Đối tƣợng và cơ sở TNSP:

Một phần của tài liệu rèn luyện tính tích cực, tự lập cho học sinh khi dạy bài tập chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nâng cao (Trang 87 - 117)

IX. Cấu trúc của luận văn

3.3.Đối tƣợng và cơ sở TNSP:

Chúng tôi tiến hành TNSP với đối tượng HS lớp 12 thuộc 3 trường THPT của tỉnh Thái Nguyên với các lớp TN và ĐC như sau:

- Trường THPT Ngô Quyền: Lớp TN 12A1; Lớp ĐC 12A2

- Trường THPT Gang Thép: Lớp TN 12A1; Lớp ĐC 12A2

- Trường THPT Dương Tự Minh: Lớp TN 12A1; Lớp ĐC 12A2

Để thực hiện mục đích TNSP, ở mỗi trường đều chọn các cặp lớp TN và ĐC có số lượng, chất lượng tương đương, do vậy chúng tôi chỉ chọn nhóm TN và ĐC trong các cặp lớp trên, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Đặc điểm, chất lƣợng của các lớp TN và ĐC Trƣờng Lớp Tổng số học sinh Chất lƣợng học tập(%) Khá, giỏi TB Yếu THPT Ngô Quyền TN 12A1 40 50 50 0 ĐC 12A2 40 45 55 0 THPT Gang Thép TN 12A1 40 60 40 0 ĐC 12A2 40 45 55 0 THPT Dƣơng Tự Minh TN 12A1 40 40 60 0 ĐC 12A2 40 37.5 62.5 0 3.4. Phƣơng pháp TNSP:

- Điều tra khảo sát đặc điểm tình hình Dạy - Học Vật lý ở cả ba trường chọn làm TNSP; điều tra cơ bản để nắm thông tin cần thiết về các lớp TN và ĐC. - Tiến hành triển khai sử dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn, tổ chức, hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương án đã chuẩn bị ở lớp TN, ĐC với phương pháp dạy học của giáo viên ở lớp đối chứng. Cụ thể giáo viên cộng tác TN sẽ dạy ở lớp TN theo giáo án người thực hiện đề tài đã chuẩn bị và dạy ở lớp ĐC theo cách dạy của giáo viên cộng tác vẫn sử dụng.

- Kiểm tra ở các lớp với cùng một nội dung do người thực hiện đề tài chuẩn bị, trong cùng một thời gian.

- Dự giờ, thảo luận với giáo viên công tác, tổng kết, phân tích xử lí kết quả một cách khách quan, khoa học.

- Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra các kết luận về đề tài nghiên cứu.

3.5 Phƣơng pháp đánh giá kết quả:

Để đánh giá kết quả TN, chúng tôi chủ yếu dựa trên hai cơ sở đánh giá sau:

3.5.1. Dựa trên sự quan sát những biểu hiện của tính tích cực và những kết quả trong học tập của học sinh.

+ Ở trên lớp

- Số học sinh chú ý đến công việc giải bài tập. - Số lần HS giơ tay phát biểu ý kiến.

- Số lần HS mô tả, viết lại được đúng điều đã học, số học sinh vận dụng cách giải đã xây dựng để giải các bài tập tương tự.

- Số lần HS trả lời được các câu hỏi tìm tòi, vận dụng. - Số lần HS đề xuất được các phương án giải khác. + Khi ở nhà

- Số học sinh không giải bài tập được giao - Số HS giải hết, không hết bài tập được giao - Số HS giải thêm bài tập ngoài bài tập được giao.

3.5.2. Kết quả định lƣợng của các bài kiểm tra:

Để đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học về mặt định lượng, chúng tôi cho HS làm các bài kiểm tra viết, nội dung là giải các bài tập đơn giản đến phức tạp, tương tự bài tập đã hướng dẫn giải hoặc những bài tập tình huống mới. Sau đó các bài kiểm tra được cùng một người chấm, dựa trên cùng thang điểm 10 và đánh giá, xếp loại như sau:

Loại giỏi: điểm 9, 10; Loại khá: điểm 7, 8; Loại TB: điểm 5, 6 Loại yếu: điểm 3, 4: Loại kém: 0, 1, 2.

Từ kết quả kiểm tra của học sinh, việc đánh giá được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp thống kê toán học phân tích và xử lý các kết quả thu được.

