IX. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Phân tích thực trạng
Những kết quả điều tra ở trên cho thấy học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập, không hứng thú với môn vật lý, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, thời gian dành cho môn vật lý còn ít, khă năng nhận thức tích cực, tự lực kém, chất lượng học tập còn thấp. Đối với việc giải bài tập vật lý khó khăn chủ yếu mà học sinh mắc phải là chưa nắm vững được cách giải bài tập lý, khó khăn khi chuyển từ ngôn ngữ đời sống sang ngôn ngữ vật lý, khả năng phân tích các hiện tượng vật lý kém, do đó khó khăn trong khi tìm đường lối giải cụ thể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Tính tích cực nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính TL THT là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều chỉnh đảm bảo hoạt động đó có hiệu quả .
Tính tích cực, tự lực của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hứng thú nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khoẻ, môi trường, truyền thống gia đình…Trong đó có nhiều nhân tố GV có thể tác động, điều chỉnh, phát huy chúng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học của GV có tác động quan trọng đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lực của HS. Để rèn luyện TTC và TTL của HS, nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS, phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS, PP phải đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, sử dụng các phương tiện DH hiện đại, các hình thức tổ chức DH khác nhau, kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS v.v.
Chƣơng II: CÁC GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH KHI DẠY BÀI TẬP CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÝ LỚP 12 NÂNG CAO