0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phân môn Tập làm văn với việc dạy học thành phần câu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN CÂU TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN (Trang 34 -38 )

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Phân môn Tập làm văn với việc dạy học thành phần câu

Tập làm văn là phân môn có vị trí đặc biệt trong Chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Tính chất đặc biệt của phân môn được thể hiện ở sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, … rèn luyện để tạo nên các ngôn bản (dưới dạng nói và viết).

Phân môn Tập làm văn góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng của việc dạy và học tiếng Việt ở Tiểu học: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Nhờ phân môn Tập làm văn, tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trính tư duy, học tập và giao tiếp.

Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác mục đích của Tập làm văn là tạo lập được ngôn bản. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được ngôn bản nói và viết theo các cách khác nhau do chương trình quy định, nói cách khác nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới cho dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là cung cấp học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ năng này.

Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc rèn luyện kĩ năng viết các bài văn thuộc văn miêu tả, viết thư, học sinh còn được rèn luyện kĩ năng nói, viết các bài văn thuộc thể loại nhật dụng: đơn từ, lí lịch, thuyết trình, tranh luận, điền vào giấy tờ in sẵn, tóm tắt tin tức,… Tuy nhiên, hai thể loại được chú trọng nhất là miêu tả và kể chuyện. Đối với văn miêu tả, ngoài các kĩ năng chung của việc viết

một văn bản, để viết được một bài văn miêu tả giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đặc thù như kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh để miêu tả đối tượng cho hay hơn, sinh động có hồn hơn. Mặt khác, một bài văn hay còn thể hiện ở cách diễn đạt các ý trong bài một cách lôgic, chặt chẽ, làm cho kết cấu của bài văn trở nên mạch lạc, khoa học hơn.

Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập văn bản, phân môn Tập làm văn đồng thời góp phần với các môn học khác để rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.

Ví dụ: Để làm được bài tả cây bàng thay lá vào mùa thu hoặc một cây đang ra hoa (lớp 4) học sinh quan sát, tìm hiểu về cây bàng hoặc cây đang ra hoa (đặc điểm về hình dáng, màu sắc của cây, hoa, lá,… vào các thời điểm khác nhau) kiến thức của các em được mở rộng. Do lựa chọn, hệ thống hóa các chi tiết để lập dàn ý, do diễn đạt các ý thành đoạn, bài; trình độ tư duy và ngôn ngữ của các em được nâng lên. Ngoài ra, cũng do quan sát để miêu tả,… tình cảm gắn bó và yên mến thiên nhiên của các em được nảy nở. Nói cách khác, con người, nhân cách của các em phát triển qua việc học Tập làm văn.

Bên cạnh đó, phân môn Tập làm văn còn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích, lập dàn ý, viết đoạn… Với những nội dung cụ thể của từng câu, từng chỉnh về mặt nội dung và hình thức. Trong bài Tập làm văn từ và câu có vị trí quan trọng vì đoạn HS vận dụng các thành phần câu để tạo nên một câu, một đoạn văn, một văn bản hoàn đó là vật liệu tạo nên đoạn và bài. Các tri thức về từ và câu phong phú, từ hiểu biết về câu tạo từ đến nghĩa của từ, từ hiểu biết về từ loại (danh từ, động từ,…) đến hiểu biết về cấu tạo câu (câu đơn, câu phức, đặc biệt là các TPC: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…) về dấu câu và các loại câu chia theo mục đích nói (câu kể, câu đơn, câu hỏi,…). Các hiểu biết trên giúp cho người học Tập làm văn dùng từ viết, câu trong bài nói và viết một cách tự giác, có cơ sở khoa học; giúp cho người dạy Tập làm văn có các căn cứ để phân tích cách viết câu của HS, chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai và cách chữa.

Có thể nói, phân môn Tập làm văn sẽ là nơi giúp cho người GV có thể đào sâu, hướng dẫn HS vận dụng TPC để tạo nên những câu văn đúng tạo nên những văn bản nói hoặc viết sinh động và hấp dẫn. Việc GV hướng dẫn HS vận dụng các TPC đã học trong giờ Tập làm văn không những góp phần nâng cao hiệu quả học tập phân môn này mà còn có tác dụng khắc sâu hơn kiến thức về TPC mà các em đã được học trong các giờ Luyện từ cà câu.

