Rèn luyện kĩ năng nhận dạng đề

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1.Rèn luyện kĩ năng nhận dạng đề

Trên thực tế, các đề nghị luận xã hội vô cùng phong phú và đa dạng nhưng xét trên hai dạng đề cơ bản là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Sự phân chia các dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn giữa hai dạng nghị luận là rất nhỏ, nên học sinh rất khó nhận dạng đề. Do vậy, việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề và lập dàn bài cũng như viết thành lời văn là hết sức quan trọng. Nó giúp học sinh định hướng cho bài làm, tránh việc sai lạc đề. Thử xác định dạng đề của các đề bài sau:

(1) “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi). Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng nói chung và trình bày lý tưởng riêng của mình.

Đề số (1) này thuộc dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Học sinh sẽ nhận ra câu hỏi nằm trong dấu ngoặc kép. Đó là câu nói của nhà văn Nga Lép Tônxtôi. Yêu cầu của đề bài này là bình luận về câu nói được trích dẫn. Nội dung phát ngôn trên thuộc về vấn đề nhận thức cuộc sống.

(2) Bàn về sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người ta nói: “ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài (Dẫn theo “Lâm Ngữ Đường”, sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Sài Gòn 1965). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Đề số (2) này cũng thuộc dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Học sinh sẽ nhận ra câu hỏi nằm trong dấu ngoặc kép. Đó là câu nói của Lâm Ngữ Đường ở Trung Quốc. Yêu cầu của đề bài này là bình luận về câu nói được trích dẫn. Nội dung phát ngôn trên thuộc về vấn đề nhận thức cuộc sống.

Nói tóm lại học sinh có thể nhận dạng được đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định hay một câu nói của một người nổi tiếng được giới thiệu trong đề bài. Nhận định tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt vào trong ngoặc kép.

(3) Hãy viết một đoạn văn bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Đối với đề này học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng nhờ vào đối tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề

bài. Đối tượng được đề cập đến bay giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Vấn đề được đặt ra ở đây là tai nạn giao thông.

(4) Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện “Game” trong giới trẻ hiện nay?

Đề số (4) này cũng giống với dạng đề số (3). Đối với đề này học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng nhờ vào đối tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề bài. Đối tượng được đề cập đến bây giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra ngoài thực tế, cuộc sống hiện tại. Vấn đề được đặt ra là hiện tượng nghiện game của giới trẻ.

Thông thường trên dạng đề này thường có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề, vấn nạn… Nhờ các từ ngữ nói trên học sinh có thể xác định được dạng đề ngay tức khắc.

(5) Nhà tỉ phú B. Gates nói rằng: “Các bạn phải học để trả ơn cho đất nước, cho những gì mà đất nước đã đầu tư cho bạn”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên. Bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

Ở đề bài này thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản như các đề bài trước. Đề bài đề cập đến câu nói của tỉ phú B. Gates và cũng có yêu cầu bàn về câu nói này. Nhưng ở vế sau của yêu cầu của đề bài (Bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). Như vậy đề bài trên vừa bàn về tư tưởng đạo lí, vừa nói về một hiện tượng đời sống. Với đề này phần giải quyết được yêu cầu của đề bàn về tư tưởng đạo lí được chú trọng hơn phần giải quyết của yêu cầu đề bài bàn về một hiện tượng đời sống.

(6) Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết sắp đến (1.1946) Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của mình về việc làm thế nào để phát huy tốt nhất thời vàng son của tuổi trẻ hiện nay?

Cũng tương tự như đề số (5), đề số (6) này có câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy đề bài lại yêu cầu trình bày quan điểm của mình về việc làm thế nào để phát huy tốt nhất thời vàng son của tuổi trẻ hiện nay. Để giải quyết đề bài này người viết phải đi từ nhận định của Bác Hồ để bàn về vấn đề trong cuộc

sống hiện tại. Với đề bài này phần giải quyết của yêu cầu của đề bài bàn về hiện tượng đời sống phải được chú trọng hơn phần giải quyết của yêu cầu của đề bài bàn về tư tưởng đạo lí.

Với các đề bài vừa thuộc nghị luận về tư tưởng đạo lí vừa thuộc nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần kết hợp yêu cầu bài làm của cả hai dạng đề để giải quyết.

Trước hết các em cần xác định phần chung của hai dạng đề cần giải quyết: - Giới thiệu tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng cần giải quyết.

- Bình luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Chỉ ra mặt đúng, mặt tích cực hay mặt sai, mặt tiêu cực của vấn đề cần bàn luận.

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Mỗi dạng đề có yêu cầu của riêng nó. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần thiết phải giải thích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đó. Còn dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cần thiết phải phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của hiện tượng cần bàn luận. Đối với đề bài có sự kết hợp cả hai dạng thì học sinh cần xác định luận điểm nhiều hơn cả phần chung lẫn phần riêng đã nói ở trên.

Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề.

Đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống luôn cập nhật với diễn biến của đời sống hiện nay, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và quan tâm tới một số vấn đề về hiện tượng đời sống mà đài, báo hay nói tới hiện nay như: sự lạnh lùng, vô cảm của con người, bão giá,…

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 28 - 30)