I. Khái quát chung về Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i
1.1. Sự hình thành :
Đầu những năm 80, khi Nhà nước ban hành chủ trương chính sách nhắm đẩy mạnh công tác xuất khẩu , trong đó việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành , các địa phương, quyền được sử dụng các ngoại tệ thu được do xuất khẩu các mặt hàng vượt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu giao nộp thì công tác xuất nhập khẩu ở các địa phương trở nên sôi động, phong phú hơn. Bên cạnh những kết quả thu được thể hiện trong nhịp độ tăng kim ngạch lại phát sinh hiện tượng tranh mua, tranh bán ở các thị trường trong nước và ngoài nước gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh làm phá giá thị trường dẫn đến nguy cơ mất thị trường.
Trước tình hình trên, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền đặc biệt là Nhà nước là phải làm thế nào chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, giảm thiểu sự tự do buôn bán ngoài kiểm soát của Nhà nước phá hoại thị trường đảm bảo nền kinh tế trong nước không chệch hướng XHCN, mặt khác cũng khuyến khích công tác xuất khẩu của các địa phương.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ Ngoại giao (nay là Bộ Thương mại) góp phần giải quyết vấn đề trên bằng các biện pháp kinh tế để thu hút được các đầu mối đã bung ra nhằm tập trung về cùng một mối.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I chính thức thành lập ngày 15/12/1981 theo Quyết định số 1356/TCCB của Bộ Thương mại nhưng thực tế đến tháng 3/ 1982 Công ty mới chính thức đi vào hoạt động theo chế độ tự hạch toán kinh doanh có tư cách pháp nhân, vốn và tài khoản riêng tại ngân hàng . Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I có tên giao dịch là;
Việt Nam National General – Import Coporation Viết tắt là
: Generalexim .
Trụ sở tại : 46 Ngô Quyền – Hà Nội Điện thoại : ( 84-4 ) 8264009
Fax : 84- 4-8259894
Tháng 7/ 1983 theo quyết định số 858/ TCCB của Bộ thương mại quyết định hợp nhất Công ty Promexim vào Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 thì phạm vi hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng trong cũng như ngoài nước , mặt hàng cũng như thị trường .
Quá trình phát triển của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I :
Công ty ra đời và phát triển trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến đổi và phân cách bởi quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ một nền kihn
tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước năm 1986 . Do quá trình hoạt động và phát triển của Công ty có thể chia thành 2 giai đoạn lớn :
Giai đoạn 1982- 1986:
Đây là giai đoạn đầu của Công ty , với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân có trình độ nghiệp vụ không cao , cơ sở vật chất nghèo nàn với số vốn ban đầu được Nhà nước cấp 139.000 đồng . Hơn nữa trong thời gian này với cơ chế chính sách quản lý kinh tế quan liêu . Đường lối đổi mới đang là tư duy , chưa được cụ thể hoá bằng văn bản , nhất là đối với quản lí về kinh tế .
Từ những khó khăn trên , Công ty đã dần khắc phục từng vấn đề một cách rõ ràng :
Đối với vốn : Công ty chủ động kiến nghị để lãnh đạo 2 cơ quan liên bộ (Ngân hàng và ngoại thương) họp , ra được văn bản được nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của Công ty trong phương thức kinh doanh , các tài khoản được mở , vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ , vấn đề lập quỹ hàng hoá ... làm cơ sở cho việc hoạt động kinh doanh của Công ty như thế này . Đồng thời Công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động ngày một phát triển hơn . Từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú và đa dạng .
Đối với đội ngũ cán bộ : Công ty chú trọng bồi dưỡng cán bộ đi vào đào tạo ở nước ngoài khi có chỉ tiêu chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn của kinh doanh bao cấp .
Trong thời kì này , Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng đổi mới , nhưng hoàn toàn chưa có thực tế để xây dựng thành các quy định chính thức , nề nếp suy nghĩ trong công tác quản lí của cơ chế bao cấp chưa dễ thay đổi . Do đó Công ty cần vận dụng cơ chế thích hợp với thực tế , vừa an toàn vừa hiệu quả .
Đối với những cố gắng trên , Công ty đã đạt được những kết quả nhất định , điều này đã chứng minh được hướng đi đúng đắn của Công ty cũng như khả năng phát triển trong tương lai .
Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành Đóng góp
Năm Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch ngân sách
(VNĐ) 1982 11.800.000 11.800.000 100 6.174.202 1983 12.278.000 12.647.000 103 71.889.790 1984 18.021.000 19.463.000 108 93.940.138 1985 31.193.000 35.560.000 114 2.624.995 1986 40.356.000 46.813.000 116 81.109.952
Nguồn : Báo cáo 20 năm phát triển của GENERAXIM.
Qua bảng II.1 ta thấy rằng trong suốt 5 năm Công ty đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch . Đặc biệt có sự tăng đột biến về kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1985 so với năm 1984 tăng gần gấp đôi . Đó là dấu hiệu mở ra một thời kì mới của Công ty .
Giai đoạn 2 (1987-2001):
Từ 1987-1989 : Đây là thời kì Công ty phát triển về mọi mặt , đã được bộ kinh tế đối ngoại cũng như bộ nội vụ tặng 5 bằng khen , 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình .
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ 1987-1989 : Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Hoàn thành Đóng góp
Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch ngân sách (VNĐ)
1987 43.516.000 51.349.000 118% 852.835.115 1988 42.832.000 49.257.000 115% 2.294.617.070 1989 40.751.000 44.428.000 109% 2.084.271.142
Nguồn : Báo cáo 20 năm phát triển của GENERAXIM.
Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác lên 18 triệu USD tăng gấp 45 lần so với năm 1982 là 400.000 USD . Công ty đã có một đọi ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao hơn thời kì đầu rất nhiều . Thời kì này Công ty tập trung xây dựng tiếp một số vấn đề được xem là trọng điểm , là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty đó là :
- Vấn đề phương thức kinh doanh , quan hệ hữu cơ giữa công ty với các cơ sở . Kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài .
- Vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá , cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh .
- Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên .
Từ 1990-1992: Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có những biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá bị tác động mạnh mẽ . Đây là giai đoạn cơ chế thị trường ngày càng rõ nét , vấn đề cạnh tranh xảy ra giữ dội , các khách hàng cũ của Công ty trong nước không còn như trước nữa , hầu hết các đơn vị tỉnh đã trực tiếp xuất nhập khẩu . chính vì vậy mà thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu bị thu hẹp , mất thị trường các nước XHCN , khu vực thị trường TBCN bắt đầu bị các đơn vị khác cạnh tranh . Các mặt xuất khẩu uỷ thác lớn của Công ty không còn nhiều , tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau tổ chức kinh doanh khá phổ biến ...
Tóm lại giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình hình chung diễn biến phức tạp , nên việc giữ vững được và phát triển thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn .
Bảng4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ 1990-1992:
Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu(USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VNĐ Kế hoạch Thực hiện 1990 38.858.000 40.655.000 102 6.751.825.946 1991 37.000.000 37.000.000 100 6.526.543.703 1992 39.806.000 41.000.000 103 7.784.665.440
Nguồn: Báo cáo tổng kết 20 năm phát triển của Công ty.
Từ 1993-2001:
Công ty bắt đầu bước vào một giai đoạn mới với việc bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ lẻ như quận , huyện kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chuyển dần từ xuất nhập khẩu uỷ thác sang tự
doanh. Triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt nam công tác, lao động, học tập tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế, xây dựng kho chứa hàng xuất nhập khẩu...
Nhờ hàng loạt các biện pháp kịp thời, đúng lúc có hiệu quả nên công ty vẫn đứng vững và phát triển.
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty từ 1993-2001:
Năm Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành Đóng góp
Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch ngân sách
(VNĐ) 1993 41.109.000 47.177.000 144 41.897.000.000 1994 47.700.000 49.222.000 103 40.645.000.000 1995 50.098.000 56.611.000 113 39.839.000.000 1996 55.092.000 63.560.000 115 42.970.000.000 1997 57.999.000 78.433.000 135 49.240.000.000 1998 63.184.000 64.448.642 102 53.819.000.000 1999 54.822.000 56.466.956 103 53.030.000.000 2000 50.151.500 53.160.590 106 67.515.000.000 2001 51.002.615 58.500.000 114,7 67.743.000.000 Nguồn : Báo cáo 20 năm phát triển của công ty.
Điều nổi bật trong 4 năm qua là công ty đã mở rộng được quan hệ mua bán với hai thị trường lớn nhất thế giới là Mĩ và Trung Quốc. Về đối tác Công ty hiện quan hệ giao dịch với hơn 100 thương nhân và tổ chức nước ngoài , 60 đối tác nội địa với tổng 215 hợp đồng nội ngoại mỗi năm.Về phương thức kinh doanh , ngoài hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua LC năm 1997 Công ty còn mở 2 hình thức mới đó là hàng đổi hàng với Trung Quốc và tạm nhập tái xuất.