Trước khi được học về các TPC thì HS đã thường xuyên vận dụng chúng khi nói, viết đoạn văn, bài văn .Tuy nhiên, HS chỉ sử dụng TPC một cách cảm tính, chưa có ý thức. Nhưng sau khi HS đã được học các TPC ở phân môn Luyện từ và câu thì cần phải hướng dẫn HS vẫn dụng những kiến thức này vào các bài Tập làm văn một cách khoa học để nâng cao chất lượng của bài làm văn. Đây cũng chính là điều kiện để HS khắc sâu hơn các kiến thức về TPC.

Song song với các bài về Luyện từ và câu dạy về các TPC thì chương trình của phân môn Tập làm văn có các kiểu bài sau:

- Nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày như trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào mẫu in sẵn, viết thư.

- Viết bài văn kể chuyện (19 tiết)

- Viết bài văn miêu tả (30 tiết), trong đó miêu tả đồ vật 10 tiết, miêu tả cây cối 10 tiết, miêu tả sự vật 10 tiết.

Ở lớp 4, Nội dung TLV có thêm cả những kiến thức lí thuyết. Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản (kết câu 3 phần: mở đầu, phần chính, kết thúc), đặc điểm, phương án làm bài theo thể loại. Những đặc điểm chính của hai loại văn bản kể chuyện (khái niệm kể chuyện, nhân vật trong truyện, cốt truyện, đoạn văn trong bài kể chuyện, phát triển câu chuyện, mở bài và kết bài kể chuyện); văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) và một số loại văn bản thông thường.

Nhìn chung, các kiểu bài TLV trên dù có khác nhau nhưng đều nhằm mục đích trang bị cho HS một số hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nghe, nói, viết phục vụ cho quá trình học tập và trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể, ở những kiểu bài này chính là lúc HS đã tự hoàn thiện được nội dung bài viết của mình trên cơ sở những kiến thức đã học về văn miêu tả. Việc hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã học để viết một bài văn miêu

tả không chỉ dạy cho HS cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý,… mà còn phải biết hướng dẫn HS xây dựng những câu văn hoàn chỉnh, đúng về nội dung và ngữ pháp để tạo nên bài văn có mạch lạc, logic. Một bài văn ngắn của HS lớp 4 (khoảng 7 – 10 câu) có nội dung nói, viết về một người, một việc, một hoạt động hay một sự kiện, vấn đề nào đó không chỉ dừng lại ở việc liệt kê những chi tiết, sự việc hoặc là trả lời cho các câu hỏi gợi ý mà HS cần viết nên những câu văn đúng, hay, hấp dẫn người đọc, người nghe. Một lần nữa chúng ta lại thấy được vai trò của việc sử dụng đúng và phong phú các thành phần trong một câu. Từ cuối học kì 1, ở chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4, HS được giới thiệu và tiếp xúc với TPC. Vì thế, dù ít hay nhiều HS có thể vận dụng TPC vào bài tập làm văn của mình.

Như vậy, ở tiểu học, đối với những bài văn thuộc phong cách văn bản nghệ thuật (như miêu tả, kể chuyện,...) hay phong cách văn bản sinh hoạt (như viết thư,…), HS đều có thể vận dụng TPC để tạo nên những câu văn hay diễn đạt đúng ý nghĩa.

Trong số các kiểu bài nói trên, chúng tôi tập trung xây dựng biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 vận dụng TPC ở kiểu bài luyện tập và kiểu bài trả bài. Đây là kiểu bài mà HS có thể trực tiếp thực hành vận dụng các TPC nhiều nhất và cũng là kiểu bài mà HS có thể phát hiện những chỗ tốt, chỗ còn sai sót khi sử dụng các TPC vào việc viết câu văn, đoạn văn. Đặc biệt, thể loại văn miêu tả là một nội dung quan trọng trong phân môn TLV ở Tiểu học, theo nhà văn Phạm Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc…nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu tả bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ”. Thật vậy, trong văn miêu tả người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật mà văn miêu tả vẽ ra các sự vật, hiện tượng, con người,… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp cho người đọc nhìn rõ chúng, tưởng tượng như mình đang được xem tận mắt, bắt tận tay. Bên cạnh đó, văn miêu tả còn mang tính sinh động và tạo hình. Chính cái “thần”, cái

“hồn” của bài văn đã tạo nên sự sinh động và tính tạo hình cho bài văn. Đó chính là sản phẩm của việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, khéo léo của người viết.

Mặt khác, từ vai trò là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu, TPC tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa từ với từ trong câu, đảm bảo tính mạch lạc trong một câu. Nhờ việc hiểu và sử dụng TPC mà quan hệ giữa các từ trong câu, các câu trong đoạn văn, bài văn không còn mơ hồ, phiếm định. Từ đó, văn bản có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN CÂU TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN (Trang 34 -38 )

×