3.6. Tiến hành TNSP:

Việc giảng dạy các bài TN được bố trí theo đúng trình tự của phân phối chương trình, để đảm bảo không gây xáo trộn trong công việc chung của nhà trường, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tâm lý của GV và HS nhằm mục đích thu được những kết quả khách quan, độ chính xác cao. Trong các giờ dạy TN, GV cộng tác dạy ở lớp TN theo đúng phương án soạn thảo của đề tài, còn các lớp đối ĐC vận dụng theo cách thường dùng.

GV dạy TN:

Trường THPT Ngô Quyền: Triệu Đình Huy

Trường THPT Gang Thép: Vũ Hồng Thái

Trường THPT Dương Tự Minh: Phạm Thị Bích Ngọc

Do điều kiện địa lý của các trường và điều kiện về thời gian, nên người thực hiện đề tài không thể có mặt trong tất cả các tiết dạy. Trường THPT Ngô Quyền chúng tôi dự cả 6 tiết luyện tập ở hai lớp TN và ĐC. Trường THPT Gang Thép chỉ dự được 2 tiết , Trường THPT Dương Tự Minh chúng tôi chỉ dự được 2 tiết, các tiết học khác đều có sự trao đổi lại với GV dạy TN.

3.7. Kết quả và xử lý kết quả TNSP:

3.7.1. Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cụ thể về các biểu hiện của tính tích cực, tự lực đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực:

Những dấu hiệu TN

(120)

ĐC (120)

1. Bình quân số lần giơ tay của HS trong tiết học 6 2

2. Bình quân số lần HS trả lời đúng những điều đã học 7/10 5/10 3. Bình quân số lần HS trả lời đúng những câu hỏi tìm

tòi, vận dụng.

10/16 3/16

4. Bình quân số lần HS đề xuất được phương pháp giải khác trong một tiết học

0,8/4 0

5. Số HS chú ý đến công việc giải bài 90% 70%

6. Số HS không giải bài tập được giao 10% 17%

7. Số HS không giải hết bài tập được giao 35% 60%

8. Số HS giải hết bài tập được giao 50% 20%

9. Số HS giải thêm bài tập được giao 5% 3%

Qua dự các giờ TN chúng tôi thấy ở lớp TN HS phấn khởi, hào hứng tham gia vào quá trình giải bài tập tích cực suy nghĩ trước sự định hướng của GV. Mức độ tích cực của HS ngày càng được tăng từ giờ học trước đến giờ học sau, đặc biệt thể hiện ở sự phản ứng của HS trước những câu hỏi của GV, ở tiết đầu tiên vì chưa làm quen với cách tổ chức và hướng dẫn giải bài tập theo kiểu định hướng do đó trước mỗi câu hỏi định hướng của GV, HS cần có thời gian suy nghĩ, do đó phản ứng còn chậm chạp, chưa chủ động phát biểu ý kiến của mình. Ở tiết 2 do đã qua một giờ luyện tập và được vận dụng cách hướng dẫn của GV để tự lực giải các bài tập ở nhà nên HS phản ứng nhanh nhẹn hơn, hoạt động nhận thức diễn ra nhanh hơn, tích cực hơn, những suy nghĩ của HS được diễn đạt

rõ ràng, rành mạch hơn, HS mạnh dạn chủ động hơn trong việc nêu nên ý kiến của mình. Ở tiết 3, HS đã có được hình dung về cách giải một bài tập khá rõ ràng nên việc thực hiện các bước đó trong giải bài tập diễn ra nhanh chóng hơn, khả năng tiếp cận và tìm ra hướng giải quyết vấn đề cũng nhanh và chính xác hơn.

Qua bảng trên ta thấy các dấu hiệu nhận biết mức độ tích cực của HS ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Chứng tỏ phương pháp giảng dạy ở nhóm TN có tác dụng phát huy tính tích cực, tự lực của HS hơn phương pháp mà GV sử dụng ở nhóm ĐC.