1. Tổ chức bộ máy của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I:
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương Mại ra đời với nhiệm vụ ban đầu là thực hiện trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu uỷ thác mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp từ Quảng Bình trở ra. Ngoài ra, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I còn được Bộ giao cho một số nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể.
- Trực tiếp xuất khẩu, nhận uỷ thác xuất khẩu tất cả các mặt hàng như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, gia công chế biến...của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài kế hoạch.
- Trực tiếp nhập khẩu, nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng về tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhu cầu về sản xuất và đời sống theo kế hoạch cũng như yêu cầu của các địa phương, các ngành, xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp ...thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng do các bên thoả thuận theo hợp đồng kinh tế.
2.1.2 Quyền hạn:
- Được đề xuất với Bộ Thương Mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Được ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Được vay vốn bằng tiền Việt nam và các ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đảm bảo tự do trang trải nợ đã vay, thực hiện các quy định về ngoại hối của Nhà nước.
- Được mở các cửa hàng buôn bán sản phẩm do Công ty kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
- Được tự do hội chợ triển lãm, giới thiệu các sản phẩm của Công ty ở trong và ngoài nước, cử cán bộ Công ty ra nước ngoài để đàm phán kí kết hợp đồng, trao đổi nghiệp vụ kỹ thuật.
- Được đặt chi nhánh của Công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của Nhà nước Việt Nam và nước sở tại.
- Được quyền tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên trong Công ty theo sự phân cấp quản lý của Bộ.
Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, là đơn vị hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch mang tên “Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I” và có tài sản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng.
* Ban giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty, Ban giám đốc ngoài giám đốc ra còn có 3 phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao.
* Khối quản lý:
+ Phòng tổ chức cán bộ: Có 18 người nắm toàn bộ nhân lực trong Công ty, tham mưu cho giám đốc, sắp xếp tổ chức bộ máy, lực lượng lao động của mỗi phòng ban cho phù hợp bổ sung theo yêu cầu kinh doanh.
+ Phòng tổng hợp: có 8 người, thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh dài hạn, lập báo cáo từng tháng, quý, năm trình giám đốc. Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, lựa chọn khách hàng.
+ Phòng hành chính quản trị: có 15 người, phục vụ nhu cầu về văn phòng phẩm, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
+ Phòng kế toán tài vụ: có 12 người với nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra và giám sát phương án kinh doanh. Đảm bảo toàn bộ số vốn phục vụ cho các hoạt động của các phòng ban trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm.
+ Phòng kho vận: quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở đảm bảo kho hàng và xuất, nhập kho chính xác.
* Khối kinh doanh:
+ Phòng nghiệp vụ: 1,5,6,7 chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng nghiệp vụ 2: chuyên nhập khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 3: chuyên gia công hàng xuất khẩu. + Phòng nghiệp vụ 4: chuyên lắp ráp xe máy.
Các liên doanh:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Đệ nhất tại 53 Quang Trung – Hà Nội.
+ Liên doanh chế biến gỗ tại Đà Nẵng.
Các cửa hàng:
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền.
Chi nhánh tại Hải Phòng. Chi nhánh tại Đà Nẵng.
Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống các cơ sở sản xuất:
+ Xí nghiệp may ở Hải Phòng.
+ Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương Mai – Hà Nội.
+ Xưởng sản xuất và chế biến gỗ tại Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Công ty còn có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng ban. Tuy nhiên phân công chuyên môn hoá chưa được rõ rệt nhà là các phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 không có sự chỉ đạo thống nhất dẫn đến hiệu quả chưa cao.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức. GI M Á ĐỐC PHÓ GI M Á ĐỐC 2 PHÓ GI M Á ĐỐC 1 PHÓ GI M Á ĐỐC 3 C C Á LIÊN DOAN H PHÒNG NGHIỆ P VỤ 6, 7 C C Á PHÒNG NGHIỆ P VỤ 1,2,3,4,5 C C Á CHI NH NÁ H PHÒNG KHO VẬN PHÒNG H NH À CH NÍ H PHÒNG KẾ TO N T I Á À VỤ PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG NGHIỆP VỤ 8
3. Tiềm lực của Công ty:
3.1. Tiềm lực về vốn: