8. Cấu trúc của khóa luận
3.3. Tiểu kết chương 3
Qua phân tích kết quả thử nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Với trình độ đầu vào của nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng tương đương nhau như qua khảo sát thí nghiệm, chúng tôi thấy chất lượng học tập của lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Tỉ lệ HS đạt mức Khá, Giỏi các bài kiểm tra ở nhóm lớp thử nghiệm cao hơn ở nhóm lớp đối chứng, trong khi đó tỉ lệ HS đạt điểm yếu lại thấp hơn.
- Kĩ năng thực hành (nghe, nói, đọc, viết), thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân… trong các giờ học của HS lớp thử nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng.
- Ở các lớp thử nghiệm, hứng thú học tập của HS cũng cao hơn so với nhóm lớp đối chứng. Các em hoạt động tích cực, chủ động hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Những kết quả trên đã chứng tỏ, quá trình thử nghiệm đã khẳng định được giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra. Việc đưa ra biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập về TPC trong giờ TLV không chỉ giúp HS nắm vững các kiến thức về TPC đã được học ở phần hình thành kiến thức của tiết Luyện từ và câu mà còn nâng cao hiệu quả ở phần luyện tập thực hành trong giờ TLV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ quá trình tìm hiểu lí thuyết và thực tiễn, đưa ra các biện pháp hướng dẫn và thử nghiệm kết quả về vấn đề luyện tập thành phần câu trong giờ Tập làm văn, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1.1. Sử dụng thành thạo TPC là kĩ năng rất quan trọng trong nói năng, giao tiếp hằng ngày cũng như trong sáng tạo các văn bản viết. Việc GV nắm vững những kiến thức về TPC là rất cần thiết, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển các kĩ năng nói và viết cho HS, giúp HS diễn đạt các ý, các câu trong một văn bản một cách logic, gãy gọn, đúng về ngữ pháp, đảm bảo về nội dung. Cụ thể, giúp HS rèn luyện kĩ năng nhận diện, kĩ năng đánh giá ý nghĩa của việc sử dụng các TPC trong văn bản và biết vận dụng các TPC đã được học vào việc xây dựng các đoạn văn, bài văn. Kết quả nghiên cứu về Tâm lí học cũng cho thấy rằng, việc dạy học vấn đề TPC ở lớp 4 và việc hướng dẫn HS luyện tập về TPC trong giờ TLV là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
1.2. Những hạn chế trong nhận thức về mục đích, nội dung, phương pháp và việc chưa hiểu đúng tầm quan trọng của việc dạy TPC của GV đã làm nảy sinh những thực trạng dạy và học, ảnh hưởng đến việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng sử dụng các TPC của HS. Hiệu quả dạy học vấn đề TPC chưa cao, khả năng vận dụng các TPC trong khi nói, đọc, viết của HS còn hạn chế.
1.3. Từ việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn cũng như căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình dạy học vấn đề TPC, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập về TPC trong giờ TLV. Một mặt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học về TPC ở lớp 4, mặt khác góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS trong giờ TLV.
1.4. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của những biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập về TPC trong giờ TLV mà chúng tôi đã đề xuất. Với những quy trình và cách thức mà chúng tôi tổ chức đã giúp HS tham gia học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về các TPC đạt hiệu quả hơn. Chất
lượng HS ở các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm lớp đối chứng. Điều này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn, khả thi của đề tài.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau:
2.1. Về phía nhà trường
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV qua các tiết dự giờ.
- Cần có kế hoạch cụ thể về tổ chức, bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt nói chung và TPC nói riêng cho tập thể GV nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng cho GV.
- Nhà trường phải quan tâm đến đời sống cung như công tác giảng dạy của đội ngũ GV, tạo điều cho GV từng bước đổi mới phương pháp dạy học.
