh bóng và xuất khẩu sản phẩm thô.

Sơ đồ 4.1 : Kênh tiêu thụ cà phê trên thị trường Đắk Lắk

Nguồn: vẽ minh họa kết quả điều tra kênh tiêu thụ cà phê

Kênh mua bán trực tiếp từ nông dân hiện nay của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhà chế biến đa quốc gia hiện nay đang phát triển mạnh. Với tiềm

Người thu gom

Đại lý thu mua nhỏ; Doanh nghiệp thu mua

chế biến, phân loại

Nông dân bán cà phê

Công ty trong nước trên địa bàn

Xuất ra cảng cho đối

tác(Fob)

Xuất cho đối tác, nhà chế biến nước ngoài... Doanh nghiệp nước

ngoài; nhà chế biến nước ngoài Doanh nghiệp ngoài tỉnh Doanh nghiệp chế biến trong nước Sản phẩm chế biến xuất trong nước, ngoài nước 1 1 2 1 3 2;4 2 2;3

lực về vốn, thông qua các đại lý trung gian, các chương trình cà phê có chứng chỉ. Họ tận dụng thu gom, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về vốn để xuất khẩu và đem lại lợi nhuận lớn cho khâu trung gian này.

Kênh mua bán trực tiếp đến nhà chế biến trong nước phục vụ tại chỗ với sản lượng còn thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐắK LắK (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w