1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
1.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc cĩ sự thay đổi qua từng giai đoạn,
từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế
Cho đến tận đầu những năm 90, các biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu là giảm dần mức độ kiểm sốt hoạt động xuất khẩu, tạo động lực khuyến khích đối với xuất khẩu thơng qua các biện pháp điều chỉnh tỷ giá, ban hành chế độ giữ lại ngoại tệ, thiết lập chế độ tỷ giá kép, áp dụng chế độ khốn hợp đồng ngoại thương và một loạt các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu khác, kể cả việc sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ xuất khẩu. Những biện pháp này được áp dụng khơng nhằm mục đích tạo ra sự thiên vị vượt trội đối với hoạt động xuất khẩu mà chủ yếu nhằm triệt tiêu bớt thiên hướng chống lại xuất khẩu do mức bảo hộ cao đối với sản xuất trong nước và tình trạng đồng nội tệ được định giá cao tạo ra. Cĩ thể nĩi đây là giai đoạn bộc lộ rõ nét nhất tính tiệm tiến, thử nghiệm và thực dụng trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc tại thời điểm đĩ cải cách cục bộ, cĩ tính thử nghiệm là nhằm hướng tới sự cải thiện chứ khơng phải sự hồn thiện. Vì vậy, các biện pháp chính sách được thực hiện theo phương châm từ dễ đến khĩ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đấy, cải cách thí điểm đến cải cách đại trà, cải cách từ phạm vi hẹp đến cải cách tren phạm vi rộng hơn. Từng biện pháp cụ thể được đưa ra tùy thuộc vào những vấn đề phát sinh trên thực tế và kết quả thực hiện các biện pháp trước đĩ. Con đường cải cách mà Trung Quốc lựa chọn là hồn tồn dễ hiểu vì Trung Quốc là một nền kinh tế cĩ quy mơ lớn vì vậy bất kì một sai lầm nào trong cải cách đều phải trả giá rất đắt, vì vậy Trung Quốc đã hết sức thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra bất kì một quyết định.
Việc Trung Quốc lựa chọn phương pháp cải cách tiệm tiến khơng cĩ nghĩa là nước này hồn tồn khơng cĩ những định hướng mục tiêu cải cách,
khơng cĩ tầm nhìn xa cĩ tính chiến lược trong tương lai. Kể từ khi đệ đơn xin ra nhập GATT/WTO vào năm 1985, bên cạnh việc tiếp tục những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc bắt đầu cĩ những nỗ lực cải cách theo định hướng thị trường và tự do hĩa thương mại. Việc Trung Quốc giảm dần quy mơ trợ cấp xuất khẩu, tiến tới xĩa bỏ hình thức hỗ trợ xuất khẩu này vào năm 1991, và bắt đầu những nỗ lực cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ năm 1992 cho thấy Trung Quốc đã cĩ tầm nhìn chiến lược về những cải cách theo định hướng thị trường, về vai trị của tự do hĩa thương mại nĩi chung, và tự do hĩa nhập khẩu nĩi riêng như là giải pháp dài hạn để thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 1994, trước yêu cầu cấp bách của cải cách trong nước và áp lực đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp cải cách quan trọng nhất theo định hướng thị trường kể từ khi cơng cuộc cải cách được khởi xướng vào cuối thập kỉ 70. Để thúc đẩy xuất khẩu Trung Quốc chuyển sang áp dụng các chính sách hồn thuế xuất khẩu bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu, và đẩy mạnh hơn nữa quá trình tự do hĩa nhập khẩu. Đây là những chính sách phù hợp với tập quán và thơng lệ quốc tế được sử dụng phổ biến ở các nước cơng nghiệp phát triển và nhiều nước khác trên thế giới.