IX. Cấu trúc của luận văn
1.3.5.2 Phân loại theo đặc điểm của yêu cầu nghiên cứu vấn đề trong bà
Bài tập định tính (bài tập câu hỏi hay bài tập lôgic) : Loại bài tập các điều kiện cho đều nhấn mạnh bản chất vật lý của hiện tượng. Khi giải chúng học sinh phải lập luận trên cơ sở các định luật vật lý, do đó giúp học sinh nắm vững bản chất vật lý của các vấn đề học tập, đồng thời chuẩn bị cho học sinh giải các bài toán tính toán phức tạp vì nó rèn luyện tư duy logic và tập cho học sinh biết phân tích bản chất vật lý của hiện tượng.
Các bài tập định lượng: Khi giải bài tập loại này học sinh phải tính toán để xác định mối liên hệ phụ thuộc về lượng giữa các đại lượng và nhận được câu trả lời dưới dạng một công thức hoặc là một số.Các bài tập này có thể giải trên lớp, trong giờ luyện tập, giao về nhà cho học sinh vận dụng kiến thức. Dạng bài tập này có ưu điểm lớn là làm sâu sắc các kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp nhận thức đặc thù của vật lý, đặc biệt là phương pháp suy luận toán học.
Tuỳ theo phương pháp toán học được vận dụng, bài tập định lượng được quy về các bài tập số học, đại số và hình học.
Đặc biệt, khi các câu hỏi loại này được nêu dưới dạng trắc nghiệm khách quan thì yêu cầu học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng đã được chứng minh trước đó để giải nó một cách nhanh chóng. Vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu bài một cách sâu sắc để vận dụng kiến thức ở mức độ cao .
1.3.5.3Theo phƣơng thức cho điều kiện hoặc phƣơng thức giải.
Người ta phân biệt các loại bài tập: Bài tập bằng lời , bài tập thực nghiệm, bài tập tính toán, bài tập đồ thị.
Bài tập bằng lời: khi giải chủ yếu là lập luận,giải thích bằng lời nói, do vậy có tác dụng lớn trong việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh.
Các bài tập tính toán: Đó là các bài tập khi giải phải sử dụng các phương pháp toán học. Đây là loại bài toán được sử dụng rộng rãi. Các bài tập này có thể giải trên lớp, giao cho học sinh về nhà tập vận dụng kiến thức . Dạng bài tập này có ưu điểm là làm sâu sắc kiến thức của học sinh, rèn cho học sinh phương pháp nhận thức đặc thù của vật lý, đặc biệt phương pháp suy luận toán học.
Các bài tập đồ thị: Phân tích các đồ thị từ điều kiện bài toán để có các dữ liệu giải bài toán đó. Qua việc giải bài tập đồ thị phát triển đựoc kỹ năng vẽ, sử dụng đồ thị là các kỹ năng có tác dụng sâu sắc trong kỹ thuật
Các bài tập thực nghiệm: Khi giải phải sử dụng thí nghiệm để xác định các đại lượng cần cho giải bài tập, cho phép đưa ra lời giải hoặc kiểm tra cách tính toán phù hợp ở mức độ nào đó với điều kiện bài toán, ở đây có thể sử dụng các thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm phức tạp của học sinh.
Để tiến hành các bài tập thí nghiệm, trong phòng thí nghiệm cần phải có trang bị ở mức độ nhất định. Vì những bài tập này có thể mang đặc trưng định tính hoặc định lượng, cách giải phụ thuộc vào vai trò của thí nghiệm. Nếu phải thu thập các số liệu cho tính toán thì phải tiến hành các phép đo tương đối chính xác.
1.3.5.4 Phân loại theo mức độ phức tạp của hoạt động tƣ duy của học sinh
khi tìm lời giải [19].
Qua việc xem xét hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải bài tập vật lý phân chia bài tập vật lý thành hai loại: Bài tập cơ bản (BTCB) và bài tập phức hợp (BTPH).
BTCB: là loại bài tập vật lý mà để tìm được lời giải chỉ cần xác lập mối quan hệ trực tiếp, tường minh giữa những cái đã cho và một cái phải tìm chỉ dựa vào một kiến thức cơ bản vừa học mà học sinh chỉ cần tái hiện chứ không thể tự tạo ra.
BTPH: là các bài tập vật lý mà trong đó, việc tìm lời giải phải thực hiện một chuỗi lập luận lôgic, biến đổi toán học qua nhiều mối liên hệ giữa những cái đã cho, cái phải tìm với những cái trung gian không cho trong đầu bài. Việc xác lập mối liên hệ trung gian đó là một BTCB. Và do đó, muốn giải được một BTPH, buộc phải giải được thành thạo các BTCB, ngoài ra còn phải biết cách phân tích BTPH để quy nó về các bài tập cơ bản đã biết
Các bài tập có nội dung cụ thể, các dữ kiện cho đều đưới dạng các con số cụ thể, các bài tập cụ thể mang đặc trưng trực quan gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh.