3.7.2. Kết quả kiểm tra:

Bảng 3.3 : Kết quả kiểm tra Điểm Trƣờng THPT Ngô Quyền Trƣờng THPT Gang Thép Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh

12A1 12A2 12A1 12A2 12A1 12A2

0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 3 0 2 2 0 3 0 1 2 3 3 1 5 1 2 2 2 4 2 0 1 3 1 5 5 5 10 6 5 6 6 6 9 9 7 11 8 6 7 11 6 11 7 8 9 8 6 4 8 3 6 6 9 4 2 5 4 5 1 10 2 0 1 1 2 0 Tổng 40 40 40 40 40 40 Điểm trung bình cộng: Nhóm TN:X = 6.7; Nhóm ĐC: Y = 5.6

Bảng 3.4: Xếp loại kiểm tra

Nhóm Số SV Kém Yếu T. Bình Khá Giỏi 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 120 2 8 41 50 19 % 1.7 6.6 34.2 41.7 15.9 Đối chứng 120 13 17 47 35 8 % 10.8 14.2 39.2 29.1 6.7

Bảng 3.5 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra

Điểm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Xi(Yi) ni W(%) ni(X-X)2 ni W(%) ni(Y-Y)2 0 0 0.0 0.0 0 0.0 0.0 1 0 0.0 0.0 6 5.0 127 2 2 1.7 44.2 7 5.8 90.7 3 4 3.3 54.8 9 7.5 60.8 4 4 3.3 29.2 8 6.7 20.5 5 17 14.2 49.1 21 17.5 7.6 6 24 20.0 11.8 26 21.7 4.2 7 30 25.0 2.7 22 18.3 43.1 8 20 16.7 33.8 13 10.8 74.9 9 14 11.7 74.1 7 5.9 80.9 10 5 4.2 54.5 1 0.8 19.4 Tổng 120 100.0 354.0 120 100.0 529.0

1.7 6.6 34.2 41.7 15.9 10.8 14.2 39.2 29.1 6.7 0 10 20 30 40 50 KÐm Yªó TB Kh¸ Giái

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TN ĐC 0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thùc nghiÖm §èi chøng

Đồ thị 3.1: Đồ thị đƣờng phân phối tần suất

W(%)

Tính các tham số thống kê bài kiểm tra : - Phương sai: S2 X = n ) X X ( ni i  2  = 2.95 S2 Y = n ) Y Y ( ni i  2  = 4.41 - Độ lệch chuẩn: X = 2 X S = 1.7; Y = 2.1 - Hệ số biến thiên: VX = X X  100% = 25.5% VY = Y Y  100% = 38.3% - Hệ số Student: ttt = 2 2 ) ( Y X S S n Y X   = 4.58

Tra bảng hệ số Student với  = 0,01 ; n = 120>100 ta có t(120 ; 0, 01) = 2,58.

Nhận xét : Giá trị của hệ số Student theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lý thuyết với độ tin cậy 99%. Điều này khẳng định giá trị trung bình cộng điểm kiểm tra là có ý nghĩa.

Sự tổng hợp các tham số thống kê cho thấy:

- Các giá trị trung bình của nhóm TN luôn luôn lớn hơn giá trị trung bình của nhóm ĐC.

- Các tham số thống kê như: Hệ số biến thiên V, phương sai S2, độ lệch chuẩn  của nhóm TN luôn luôn nhỏ hơn các giá trị của nhóm ĐC. Điều đó

chứng tỏ độ phân tán các giá trị xung quanh giá trị trung bình ở nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC.

-Hệ số student tính toán luôn luôn lớn hơn hệ số student tra bảng với độ tin cậy 99%. Vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa hai nhóm TN và ĐC do tác động của phương pháp dạy học do chúng tôi đề xuất là có ý nghĩa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

1) Mức độ tích cực trong hoạt động nhận thức của HS khối TN cao hơn khối ĐC. Cụ thể:

- Những biểu hiện bên ngoài của tính tích cực ở khối TN rõ nét hơn khối ĐC (kết quả quan sát các dấu hiệu nhận biết tính tích cực của HS khối TN đều cao hơn khối ĐC).

- HS khối TN tích cực suy nghĩ tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra hơn so với HS khối ĐC. Trong quá trình giải bài tập HS khối TN luôn luôn suy nghĩ, hướng theo những câu hỏi gợi ý của GV để tự mình tìm ra cách giải quyết, còn HS khối ĐC chỉ theo dõi sự trình bày lời giải của GV hoặc của HS khác một cách thụ động.

