Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 43 - 55)

7. Kết cấu của khóa luận

3.1.4.Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 2 bài Làm văn đó là: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” và “Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận” trong chương trình Ngữ văn 12, tập 1 (ban cơ bản). Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi cho học một số đề nghị luận xã hội và yêu cầu lập dàn ý, viết thành bài. Giáo viên thu bài để đánh giá kết quả.

Chúng tôi cũng thống kê một số câu hỏi phần Nghị luận xã hội trong Đề thi thử tốt nghiệp và Đại học môn Văn khối C năm 2013 cùng với đáp án và thang điểm để các em học sinh lớp 12 tham khảo và rút ra được những kĩ năng làm bài thi phần Nghị luận xã hội.

Giáo án thực nghiệm 1

Ngày soạn: 30/09/2013 Ngày giảng: 25/10/2013 Lớp dạy: 12B.

Tiết: 12Làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Về kĩ năng

- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu trong một số văn bản nghị luận.

- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

3. Về thái độ

Có ý thức thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

- Đồ dùng dạy học: Tài liệu tham khảo + Sách giáo khoa. + Sách giáo viên.

+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12.

- Phƣơng án tổ chức lớp học: Phát vấn, diễn giảng, gợi mở, thảo luận.

2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.

C. HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC

1. Ổn định tình hình lớp

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của học sinh.

3. Giới thiệu bài mới

Trong cuộc sống của chúng ta biết bao nhiêu câu chuyện vui, cũng không ít câu chuyện buồn có biết bao người tốt, việc tốt cũng không ít những người còn mải mê với những trò chơi vô bổ, lao vào các tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó đều làm cho chúng ta phải suy nghĩ, bày tỏ ý kiến quan điểm của mình

về vấn đề đó một cách thuyết phục, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.

Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm.

GV: Thế nào là hiện tượng đời sống? HS: Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng nổi bật diễn ra trong đời sống, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, cụ thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực

GV: Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?

Ví dụ:

(1) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ Lin-côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” (Theo Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2006, tr 135). Từ ý kiến trên anh (chị)

hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009).

(2) “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt

hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết

một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)

I. Khái niệm.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.

trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với đời sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010).

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi SGK

GV: Yêu cầu HS đọc và thực hiện những yêu cầu của đề bài “Chia chiếc bánh của mình cho ai?”

HS đọc SGK và trả lời câu hỏi trên

II. Cách làm bài nghị luận về hiện tƣợng đời sống

1. Tìm hiểu đề.

a. Thể loại: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

b. Vấn đề nghị luận: việc sử dụng chiếc bánh thời gian.

c. Thao tác nghị luận: Chứng minh, phận tích, bình luận,...

d. PVTL: thực tế đời sống hoặc sách báo 2. Lập dàn ý.

a. Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

b. Thân bài: tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân – dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối

- Phân tích, bình luận về hiện tượng:

+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: biểu hiện lối sống đẹp của người thanh niên – biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào việc có ích, giàu lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp

+ Phê phán lối sống lãng phí thời gian của 1 số thanh niên, học sinh: sa đà vào trò chơi điện tử, nghiện karaoke, Internet, la cà quán xá, ít quan tâm đến bất hạnh của người khác

c. Kết bài: bài học rút ra cho bản thân.

2. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống

GV: Muốn viết được bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống cần có những yêu cầu nào?

HS trả lời GV chốt lại

GV: yêu cầu HS đọc SGK

- Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề -> Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.

- Người viết phải thể hiện rừ quan điểm, thỏi độ của mình trước hiện tượng nghị luận -> chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng

3. Cách làm bài nghị luận về hiện tƣợng đời sống

Tìm hiểu đề Lập dàn ý

+ Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần bàn luận

+ Thân bài: bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận

+ Kết bài: nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống

4.Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập

- Bài tập 1, phần luyện tập, sgk

- Chọn một hiện tượng đời sống có ý nghĩa nhất với em và lập dàn ý nghị luận.

