Quy hoạch sử dụng đất của cả nước từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm quản lý và sử dụng một cách có hiệu quản nguồn tài nguyên đất đai của đất nước. Theo thời gian việc lập quy hoạch sử dụng đất đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được thực hiện đầy đủ và chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện của từng vùng và từng địa phương một phần trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước đã ban hành những quy định cụ thể, chi tiết trong việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất, do đó trong những năm qua cơng tác này trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả nhất định tuy vẫn cịn khơng ít những tồn tại cần khắc phục.
Ở nước ta đã tiến hành làm quy hoạch tổng thể trên phạm vi toàn vùng kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng nông thôn ở nhiều địa phương trong cả nước như:
- Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng do Liên Hợp Quốc tài trợ.
- Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền trung dưới sự chủ trì của bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn do Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện đã cho thấy những thành công bước đầu trong công tác quy hoạch tổng thể.
Các quy hoạch tổng thể vùng đã thể hiện rõ định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của từng vùng trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế, xã hội và thế mạnh của từng vùng. Quy hoạch tổng thể từng vùng tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ môi trường sinh thái trong khu dân cư.
Nhờ có các quy hoạch cụ thể làm định hướng mà nhiều chương trình, dự án được thực hiện góp phần phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cũng được đầu tư phát triển.
Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai 1993, trước những năm 1980, quy hoạch sử dụng đất chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp. Trong các phương án quy hoạch thời kỳ này đều đã đề cập đến phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hướng sử dụng tài nguyên đất, tuy nhiên tính khả thi thấp và hiệu quả khơng cao do thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và thiếu vốn để thực hiện.
Từ năm 1986 đến năm 1991, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 quyết định xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 - 1990). Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất đến năm 2000 trong đó đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính tốn tương đối có hệ thống ở cấp tỉnh để khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh, các xã của huyện nên bước đầu đánh giá được hiện trạng tiềm năng và đưa ra các phương hướng sử dụng quỹ đất đến năm 2000. Thời kỳ này hầu hết các quận, huyện, thị xã, thị trấn trong cả nước đã tiến hành quy hoạch tổng thể cấp huyện, cấp xã.
Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai 1993, năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên được ban hành và có hiệu lực năm 1988 trong đó quy định một số điều về quy hoạch sử dụng đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như Luật Đất đai đã quy định, nguyên nhân do nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách của nền kinh tế thị trường, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra mạnh mẽ, công tác quy hoạch sử dụng đất nổi lên như một vấn đề cấp bách về cấp đất, giao đất. Đây cũng là thời điểm
đánh dấu công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi cả nước.
Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay, sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1992, Nhà nước triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vùng kinh tế lớn. Đây là thời điểm đánh dấu công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp. Tháng 7/1993, Luật Đất đai 1993 được ban hành đã quy định cụ thể đầy đủ hơn, khắc phục những điểm cịn thiếu sót trong Luật Đất đai 1988.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảng và Nhà nước đã nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai đã được thực hiện thí điểm tại một số địa phương làm căn cứ để thống nhất một số quy trình để thành lập quy hoạch sử dụng đất dưới sự chỉ đạo của Tổng cục địa chính. Theo báo cáo cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2003, năm 1994 chính phủ đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2010 và đã được Quốc hội thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm [17].
Cùng với báo cáo quy hoạch sử dụng đất của cả nước, cho đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.
Sau khi Luật Đất đai 2003 được quốc hội thơng qua ngày 26/11/2003 và chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004, cơng tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nền nếp hơn trong đó có cơng tác quy hoạch sử dụng đất. Trong Luật Đất đai 2003 quy định rõ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cấp, đối với kỳ quy hoạch là 10 năm và kỳ kế hoạch sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với kỳ kiểm kê đất đai để phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn.
Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, đã có 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: đã có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất chiếm 59,1% số đơn vị cấp huyện, trong đó chủ yếu tập trung lập quy hoạch sử dụng đất các
huyện còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các tỉnh, thành phố chưa lập.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, có 3.579 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34,2% số đơn vị cấp xã, 903 xã, phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai chiếm 8,6% số đơn vị cấp xã [10].
Từ những năm 60 khi phong trào hợp tác hố nơng nghiệp phát triển ở miền Bắc, công tác QHSDĐ bắt đầu được chú ý xây dựng và triển khai nhất là đối với khu vực nơng thơn. Lúc đầu cơng tác QH cịn ở mức hạn chế do Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện, đấn những năm 80 công tác QH phát triển mạnh và rộng khắp cả nước.
