II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo
6. Biện pháp giảm chi phí trong hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu
khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh Thương mại, chi phí mua hàng được coi là khoản chi phí lớn nhất. Nguồn tiền để trang trải chi phí mua hàng chính là vốn lưu động của Công ty. Nguồn vốn lưu động còn phải dùng một phần đáng kể vốn vay hoặc vốn ứng trước của đơn vị nguồn hàng. Cùng một loại hàng mua phải lựa chọn loại hàng có chất lượng thấp nhất. Chi phí mua hàng có vai trò quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Vì chi phí trong mua hàng và tạo nguồn là một phần lớn của chi phí kinh doanh. Nếu chi phí tạo nguồn càng thấp thì chi phí kinh doanh nói chung cũng càng thấp và ngược lại. Chi phí thấp sẽ đẩy doanh thu và lợi nhuận nên (lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí). Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh, nếu Công ty càng tối thiểu hoá được chi phí thì giá bán càng thấp, từ đó sẽ kích thích khách hàng mua hàng của Công ty, giúp tăng doanh thu, tạo điều kiện để thắng đối thủ cạnh tranh.
Như vậy giảm chi phí trong tạo nguồn là một biện pháp cần thiết phải được thực hiện để tăng cường bán hàng tăng doanh thu và lợi nhuận. Giảm chi phí trong khâu này, Công ty nên chú trọng vào một số vấn đề sau:
Trước hết Công ty cần giảm đơn giá mua hàng. Công ty nên tăng cường nghiên cứu thị trường đầu vào. Khi mua phải chọn thị trường mua hàng với giá hạ nhất. (Trong điều kiện chất lượng không đổi).
Nếu gọi Py là đơn giá mua hàng của thị tường y.
Px là đơn giá mua hàng của thị trường x. Ta có thể tính được khoản chi phí có thể tiết kiệm được do kinh doanh hàng hoá: R = (Px - Py) * Q.
R lớn hay nhỏ phụ thuộc:
Chênh lệch (Px - Py) =H. Trong hai tưrờng hợp H = 0 và H <0 không nên mua hàng vì giá trị trường thấp bằng hoặc thấp hơn.
H càng lớn càng tốt thì khi đó giá mua thấp hơn giá bán càng nhiều càng tốt, Công ty sẽ có lãi nhiều hơn. Giá mua hàng càng thấp thì chi phí mua
hàng cũng càng thấp và ngược lại. Vì vậy chọn mua hàng của người cung ứng có giá rẻ nhất, đồng thời cũng cần so sánh với giá có thể bán ra hàng hoá đó cho khách hàng. Trong chi phí tạo nguồn ngoài giá mua hàng còn có nhiều khoản chi phí khác như chi phí vận chuyển, trả tiền vay, chi phí hao hụt tự nhiên… nên giảm chi phí tạo nguồn tạo nguồn đồng nghĩa với việc giảm các chi phí nói trên. Công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Tổ chức bộ phận thu mua và mạng lưới thu mua có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá thu mua. Lựa chọn nguồn hàng nào phù hợp nhất cho Công ty trong việc vận chuyển hàng hoá để giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Tăng cường quản lý và sử dụng tối đa các cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản của Công ty trong tạo nguồn để tăng cường hiệu quả của công tác này.
Thực hiện đúng kỷ luật tài chính và tín dụng
Áp dụng Khoa học kỹ thuật công nghệ mới trong công tác bảo quản hàng hoá để giảm chi phí hao hụt hàng hoá. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên công tác kho thực hiện tốt hơn việc bảo quản hàng hoá.
Giảm chi phí trong quản lý và các chi phí không cần thiết khác để giảm chi phí mua hàng nói chung.
Tóm lại, Công ty phải tối thiểu các chi phí tạo nguồn hàng tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, từ đó thúc đẩy hoạt động tạo nguồn.