2.2. Về phía giáo viên
- Trước hết, GV phải có lương tâm nghề nghiệp, thật sự có tâm huyết với nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
- Cần nắm vững nội dung chương trình cũng như quan điểm dạy học TPC theo phương pháp mới.
- Tăng cường dự giờ các đồng nghiệp, trao đổi, học hỏi kinh nghiện lẫn nhau. - Cần tham gia đầy đủ các buổi thao giảng, các buổi báo cáo về chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ để học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy.
- Không ngừng nghiên cứu, học tập, trau dồi năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp.
2.3 Về phía học sinh
- Học sinh phải có thái độ nghiêm chỉnh trong học tập, tập trung cao độ để lĩnh hội tri thức.
- Nâng cao ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và nhại bén trong việc khai thác nội dung bài học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1999),
Phương pháp dạy học Tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục.
2. Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh (2007), Chuyên đề dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Tài liệu đào tạo GV tiểu học trình độ Đại học, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội.
3. Chu Thị Thủy An (chủ biên), Chu Thị Hà Thanh (2007), Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp Tiếng Việt, Tập I, II, NXB Giáo dục.
5. Diệp Quang Ban (2000), Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Huế. 6. Nguyễn Văn Bản (chủ biên), Lê Thanh Diện, Phạm Thị Sâm (2004), Bài giảng
phương pháp dạy học Tiếng Việt, Đồng Tháp.
7. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy học Tập làm văn, NXB Giáo dục.
8. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ (tái bản lần 2), NXB ĐH và THCN, Hà Nội.
10.Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, NXB Đại học Huế.
11.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
12.Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm và GV các cấp, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
13.Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
14.Cao Xuân Hạo (Chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (1998), Câu trong Tiếng Việt, Cấu trúc – Nghĩa – Công dụng, NXB Giáo dục.
15.Bùi Văn Huệ (2004), Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
16.Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1960), Viện Nam văn phạm, Sài Gòn.
17.Nguyễn Lân (1965), Ngữ pháp Việt Nam, lớp 6, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18.Phan Quốc Lâm (2005), Tâm lí học sinh Tiểu học, Tài liệu dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Đại học Vinh – Nghệ An.
19.Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
20.Đỗ Thị Kim Liên (2005), Bài tập ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
21.Lê Hoài Nam (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, Huế.
22.Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (2004), Văn miêu tả và văn kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23.Đặng Kim Nga (2007), Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Hà Nội.
24.Lê Phương Nga (2000), Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
25.Lê Phương Nga (2007), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm.
26.Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục.
27.Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa. 28.Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt, tập I, II, NXB
KHXH, Hà Nội 1963.
29.Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục 30.Nguyễn Quý Thành (2007), Câu Tiếng Việt và việc luyện câu cho học sinh tiểu
31.Hoàng Tất Thắng (2004), Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, NXB Đại học Huế
32.Trần Thanh Thắng (2006), Ứng dụng lý thuyết Ngữ pháp văn bản vào việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết bài văn ở Tiểu học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.
33.Hoàng Văn Thung, Lê A, Đinh Trọng Lạc (1998), Giáo trình Tiếng Việt 3, Tài liệu dành cho hệ đào tạo cử nhân GV tiểu học tại chức và từ xa, NXB Giáo dục. 34.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
35.Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2004), SGK Tiếng Việt 4 tập 1, NXB Giáo dục. 36.Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2004), SGK Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục. 37.Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2004), SGV Tiếng Việt 4 tập 1, NXB Giáo dục. 38.Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2004), SGV Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục. 39.Bùi Minh Toán (chủ biên) (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm. 40.Nguyễn Trí (1998), Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở trường Tiểu
học, NXB Giáo dục.
41.Nguyễn Trí (2001), Dạy học Tập làm văn ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục. 42.Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Gia Phong (1981), Tập làm văn và ngữ pháp, NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
43.Thompsom.L.A (1965), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Seatle & London.
44. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 4 (2005), NXB Giáo dục Hà Nội.