4. Củng cố

- Nhắc lại đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ: Lập dàn ý đề văn “Một thoáng tan trường – An toàn giao thông”. - Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ khoa học”.

Giáo án thực nghiệm 2

Tiết 20: Làm văn

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn NL

- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn ghị luận.

2. Về kỹ năng.

- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn,và làm văn.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

+ Tư duy sáng tạo: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp khi triển khai vấn đề nghị luận.

3. Về thái độ :

- Thái độ học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, Giáo án, tài liệu thiết kế bài dạy. - Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra vở soạn học sinh.

2. Bài mới.

* Lời vào bài:(1’) Tiết trước chúng ta đã đi làm 3 bài tập trong phần luyện tập trên lớp, trong tiết này chúng ta sẽ tiếp tục làm những bài còn lại trong phần luyện tập ở nhà.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Tích hợp Giáo dục kĩ năng sống

GV: Nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?

GV: ý kiến của em .

II. Luyện tập *. Bài tập số 1 (15’)

a. Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dung những phương thức đó.

- Nhận xét đó là hoàn toàn đúng vì một bài văn nghị luận khi không vận dụng các phương thức biểu đạt thì sẽ khô khan, không cuấn hút bằng một bài văn nghị luận có vận dụng nhiều phương thức biểu đạt. b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời nhiều phương thức biểu đạt đó.

- ý kiến đó là không đúng vì giá trị của bài nghị luận không phải chỉ căn cứ vào việc sử dụng nhiều hay ít các thao tác biểu cảm mà một bài nghị luận hay thì phải căn cứ vào việc thao tác biểu cảm đó có phát huy tác dụng hiệu quả hay không, mục đích của bài nghị luận có được thực hiện hay không. Đó còn là việc nhiều khi trong bài viết có sử dụng nhiều phương thức biểu đạt song giá trị và hiệu quả của bài nghị luận là không đạt được yêu cầu và mục đích đề ra. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là ở chỗ người viết biết vận dụng vào việc lập luận như thế nào, chứ không phải sử dụng nhiều hay ít các thao tác biểu cảm.

GV: Hoạt động theo nhóm (4 nhóm), và cử đại diện nhóm trình bày.

*. Bài số 2:(22’)

- Chủ đề: Gia đình trong thời hiện đại.

=>Xã hội cộng nghiệp phát triển, cuộc sống con người vận động và biến đổi không ngừng, cũng tác động ghê gớm đến đời sống gia đình. Đó là điều không thể chánh khỏi, song cũng không phải vì thế mà chúng ta đánh mất đi vị trí ý nghĩa của gia đình để biến nó phát triển theo xu thế xã hội hoá: Không thể có chuyện khi sáng ra mỗi người vội vã đến cơ quan công sở, đến nhà máy xí nghiệp, nhưng đến giờ nghỉ trưa thì lại tranh thủ làm việc gặp gỡ bạn bè bằng vài chén rượu hay bữa cơm thân mật rồi chợp mắt tạm tại nơi làm việc và tiếp tục cắm đầu vào công việc cho đến lúc về nhà thì lại lo cho giấc ngủ, bởi lúc đó đã 9, 10 giờ đêm và sáng hôm sau khi nhìn thấy mình người trong gia đình thì tất cả mọi người cũng đang tất tưởi chuẩn bị đến cơ quan.

=> Như vậy thử hỏi gia đình có còn là tổ ấm theo đúng nghĩa của nó hay chỉ là nơi trú chân, nghỉ tạm, sau buổi làm việc vất vả.