Có thể chia cơng tác nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta từ trước tới nay thành 3 giai đoạn sau:
* Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước giai đoạn 1960-1970
Công tác QH lấy hợp tác xã làm đối tượng phục vụ chủ yếu theo phương châm phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phục vụ phong trào hợp tác hoá. Trong QH chọn ra những xã có phong trào hợp tác hố mạnh để thiết kế xây dựng QH mới, tiến hành mở rộng QH.
Nội dung QH thời kỳ này thể hiện:
- Thiết kế xây dựng mới cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ sản xuất theo hướng hợp tác hoá.
- QH khuyến khích khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất.
- QH cải tạo làng, xã di chuyển một số xóm nhỏ, giải phóng đồng ruộng, đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các cơng trình sản xuất và bố trí các cơng trình cơng cộng cho trung tâm xã.
- Cải thiện đới sống xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng, ngõ xóm.
* Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước giai đoạn 1970-1988
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IV và V, tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân công lao động và cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn. Các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000.
Trong giai đoạn này nội dung QH được dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Tiến hành bố trí hệ thống cơng trình phục vụ sản xuất 3 cấp: Huyện, tiểu vùng, cụm kinh tế và xã - Hợp tác xã.
- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đới sống nhân dân.
- QH xây dựng hệ thống cơng trình cơng cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã nhỏ. Hệ thống giao thơng, cấp điện, cấp thốt nước.
Nhìn chung, trong giai đoạn này công tác QH đã được triển khai rộng khắp, góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho vùng QH, nâng cao điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho đời sống nhân dân. tuy nhiên QH trong giai đoạn này chưa bám sát tình hình thực tế phát triển sản xuất và phát trio xã hội. Các đề án QH còn cứng nhắc, dự án QH tập trung chủ yếu ở các điểm dân cư quá lớn.
* Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Thời kỳ này nước ta có nhiều chuyển biến lớn trên con đương đổi mới từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó có những tác động lớn đến công tác quản lý và QHSDĐ. Sau khi Luật đất đai sửa đổi năm 1993 – 1998 và nay là Luật đất đai 2003 thi công tác QHSDĐĐ trở thành 1 trong 13 nội dung của quản lý nhà nước về đất đai.
- Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993, năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Việt Nam ta ban hành, công tác QHSDĐ đã có cơ sở pháp lý quan trọng. Tuy nhiên công tác QHSDĐ cũng chưa được xúc tiến như Luật đất đai đã quy định. Nguyên nhân là do nền kinh tế của đất nước ta đang đứng trước những khó khăn, thử thách của nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, công tác QHSDĐĐ cấp xã nổi lên như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây cũng là mốc đầu tiên đánh dấu công tác triển khai QHSDĐĐ cấp xã trên phạm vi cả nước.
- Đầu năm 1994: Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng QHSDĐ đai toàn quốc đến năm 2010. Đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai cả nước giai đoạn 1996 -2000 theo nghị quyết số 01/1997/QH9.
- Ngày 12/10/1998 Tổng cục Địa chính ra Cơng văn số 1814/CV-TCĐC về việc QH, KHSDĐ cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác QH, KHSDĐ
- Ngày 01/10/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 68/NĐCP của Chính phủ về việc triển khai lập QH. KHSDĐ ở 4 cấp hành chính.
- Ngày 01/11/2001 Tổng cục Địa chính ban hành Thơng tư 1842/2002/TT- TCĐC kèm theo quyết đính số 424a và 424b.
- Ngày 14/02/2001 Tổng cục Địa chính ban hành Thơng tư 2074/2001/TT- TCĐC hướng dẫn các địa phương thực hiện QH, KHSDĐ theo Nghị định 68/NĐ-CP.
- Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực. Luật ghi rõ “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”. Từ mục 2 điều 21 đến điều 30 Luật đất đai 2003 quy định cụ thể về công tác QH, KHSDĐ.
- Ngày 09/02/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg về việc thi hành Luật đất đai 2003.
- Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
- Ngày 11/04/2004 Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định QH, KHSDĐ.
Cùng với báo cáo QHSDĐĐ của cả nước, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trựoc thuộc Trung ương đã được Chính phủ phê duyệt QHSDĐĐ đến năm 2010, KHSDĐĐ 5 năm và hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đối với QHSDĐ cấp tỉnh 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc lập QHSDĐ đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt.
+ QHSDĐ cấp huyện có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành QHSDĐ.
+ QHSDĐ cấp xã có 3597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành QHSDĐ của 903 xã , phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai.