8. Cấu trúc của khóa luận
2.4.1. Biện pháp xây dựng bài tập lồng ghép kiến thức về TPC giúp HS
tập thêm vấn đề TPC trong giờ luyện tập, trả bài văn miêu tả
Như đã phân tích ở trên, cấu trúc của kiểu bài này xây dựng dưới dạng bài tập thông thường, mỗi bài học gồm hai bài tập. Trong đó, một bài được thiết kế dưới dạng đọc và trả lời câu hỏi và một bài thực hành viết đoạn văn miêu tả. Ở dạng bài tập này, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi về TPC để lồng ghép vào trong quá trình hướng dẫn HS thực hiện các bài tập.
2.4.1.1. Đối với dạng bài đọc và trả lời câu hỏi
Ngữ liệu đưa ra là một đoạn văn, bài văn và yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả để trả lời những câu hỏi ở phía dưới. Vì ngữ liệu là một đoạn văn, bài văn trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức nên chắc chắn ít nhiều đã sử dụng các TPC. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng các TPC trong đoạn văn đã cho, chúng ta có thể đưa ra những câu hỏi nhỏ giúp cho HS phát hiện, nhận diện vấn đề này một cách hợp lí. Từ đó, một lần nữa HS được luyện tập thêm về TPC, có thêm kinh nghiệm vận dụng nội dung kiến thức này khi làm bài văn của mình. Sau đây là một số ví dụ minh họa cho biện pháp xây dựng hệ thống bài tập lồng ghép kiến thức về TPC giúp HS luyện tập thêm về TPC trong giờ luyện tập về văn miêu tả.
Ví dụ 1: Bài tập 1, bài “Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật” (TV 4, t.2, tr.128)
Đề bài: Đọc bài văn “Con ngựa” (TV 4, t.2, tr.128) và trả lời câu hỏi.
Đối với bài tập này, chúng ta có thể xây dựng thêm một số bài tập nhỏ giúp HS luyện tập về TPC như sau:
1. Tìm các câu được cấu tạo theo mẫu câu “Ai thế nào ?” trong đọan văn trên. 2. Xác định CN, VN trong các câu vừa tìm được.
Ví dụ 2: Bài “Luyệp tập xây dựng đọan văn miêu tả con vật” (TV 4, t.2, tr.139) Đề bài: Đọc bài văn “Con tê tê” (TV 4, t.2, tr.139) và trả lời câu hỏi.
1. Câu “Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng” được cấu tạo theo kiểu câu:
a/ Ai là gì ? b/ Ai thế nào ? c/ Ai làm gì ?
2. Đọc câu văn sau:“Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều”.Em hãy:
a/ Xác định CN, VN trong câu văn trên ?
b/ CN trong câu văn trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành ?
Ví dụ 3: Bài “Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối” (TV 4, t.2, tr.51) Đọc các câu sau:
a/ Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời đỏ hiền dịu.
b/ Cà chua thấp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. c/ Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. 1. Khoanh tròn vào câu có dạng mẫu câu “Ai là gì ?”
2. Xác định VN trong câu vừa tìm được?
3. Những từ ngữ nào có thể làm VN trong kiểu câu “Ai là gì ?” 2.4.1.2. Đối với dạng bài tập yêu cầu viết đoạn văn
Dạng bài tập này cũng tương tự như dạng bài tập vận dụng TPC trong việc viết đoạn văn ở phân môn Luyện từ và câu. Vì vậy, sau khi HS nắm được đúng, đầy đủ yêu cầu của đề bài, trước khi HS thực hành viết đoạn văn, bài văn của mình GV nên hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức về TPC đã học vào trong bài làm của mình một cách
chính xác, hợp lí và khoa học. Để thực hiện bước hướng dẫn này GV có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ như:
- Qua việc phân tích đề bài, HS thấy được các kiểu câu chủ yếu cần sử dụng vào đọan văn trong quá trình miêu tả đề làm bậc lên đối tượng cần hướng đến ở những góc độ khác nhau.
- Cần lưu ý HS phải dựa vào các yếu tố của bài văn miêu tả về mặt không gian, thời gian, ý chính của từng câu, từng đoạn để sử dụng các từ ngữ có tác dụng một cách phù hợp, chính xác.
- Sau đây là ví dụ minh họa cho biện pháp xây dựng thêm một số bài tập nhỏ các kiểu câu nhằm hướng dẫn HS vận dụng TPC vào viết đoạn văn, bài văn miêu tả.
Ví dụ 1: Viết một đoạn văn ngắn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích (TV 4, T2, tr.51)
Họat động của GV
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Bài tập yêu cầu làm gì ? - Em định tả loài hoa hay quả?
- Em có thể vận dụng những kiểu câu nào đã học khi viết đọan văn?
-GV lưu ý:
+Khi viết các câu phải đảm bảo có đủ 2 thành phần chính CN, VN.
+ Dựa vào nội dung của câu trước chuyển các ý giữa các câu cho phù hợp. - Cho HS làm bài
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, đánh giá bài viết
Họat động của HS
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Bài tập yêu cầu viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả
- HS lần lượt nêu.
Ví dụ: Em tả hoa mười giờ,em tả quả mít,em tả hoa bưởi,…
- Có thể dùng kiểu câu : Ai thế nào? Ai là gì? Ai làm gì?
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- Một số HS đọc bài - Lắng nghe
Ví dụ 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc một cây mà em yêu thích (TV 4, T.2, tr.42)
H
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Bài tập yêu cầu chúng ta làm
- Em định tả bộ phận nào của cây? - Em định tả bộ phận của cây theo trình tự nào?
- GV lưu ý: Trong quá trình tả thân, lá hoặc gốc của cây chúng ta nên sử dụng các kiểu câu đã học một cách phù hợp để làm nổi bật lên bộ phận của cây mà em định tả.
- GV cho HS làm bài
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, tuyên dương bài viết tốt, sữa lỗi một số bài mắc lỗi cơ bản về nội dung, hình thức, việc vận dụng TPC,…
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Bài tập yêu cầu chúng ta tả một bộ phận của cây. - HS trả lời. Ví dụ: em tả rễ cây bàng, em tả thân cây mít,…. - HS trả lời - HS lắng nghe - HS làm bài - 3 – 5 HS đọc bài làm, HS khác nhận xét - HS lắng nghe