Các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngtạo nguồn quế cho xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 42 - 47)

I. Khái quát chung về Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i

5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tron g4 năm gần đây

5.1. Các chỉ tiêu

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm 1996, 1997 diễn ra khá thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế

mở ra đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm cho công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế lực của Công ty.

Bảng 8: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm qua.

Đơn Năm Năm Năm Năm

So sánh 1999/1998 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Chỉ tiêu Vị 1998 1999 2000 2001 Lượn g tăng % tăng Lượn g tăng % tăng Lượn g tăng % tăng Tổng doanh thu Tỷ đồng 263,02 109,3 379,02 636,00 -153,74 -58 260,74 238 65,92 72 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,03 10,58 5,20 5,50 5,55 110 -5,37 -50 -0,30 5,4 Nộp ngân sách Triệu đồng 53,819 53,03 67,52 67,743 -0,789 -1 14,485 27 0,228 0,33 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Triệu USD 64,45 56,46 53,16 58,5 -7,99 -12 -3,3 -5 5,34 10 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 23,08 19,29 25,03 37,00 -3,79 -1,6 5,74 29 11,97 47 Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 41,37 37,17 28,13 21,50 4,2 10 -9,04 -24 -6,63 23

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.

Trong hoàn cảnh chung và riêng còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã tiếp nối được truyền thống 20 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao và trở thành một đơn vị điển hình trong ngành về mọi mặt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước trong khu vực và điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi nên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều giảm sút. Năm 1998 tổng mức doanh thu của Công ty là 263,02 tỉ đồng, mức lợi nhuận tương ứng là 5,03 tỉ đồng, đến năm 1999 thì tổng doanh thu lại giảm sút rất lớn chỉ còn có 198,28 tỉ đồng với mức lợi nhuận là 10,58 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, phương thức thanh toán chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ giữa

năm 1999 Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ các phòng nghiệp vụ được đi công tác một số nước Đông Nam Á, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Năm 2000 doanh thu của Công ty đã lên tới 370,02 tỉ đồng tăng 238% so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là Công ty đã chỉ đạo sát sao các phòng nghiệp vụ, vừa giữ mối quan hệ với bạn hàng cũ vừa tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới, tạo mọi điều kiện để làm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: gia công may mặc, lạc nhân, quế, hồi ... Công ty cũng đã mở thêm được mặt hang fmơis đó là mực khô xuất khẩu đi Trung Quốc với giá trị xuất khẩu lớn. Trong kinh doanh đã có chuyển biến mạnh từ uỷ thác sang tự doanh, đây là sự kết hợp giữa việc phát huy ưu thế về vốn của Công ty với yêu cầu khách quan của thị trường nó cũng đòi hỏi trách nhiệm và trình độ quản lý cao hơn. Ngoài ra Công ty cũng có thêm các hình thức jkd mới là tham gia đấu thầu, cung cấp hàng hoá trong nước và nhập khẩu. Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ của Công ty tuy chưa đạt như mong muốn nhưng các hoạt động này đã được chấn chỉnh và hoạt động tốt hơn năm 1999. Do vậy đến năm 2001 thì tổng doanh thu đã tăng lên một cách đáng ngờ với mức 636 tỉ đồng tăng lên 72% so với năm 2000, điều này cũng nhờ vào các biện pháp bổ sung của Công ty năm 2001 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn, đó là: tăng cường công tác tổ chức cán bộ, tuyển mới một số cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý sản xuất công nghiệp, tin học ... củng cố bộ máy các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp để tăng cường hiệu quả hoạt động chung. Dành quỹ khoảng 50- 100 triệu đồng để đào tạo lại cán bộ đồng thời tăng cường công tác đào tạo tại chỗ. Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty bước sang năm 1998, 1999 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nghị định 57/CP ra đời cho phép nhiều doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân) được phép trực tiếp xuất khẩu làm cạnh tranh nguồn cung ứng gay gắt tạo điều kiện thuận lợi cho khách ngoại ép giá. Do tỉ giá đồng Việt Nam giảm nên mọi chi phí liên quan đến dịch vụ phục vụ xuất khẩu trong nước đều tăng. Tuy nhiên

trong điều kiện đầy rẫy những khó như vậy, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I vẫn không ngừng phát triển và đi lên. Nhìn vào bảng **** ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 đạt con số cao nhất với 64,55 triệu USD. Bước sang năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu giảm chỉ còn 56,46 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu giảm từ 23,08 triệu USD xuống còn 19,29 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu giảm từ 41,37 triệu USD xuống còn 37,17 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do năm 1999 Nhà nước áp dụng nhiều chính sách mới trong quản lý kinh tế và xuất nhập khẩu, trong đó có nhiều chính sách tác động lớn đến kinh doanh của Công ty như: luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định 57/CP về mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách bổ sung luật thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hải quan ... có thể nói chính sách đổi mới đã loại bỏ nốt những lợi thế về cơ chế, làm Công ty vừa mất nhiều khách hàng, mặt hàng có giá trị lớn vừa phải chấp nhận cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp mới. Hơn nữa do kinh tế của một số bạn hàng lâm vào khủng hoảng làm cho thị trường truyền thống của Công ty bị giảm đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Công ty như cói, ngô và một số mặt hàng khác đã mất hẳn thị trường. Công ty đã không ngừng xuất khẩu một số loại hàng sang thị trường Trung Quốc, Inđônêxia. Nhưng đến năm 2000, 2001 tình hình xuất nhập khẩu của Công ty đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy tổng giá trị kim ngạch có giảm chút ít với lượng giảm là 3,3, triệu USD so với năm 1999, từ 56,46 triệu USD xuống còn 53,16 triệu USD nhưng sự sụt giảm này thuộc về nhập khẩu còn kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên từ 19,29 triệu USD năm 1999 lên 25,03 năm 2000 và tăng tới 37 triệu USD năm 2001, tức tăng 47% so với năm 2000.

Bảng 9: Kim ngạch các hình thức xuất khẩu của Công ty năm 2001.

Đvt: USD.

Khoản mục Giá trị Tỉ trọng (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu: Trong đó: - xuất khẩu uỷ thác

- xuất khẩu hàng gia công

37.000 15.000 10.200 100 40,54 27,56

- tạm nhập tái xuất - hàng khác 6.065 5.735 16,39 15,1

Nguồn: Báo cáo của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.

Về cơ bản Công ty đã giữ được quy mô hoạt động nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố và phát triển các lĩnh vực mới mở mang dần dần đưa hoạt động đi vào nề nếp. Về quy mô và hiệu quả hoạt động tuy đã đạt được tăng trưởng nhưng xét theo quá trình thì năm 1998 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần và tăng lên cũng chưa đạt ở mức ban đầu. Vì vậy Công ty cần phấn đấu đi lên để tạo ra các chuyển biến lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các hoạt động khác của Công ty.

Về nghĩa vụ nộp ngân sách: trong 4 năm qua Công ty đều hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế và nộp ngân sách đối với Nhà nước với mức đóng góp là 53,03 tỉ đồng năm 1999; 67,15 tỉ đồng năm 2000 và 67,74 tỉ đồng năm 2001. Như vậy mức đóng góp ngân sách ngày một tăng điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.

Thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi cán bộ trong Công ty hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành với đơn giá tiền lương là 683.761 đồng/ triệu đồng. Do đó tạo điều kiện cho mỗi người trong đơn vị đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển của Công ty. Có thể nói đây là đòn bẩy kinh tế lớn, động viên cán bộ tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngtạo nguồn quế cho xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w