Điều kiện tự nhiên của khu vực 5 phƣờng trung tâm thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của khu vực trung tâm thành phố thái nguyên (Trang 46 - 48)

Phần 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC 5 PHƢỜNG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN PHƢỜNG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 5 phƣờng trung tâm thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

* Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lí từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80km về phía Đơng Bắc, có danh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thị xã Sơng Cơng

- Phía Đơng giáp huyện Phú Bình và huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và huyện Đại Từ

Trong đó, phường Trưng Vương, phường Hồng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, phường Quang Trung và phường Đồng Quang (sau đây gọi là khu vực 5 phường trung tâm) là 5 phường trung tâm nhất thành phố Thái Ngun có vị trí hết sức trung tâm về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố.

Khu vực năm phường trung tâm này có danh giới như sau: - Phía Bắc giáp xã Đồng Bẩm và phường Quang Vinh - Phía Nam giáp phường Gia Sàng và phường Tân Lập - Phía Đơng giáp phường Túc Dun

- Phía Tây giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng

* Địa hình, địa mạo: Thành phố Thái Ngun có địa hình khá phong phú.

Khu vực trung tâm thành phố và phía Đơng có địa hình bằng phẳng. Khu vực phía Tây, phía Bắc và phía Nam có địa hình đồi bát úp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khu vực các phường trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20 - 30m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đơng bắc xuống Tây nam. Nhìn chung, địa hình của khu vựa

các phường trung tâm rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đơ thị.

* Khí hậu: Thành phố Thái Ngun và khu vực các phường trung tâm có khí

hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đơng.

- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700

C và trung bình tháng thấp nhất 160C.

- Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 - 50 giờ).

- Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Ẩm độ trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung khơng ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

* Thủy văn: Trên địa bàn thành phố nói chung và khu vực các phường trung tâm nói riêng có sơng Cầu với chiều dài đoạn chảy qua khu vực trung tâm (sát với phường Trưng Vương và phường Hoàng Văn Thụ) dài khoảng 1 km. Sơng Cầu ngồi vai trị cung cấp nước, cịn có ý nghĩa quan trọng trong điều hồ mơi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực.

* Tài nguyên đất: Thành phố Thái Ngun có 18,9 nghìn ha, trong đó

nhiều nhất là đất feralit xám (hơn 7 nghìn ha, chiếm hơn 40% diện tích tự nhiên). Khu vực 5 phường trung tâm với tổng diện tích tự nhiên là 834,41ha,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Năm phường trung tâm thành phố hầu hết là các phường có diện tích tự nhiên nhỏ nhất thành phố, chỉ từ 102 đến 270 ha.

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của khu vực trung tâm thành phố thái nguyên (Trang 46 - 48)