Ngoài ra người ta còn phân biệt các bài tập có nội dung kỹ thuật, bài tập có nội dung lịch sử, bài tập vui.
1.4. Tình hình dạy học vật lý và bài tập vật lý ở các trƣờng trung học phổ thông.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ở ba trường trung học phổ thông thuộc thành phố Thái Nguyên đó là: Trường THPT Ngô Quyền, trường THPT Gang Thép, trường THPT Dương Tự Minh, với mục đích sau:
Điều tra về cơ sở vật chất phục vụ dạy học.
Tìm hiểu về chất lượng học tập nói chung và chất lượng học tập môn vật lý nói riêng.
Khảo sát phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện phục vụ giảng dạy, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, …
Từ đó phân tích thực trạng, đề ra các giải pháp
Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 12, giáo viên vật lý, lãnh đạo ở các trường trên.
Phương pháp điều tra: Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, giáo viên vật lý, nói chuyện với học sinh, tham quan phòng thí nghiệm, dự giờ. Qua đó chúng tôi thu được kết quả sau:
1.4.1. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học.
+ Nhìn chung cả ba trường chúng tôi điều tra (Trường THPT Ngô Quyền, trường THPT Gang Thép, trường THPT Dương Tự Minh) đều có đủ phòng học và học sinh chỉ phải học một ca.
+ Về phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm cơ bản đầy đủ và đồng bộ, có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm.
+ Về học sinh tất cả các học sinh của cả ba trường đều có sách giáo khoa và 90% có sách bài tập vật lý, chỉ khoảng 30% có sách tham khảo. Vì thế hầu hết học sinh chỉ làm bài tập ở sách giáo khoa và một số bài tập giáo viên cho, ngoài ra không tự làm thêm các bài tập khác.
1.4.2. Tình hình học tập của học sinh.
Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, các bài kiểm tra chất lượng của học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dự giờ chúng tôi thu được những kết quả sau:
-Chất lượng học tập của tất cả các môn của học sinh còn thấp (25% khá giỏi, 70% trung bình, còn lại yếu kém). Trong đó các môn khoa học tự nhiên và
ngoại ngữ rất thấp, đa số học sinh sợ và ngại học những môn này, đặc biệt là môn vật lý.
- Chất lượng học tập của môn vật lý của học sinh chưa cao (23% khá giỏi, 50% trung bình, còn lại là yếu kém).
- Đa số học sinh ( 60%) cho rằng vật lý là môn học trừu tượng, khó hiểu, nên không hứng thú học tập.
- Tìm hiểu về mức độ tích cực, tự lực trong giờ học của học sinh thì có khoảng 25% học sinh chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 60% chủ yếu chỉ nghe giảng và không phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng.
- Đa số học sinh (70%) học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi trong vở và những định nghĩa ở sách giáo khoa, chỉ khoảng 20% học sinh tự giác làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo, 60% học sinh chỉ làm những bài tập dễ ở sách giáo khoa, 20% học sinh hầu như không làm bài tập ở nhà. Thời gian tự học môn vật lý ở nhà rất ít thường chỉ từ 2 đến 3 giờ trong tuần.
- Số học sinh tự lực giải được bài tập rất ít (10%) còn lại cần sự giúp đỡ của giáo viên, thậm chí có học sinh không giải được mặc dù có sự giúp đỡ của giáo viên (10%).
Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh khi giải bài tập cho thấy: 15% không hiểu và tóm tắt được đầu bài, 40% không nhớ lý thuyết, 50% không biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập, 50% gặp khó khăn trong tính toán.
1.4.3. Tình hình dạy của giáo viên.
Các phương pháp thường được giáo viên sử dụng là: Phương pháp giảng giải (80%), Phương pháp đàm thoại (70%), Phương pháp dạy học nêu vấn đề
(80%) , Phương pháp thực nghiệm ít được sử dụng (30%), . Hầu như không sử dụng phương pháp tham quan ngoại khoá, dạy học chương trình hoá.
Nguồn tài liệu làm cơ sở cho giáo viên lựa chọn bài tập hiện nay tương đối phong phú, song nhiều giáo viên chưa đầu tư đúng mức cho việc lựa chọn hệ thống bài tập, mà thường chỉ lấy bài tập ở sách giáo khoa và sách bài tập cho học sinh làm (75%)
Việc lựa chọn bài tập của giáo viên còn chưa có mục đích rõ ràng, thường thì khi dạy xong mục nào ở sách giáo khoa thì dùng ngay bài tập ở mục đó.
Quá trình giải bài tập chưa phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh. Chủ yếu là giáo viên chữa cho học sinh một vài bài làm mẫu, học sinh theo dõi, chép lại, sau đó bắt trước làm các bài tương tự (thậm chí không hiểu) (70%). Trong quá trình giáo viên chữa cho học sinh thì thường giáo viên chỉ giải thích cách làm của mình mà chưa chú ý đến phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh, hoặc hướng dẫn học sinh theo kinh nghiệm chứ không theo một kế hoạch nào.