- Chất lượng học tập của HS TN cao hơn khối ĐC được thể hiện rõ ở chỗ: + Điểm trung bình của HS TN cao hơn HS khối ĐC.

+ Điểm khá, giỏi của khối TN cao hơn khối ĐC, điểm của khối TN phần đa tập trung ở các điểm 5, 6, 7, 8 còn ở khối ĐC tập trung ở các điểm 4,5,6,7.

+ Hệ số biến thiên V, phương sai S2, độ lệch chuẩn  của khối TN bao giờ cũng nhỏ hơn khối ĐC. Nghĩa là độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của các lớp TN nhỏ hơn.

+ Các đường biểu diễn sự phân phối tần suất trong lần kiểm tra của khối TN đều nằm về bên phải và dịch chuyển theo chiều tăng của điểm số Xi so với khối ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của HS khối TN tốt hơn.

+ Hệ số studun ttt > t(n,  ), chứng tỏ chất lượng học tập của HS ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là có ý nghĩa, chứ không phải ngẫu nhiên.

2) Các GV vật lý ở các trường TNSP đều khẳng định, phương án dạy học này có hiệu quả hơn, rèn luyện được tính tích cực, tự lực của HS.

Tóm lại, các kết quả thu được trong TNSP về căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN CHUNG

Nâng cao chất lượng dạy học Vật lí là nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong đó việc rèn luyện tích tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của HS vừa là mục đích vừa là một biện pháp quan trọng thực hiện nhiệm vụ này.

Tính tích cực nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.

Tính tích cực, tự lực của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hứng thú nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khoẻ, môi trường, truyền thống gia đình…Trong đó có nhiều nhân tố GV có thể tác động, điều chỉnh, phát huy chúng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học của GV có tác động quan trọng đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lực của HS.

Để phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học, người học phải được đặt vào vị trí chủ thể, tìm kiếm tri thức. Mọi hoạt động của GV đều phải hướng vào HS.

Phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của HS có thể thực hiện ở nhiều hoạt động trong giờ học Vật lí: Hình thành kiến thức mới, luyện tập, ôn tập kiến thức, thí nghiệm,…

Để phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của HS khi dạy BTVL ở trường THPT có thể có một số biện pháp sau:

+ Lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp với HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hướng dẫn, rèn luyện HS nắm được phương pháp chung để giải bài tập vật lí (Phân tích đầu bài; Phân tích hiện tượng, quá trình vật lý và lập kế hoạch giải; Trình bày lời giải; Kiểm tra và biện luận kết quả). Trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập GV có thể sử dụng kiểu hướng dẫn Angorit, hướng dẫn tìm tòi (hướng dẫn ơristic) hoặc định hướng khái quát chương trình hoá. Bên cạnh đó GV còn sử dụng phiếu hướng dẫn cụ thể, chi tiết để giúp đỡ những HS yếu. Cần làm cho HS nắm được các dạng bài tập của mỗi chương mỗi phần.

Các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng các biện pháp trên trong dạy học BTVL sẽ góp phần rèn luyện tính tích cực của HS trong hoạt động nhận thức.

Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi xin có một số ý kiến đề xuất:

- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mới chỉ vận dụng các biện pháp đã nêu trong chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 nâng cao. Theo chúng tôi có thể vận dụng các biện pháp rèn luyện tính tích cực, tự lực vào các phần khác của sách giáo khoa vật lý phổ thông.

- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của HS có thể vận dụng trong nhiều loại giờ học Vật lí.

- GV cần được thường xuyên tập huấn và trao đổi kinh nghiệm về việc phát huy có hiệu quả giờ bài tập vật lí trong việc nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là rèn luyện TTC và TTL cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Văn Bình (2002) Phân tích chương trình vật lý phổ thông, giáo trình sau đại học. ĐHSP- ĐH Thái Nguyên

2.Nguyễn Duy Chiến, Vấn đề phát triển hứng thú nghiên cứu vật lý ở HS trong dạy học vật lý, “DHVL ở miền núi”, ĐHSPVB (1995)

3. Hà Văn Chính – Trần Nguyên Tường, Các Dạng Bài Tập Mạch Điện Xoay

Một phần của tài liệu rèn luyện tính tích cực, tự lập cho học sinh khi dạy bài tập chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nâng cao (Trang 87 - 117)