0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Một số đánh giá về chính sách thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 43 -45 )

2. HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH, CÁC CƠNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĨ

2.2.6. Một số đánh giá về chính sách thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy xuất khẩu

xuất khẩu của Trung Quốc.

Sự gia tăng quy mơ FDI và mức độ đĩng gĩp quan trọng của sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của những chủ trương và chính sách đúng đắn mà Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian qua. Cĩ thể tổng kết và rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: chính sách thu hút FDI của Trung Quốc phản ánh rõ nét cách tiếp cận của quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế ở nước này nĩi chung. Kể từ năm 1979, do chưa định hình được mục tiêu và tốc độ cải cách nên Trung Quốc đã lựa chọn cách tiếp cận tiệm tiến, mang tính thực dụng cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thử nghiệm chính sách trên phạm vi hẹp thành cơng thì mới nhân ra phạm vi rộng hơn. Cách tiếp cận này tỏ ra thích hợp vì nĩ giúp Trung Quốc rút ra được những bài học cần thiết trong quá trình tạo lập mơi trường pháp lí đối với FDI. Trong quá trình đĩ, những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngồi mang lại cho nến kinh tế Trung Quốc dần được bộc lộ, khuơn khổ pháp lí đối với FDI ở Trung Quốc ngày càng trở nên hồn thiện và cĩ tính minh bạch cao hơn, các đầu tư nước ngồi dần cảm thấy an tồn hơn khi đầu tư vào Trung Quốc.

Thứ hai: quan điểm của Trung Quốc về vai trị của FDI là rất rõ ràng và nhất quán. Từ đầu quá trình cải cách Trung Quốc luơn coi FDI là “ chìa khoa vàng”, là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thu hút FDI là giải pháp quan trọng để Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn, bí quyết kĩ thuật, cơng nghệ mới của nước ngồi và phát triển khu vực xuất khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhận thức được rằng FDI cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhất định đối với vai trị kiểm sốt của Nhà nước. Trung Quốc thường xuyên xem xét lại mơi trường pháp lí đối với FDI, xĩa bỏ dần những biện pháp kiểm sốt đối với FDI, áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi về mặt tài chính, và dành sự hỗ trợ thích hợp về chính trị và pháp lí đối với các

nhà đầu tư nước ngồi. Quá trình tự do hĩa dịng vốn FDI vào Trung Quốc càng được đẩy nhanh kể từ khi nước này gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2001.

Thứ ba: Trung Quốc đã thực hiện những chính sách thích hợp để định hướng dịng FDI vào các ngành mà Trung Quốc cĩ lợi thế so sánh, những ngành cơng nghệ mới và cơng nghệ cao, từ đĩ gĩp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của xuất khẩu.Từ giữa những năm 1980, việc thu hút FDI chủ yếu mang tính định hướng xuất khẩu với việc một loạt các cơ sở sản xuất gia cơng lắp giáp phục vụ xuất khẩu được thiết lập ở các đặc khu kinh tế,các thành phố mở cửa, các khu khai thác và phát triển cơng nghệ cao. Tuy nhiên, từ năm 1995 “ Quy định tạm thời về định hướng đầu tư nước ngồi” được ban hành và sau đĩ được sửa đổi và bổ sung hai lần vào các năm 1997 và 2002 với mục tiêu chính nhằm định hướng dịng FDI vào những ngành mục tiêu, đặc biệt là các ngành đinh hướng xuất khẩu, cơnc nghệ mới, cơng nghệ cao.

Thứ tư: cộng đồng Hoa kiều ở hải ngoại đĩng vai trị cực kì quan trọng trong quá trình thu hút FDI và tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc. Từ năm 1978, Trung Quốc đã chính thức nhìn nhận người Hoa ở hải ngoại như là một lực lượng đĩng vai trị quan trọng đối với cơng cuộc cải cách và mở cửa kinh tế, kêu gọi họ tích cực đầu tư vốn, kĩ thuật để xây dựng đất nước, tạo bầu khơng khí cởi mở, làm cho nhà đầu tư Hoa Kiều cảm thấy mình thực sự được hoan nghênh khi trở về nước. Về mặt lịch sử, người Hoa thường tổ chức các doanh nghiệp cĩ quy mơ vừa và nhỏ để rút ngắn thời gian hồn vốn. Bên cạnh đĩ sự gần gũi về quan hệ huyết thống, ngơn ngữ, văn hĩa, tập quán kinh doanh với các doanh nhân đại lục đã thúc đẩy cộng đồng người Hoa ở hải ngoại đầu tư, thiết lập hàng loạt các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu cĩ quy mơ vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư người Hoa ở hải ngoại nhìn chung được đào tạo tốt, cĩ kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được các phương pháp và kĩ thuật quản lí doanh nghiệp tiên tiến, am hiểu thực tiễn và văn hĩa kinh doanh ở các

nước trên thế giới. Ngồi ra trong bối cảnh mơi trường pháp lí đối với đầu tư nước ngồi cịn chưa được định hình, các nhà đầu tư người Hoa cịn cĩ một lợi thế đặc biệt mà các cơng ty phương Tây khơng cĩ được, đĩ là việc thiết lập mạng lưới kinh doanh dựa trên quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau. Vì vậy, trong giai đoạn 1978-1995 hầu như tồn bộ vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc đều do người Hoa thưch hiện, điều đĩ gĩp phần quan trọng tạo nên thành cơng trong thu hút FDI hiện nay của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 43 -45 )

×