1.4.4. Phân tích thực trạng
Những kết quả điều tra ở trên cho thấy học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập, không hứng thú với môn vật lý, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, thời gian dành cho môn vật lý còn ít, khă năng nhận thức tích cực, tự lực kém, chất lượng học tập còn thấp. Đối với việc giải bài tập vật lý khó khăn chủ yếu mà học sinh mắc phải là chưa nắm vững được cách giải bài tập lý, khó khăn khi chuyển từ ngôn ngữ đời sống sang ngôn ngữ vật lý, khả năng phân tích các hiện tượng vật lý kém, do đó khó khăn trong khi tìm đường lối giải cụ thể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Tính tích cực nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính TL THT là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều chỉnh đảm bảo hoạt động đó có hiệu quả .
Tính tích cực, tự lực của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hứng thú nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khoẻ, môi trường, truyền thống gia đình…Trong đó có nhiều nhân tố GV có thể tác động, điều chỉnh, phát huy chúng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học của GV có tác động quan trọng đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lực của HS. Để rèn luyện TTC và TTL của HS, nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS, phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS, PP phải đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, sử dụng các phương tiện DH hiện đại, các hình thức tổ chức DH khác nhau, kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS v.v.
Chƣơng II: CÁC GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH KHI DẠY BÀI TẬP CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÝ LỚP 12 NÂNG CAO
2.1 Lựa chọn hệ thống bài tập
Như ta đã biết bài tập vật lý có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp đặc biệt là phát huy tính tích cực của học sinh. Tác dụng đó càng được phát huy nếu ta lựa chọn được hệ thống các bài tập phù hợp với những yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Hệ thống bài tập được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Như đã trình bày ở chương I, để kích thích hứng thú của học sinh, các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về phạm vi và số lượng các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng cần phải tìm…Giúp học sinh nắm được phương pháp giải các bài tập điển hình.
- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh
- Hệ thống bài tập được chọn giải giúp học sinh nắm được phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể.
- Để kích thích hứng thú, một điều quan trọng của tính tích cực của học sinh nên chọn những bài tập có những nội dung thực tế, đó là những bài tập liên quan trực tiếp đến đời sống, tới kỹ thuật sản xuất, tới thực tế lao động của học sinh vì như đã phân tích ở trên con người chỉ hứng thú với những gì gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống của họ.
- Cũng cần chọn những bài tập mang yếu tố nghiên cứu, nhằm giúp học sinh phát triển tư duy. Đó là những bài tập muốn giải được học sinh phải suy
nghĩ, phân tích tỉ mỉ, cẩn thận, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo chứ không thể áp dụng một cách máy móc các công thức vật lý. Những bài tập như thế có thể cho thiếu hoặc thừa dữ kiện và cũng có thể mang tính chât ngụy biện và nghịch lý.
Ngoài ra cũng cần sử dụng những bài tập giả tạo tuy không có nội dung kỹ thuật, thực tế, vì các quá trình trong đó được đơn giản hoá đi nhiều hoặc người ta đã cố ý ghép nhiều yếu tố thành một đối tượng phức tạp để tập nghiên cứu, nhưng nó có tác dụng giúp học sinh quen với việc áp dụng kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Như vậy, những bài tập giả tạo có tác dụng rèn kiến thức, phương pháp cho học sinh, đó cũng là một điều kiện để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Từ những yêu cầu đó, cần cho học sinh bắt đầu việc giải bài tập về một đề tài bằng những bài tập định tính hay bài tập tính toán tập dượt. Sau đó mới đến các bài tập tính toán tổng hợp, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm và những bài tập khác phức tạp hơn.
Đối với học sinh thì hệ thống bài tập lựa chọn cần chú ý hơn đến yêu cầu vừa phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn kỹ năng giải bài tập vừa phải chú ý giảm bớt những khó khăn cho học sinh và kích thích hứng thú của học sinh đối với công việc giải bài tập. Vì thế hệ thống bài tập vật lý được lựa chọn cho học sinh bắt đầu bằng nhiều bài tập cơ bản hơn rồi mới đến các bài tập phức hợp với mức độ phức tạp tăng dần. Làm như vậy vừa đảm bảo yêu cầu vừa sức học sinh vừa tạo cho các em có một trình độ xuất phát vững chắc, tạo điều kiện phát huy hoạt động tích cực của học sinh.
Để chọn được hệ thống bài tập phù hợp với học sinh theo chúng tôi giáo viên phải tiến hành như sau:
- Trên cơ sở yêu cầu của chương trình, giáo viên phân tích, xác định các kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững trong mỗi đề tài (bài, chương, phần) các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh ứng với mỗi đề tài đó, từ đó chọn ra các loại