=> Cũng vì biện bạch cho guồng xoáy của xu thế phát triển thời hiện đại mà nhiều người đã hạ thấp, hay thậm trí còn coi thường những mối quan hệ tình cảm gắn bó, thân mật như rất đỗi thiêng liêng đó là tình cảm cha con, anh em, vợ chồng. Rõ ràng để đánh đổi những mối quan hệ ngoài xã hội hay những giá trị về vật chất để đánh mất những giá trị tình cảm máu mủ thì thật

GV: Khi viết 1 bài văn nghị luận cần lưu ý vấn đề gì?

ra cái giá phải trả cũng quá đắt. Bởi vì giữa cuộc sống xô bồ tất bật cho dù một người có mạnh mẽ đến đâu, chỉ biết có công việc mà thôi thì cũng có lúc họ sẽ khát khao mong được trở về với mái ấm gia đình để tìm lấy những phút giây yên ả trong lòng.

=> Nếu cứ biện bạch như vậy, than ôi chẳng bao lâu nữa cái tế bào nhỏ bé đáng yêu kia sẽ còn tồn tại trong dòng đời này nữa không ?

(cho học sinh tiếp tục luyện tập nếu còn thời gian).

- Việc vận dụng phương thức biểu đạt, tự sự, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận là rất cần thiết.

- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bài văn nghị luận.

III. Củng cố, luyện tập

- Khi viết 1 bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong Văn nghị luận

3. Hƣớng dẫn HS học và làm bài (2’) a. Bài cũ

- Nắm nội dung kiến thức.

- Viết các đoạn văn có sử dụng các phương thức biểu đạt.

b. Bài mới

- Đọc trước bài Đàn ghi ta của Lor - ca. - Tiết sau đọc văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

RÚT KINH NGHIỆM

1. Thời gian: Hợp lí.

3. Phương pháp: Phù hợp với đối tượng học sinh.

3.1.4.2. Đề thi phần Nghị xã hội

Đề thi

Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn năm 2014 THPT An Mỹ - Bình Dương. Anh, chị viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu người của một cô gái – thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà Sewol trong vụ tai nạn ngày 16/4/2014 qua mẫu tin sau:

Cô Park Ji Young, 22 tuổi, một thành viên thủy thủ đoàn, là một trong số những người hùng trên chiếc phà Sewol. Park đã mất mạng trong khi cố gắng đảm bảo cho tất cả các hành khách trên tầng thứ 3 và 4 của con tàu đều mặc áo phao và tìm được lối thoát. Vì thế, khi con tàu bị lật nghiêng, Park đã kịp thời

đẩy những hành khách ra ngoài. Bởi cô nghĩ: “Tôi chỉ ra khỏi tàu sau khi chắc

chắn rằng mọi hành khách đã thoát ra ngoài” – Một người sống sót đã kể lại

như thế.

Đáp án

Câu Ý Nội dung Điểm

2 Trình bày suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu ngƣời của cô Park Ji Young

3,0

1 Giới thiệu hiện tƣợng cần nghị luận 0,5

Hành động dũng cảm cứu người của cô gái Park Ji

Young – thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà Sewol

trong vụ tai nạn ngày 16/4/2014.

0,5

2 HS phát biểu suy nghĩ riêng của mình về hành động dũng cảm cứu ngƣời của cô Park:

1,5

- Đó là nghĩa cử cao cả, một hành động đẹp - Hành động ấy cần được biểu dương nhân rộng.

- Bên cạnh đó cần phê phán những người hèn nhát, chỉ biết sống vì bản thân. 0,5 0,5 0,5 3 Tổng kết vấn đề 1,0 - Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.

- Nêu phương hướng nhận thức và hành động mỗi người trong cuộc sống.

0,5 0,5

Đề thi Đại học môn Văn khối C năm 2013

Đề thi

Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là:

Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước,

lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161) Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

Đáp án

Câu Ý Nội dung Điểm

2. Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống truyền thống; bày tỏ quan điểm sống của chính mình

3,0

1 Giải thích ý kiến 0,5

- Trí tuệ là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc;

khôn khéo là khôn ngoan, khéo léo, linh hoạt trong ứng

xử.

- Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà chỉ đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống; đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó.

0,25

0,25

2 Nhận thức về các mặt tích cực và tiêu cực ... 1,5

- Về mặt tích cực

+ Tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 43 - 55)