Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của khu vực trung tâm thành phố thái nguyên (Trang 25 - 26)

Công tác QHSDĐ gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, nhận thức sớm được vai trò, tầm quan trọng của cơng tác QHSDĐ. Vì vậy cơng tác QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia đồng thời nó cũng đóng vai trị quyết định đối với mọi quá trình phát triển. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, đề ra các biện pháp bảo vệ sử dụng đất, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả sử dụng cao.

Ở bất cứ quốc gia nào thì quy hoạch sử dụng đất đều giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, công tác quy hoạch sử dụng đất được các nước đặc biệt quan tâm thực hiện từ rất sớm. Mỗi quốc gia đều có các đặc điểm riêng biệt khác nhau từ điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội đến cấu trúc bộ máy Nhà nước. Do đó việc quy hoạch sử dụng đất không phải ở quốc gia nào cũng giống nhau.

Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ này đều có các chính sách, cơng cụ quản lý đất đai khác nhau, trong đó quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ rất quan trọng. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành nhiều năm trước đây, ở Anh, Pháp, Nga đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của phương pháp đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất sẽ đưa ra một loại hình hợp lý nhất đối với đất đai trong vùng. Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn thế giới, FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch sử dụng đất đai nhằm sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, bền vững. Phương pháp quy hoạch đất đai này được áp dụng ở cả 3 cấp là: cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương. [10]

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của khu vực trung tâm thành phố thái nguyên (Trang 25 - 26)