Định hƣớng khái quát chƣơng trình hoá:

Một phần của tài liệu rèn luyện tính tích cực, tự lập cho học sinh khi dạy bài tập chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nâng cao (Trang 50 - 52)

IX. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.3.Định hƣớng khái quát chƣơng trình hoá:

Định hướng khái quát chương trình hoá cũng là sự hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho học sinh tự tìm tòi cách giải quyết, nhưng giúp học sinh ý thức được đường lối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề và sự định hướng được theo các bước dự định hợp lý. Sự định hướng ban đầu đòi hỏi sự tự lực tìm tòi giải quyết của học sinh. Nếu học sinh không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hoá thêm một bước, bằng cách gợi ý thêm cho học sinh, để thu hẹp hơn phạm vi tìm tòi, giải quyết cho vừa sức học sinh. Nếu học sinh vẫn không đủ sức tìm tòi, giải quyết thì sự hướng dẫn của giáo viên chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để đảm bảo cho học sinh hoàn thành được một bước, sau đó tiếp tục yêu cầu học

sinh tự lực tìm tòi giải quyết bước tiếp theo. Nếu cần thì giáo viên giúp đỡ thêm. Cứ như vậy cho đến khi giải quyết được vấn đề đặt ra.

Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến trình giải bài toán của học sinh, nhằm giúp cho học sinh tự giải được bài toán đã cho, đồng thời dạy cho học sinh cách suy nghĩ để giải một bài toán.

Ví dụ: Các yêu cầu chung cần phải giải quyết trong tiến trình giải bài toán vật lý nói chung là:

1, Đề bài cho gì? Yêu cầu gì?

2, Tình huống cho liên quan đến kiến thức nào? định luật nào? Từ đó có thể xác lập được mối liên hệ gì giữa cái đã cho với cái phải tìm như thế nào?

Nếu cần hướng dẫn theo kiểu khái quát chương trình hoá thì từ các bước chung như trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự lực thực hiện một bước. Nếu học sinh thực hiện được thì tiếp tục thực hiện bước hai. Nếu học sinh không thực hiện được thì giáo viên giúp đỡ cho học sinh thực hiện bước này. Rồi lại để học sinh tiếp tục thực hiện bước hai…Cứ như thế cho đến khi giải quyết xong bài toán.

Kiểu hướng dẫn này có ưu điểm là thực hiện được đồng thời các yêu cầu: -Rèn luyện được tư duy của học sinh trong quá trình giải bài toán.

-Đảm bảo cho học sinh giải được bài toán đã cho.

Tuy nhiên kiểu hướng dẫn này đòi hỏi giáo viên phải theo sát tiến trình hoạt động giải bài tập của học sinh, giáo viên không chỉ đưa ra những lời hướng dẫn có sẵn mà cần kết hợp được việc định hướng với việc kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh để điều chỉnh sự giúp đỡ phù hợp với trình độ của học sinh. Tóm lại: Để người học tích cực, tự lực suy nghĩ, hành động tiến tới giải quyết được bài tập, cách định hướng hữu hiệu là vừa sử dụng kiểu định hướng khái

quát chương trình hoá vừa sử dụng hướng dẫn tìm tòi, hướng dẫn angôrit trong hướng dẫn học sinh giải bài tập. Kiểu hướng dẫn định hướng khái quát chương trình hoá để hướng dẫn học sinh giải bài tập theo bốn bước được sử dụng với tất cả các loại bài tập, trong mỗi bước sử dụng hướng dẫn tìm tòi để nâng cao tính tích cực của học sinh. Hướng dẫn angôrit được sử dụng khi giải các bài tập mẫu về một loại bài tập nào đó, nhằm củng cố kiến thức rèn kỹ năng giải bài tập, tạo tiền đề cho hoạt động nhận thức tích cực của học sinh và sử dụng trong các khâu của hướng dẫn giải bài tập

Một phần của tài liệu rèn luyện tính tích cực, tự lập cho học sinh khi dạy bài tập chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nâng cao (Trang 50 - 52)