Rèn kĩ năng lập dàn bài trong văn nghị luận xã hội

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của khóa luận

2.5.Rèn kĩ năng lập dàn bài trong văn nghị luận xã hội

Sau khi đã có các luận điểm và dẫn chứng, học sinh cần lập dàn bài để sắp xếp các luận điểm và luận cứ một cách chặt chẽ và hợp lí. Thông thường khâu lập dàn bài thường là khâu mà học sinh bỏ qua. Rất nhiều em, vừa đọc đề đã cắm đầu, cắm cổ vào viết. Viết một thôi, một hồi rồi lại tẩy xóa, viết lại. Cuối cùng bài làm văn cứ như đang viết nháp.

Lập dàn bài là cách tổ chức lập luận, lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung cơ bản của đề bài. Do đó nếu bài làm có sự chuẩn bị dàn ý (dàn bài) chắc chắn sẽ mang lại sự chủ động làm bài đi đúng

hướng và tránh nhầm lẫn, tẩy xóa cho học sinh. Lập dàn bài còn giúp học sinh tránh tình trạng bỏ sót ý, sắp xếp ý lộn xộn hoặc triển khai ý không cân xứng. Hơn nữa, làm như vậy học sinh có thể chủ động được trong việc sắp xếp thời gian. Có thể nói trong một bài làm văn, khâu tìm luận điểm, lập dàn bài có thể chiếm đến 50% hiệu quả của nó.

Học sinh có thể lập dàn bài theo những bước sau:

- Xác định các luận điểm: Đề bài có nhiều ý thì ứng vào đó với mỗi ý là một luận điểm. Đề bài có một ý thì các ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận điểm.

- Tìm luận cứ cho các luận điểm: Mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ hơn gọi là luận cứ. Số ý nhỏ và cách triển khai tùy thuộc vào ý lớn.

- Học sinh phải lập dàn bài gồm 3 phần như sau: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài: Triển khai nội dung theo các ý lớn, ý nhỏ đã tìm.

- Kết bài: Tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Đề bài 1: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

 Mở bài: - Ý chí nghị lực giúp con người vượt qua thử thách gian nan.

- Trích dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học.

 Thân bài:

* Luận điểm 1 giải thích câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

+ Luận cứ 1 thể hiện nghĩa tường minh: Trước đây, giao thông chưa thuận tiện, muốn đến nơi nào đó thì phải trèo đèo, lội suối rất vất vả. Những cuộc hành trình dài thường khiến người ta mệt mỏi, sợ hãi, không dám đến đích cần tới.

+ Luận cứ 2 thể hiện nghĩa hàm ẩn: Đường đi còn có nghĩa là cuộc đời, cuộc sống con người; Sông núi là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách.

+ Luận cứ 3 nói rõ ý cả câu: Mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua nếu con người có ý chí và nghị lực.

+ Luận cứ 1: Cuộc sống luôn chứa đựng muôn vàn khó khăn, trắc trở. Vượt qua được những khó khăn.

Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Tri phải học dưới ánh đèn đom đóm mà vẫn đỗ đạt thành công.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí viết bằng đôi chân mà trưởng thành.

Stephen Hawking chỉ đi lại bằng xe lăn vì bại liệt nhưng đã trở thành nhà Vật lí học kiệt xuất, là người đầu tiên nêu lên khái niệm “ Hố đen vũ trụ” có ý nghĩa lớn đối với nhân loại.

+ Luận cứ 2: Những khó khăn thách thức là cơ hội để thử sức, rèn luyện bản thân mình, là cơ hội để nhận diện năng lực mình, và là cơ hội để có những bài học.

Dẫn chứng: Nhà diễn thuyết nổi tiếng thời cổ Hi Lạp Demosthenes thuở nhỏ bị nói lắp. Khi đứng lên sân khấu diễn giảng, giọng nói ông không rõ ràng, phát âm không chuẩn, vẫn thường bị mọi người chế nhạo. Nhưng ông không hề chán nản. Để khắc phục khó khăn này, ngày ngày ông thường đến bờ biển, ngậm một viên đá trong miệng và tập đọc. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, ông đã chứng minh được năng lực của mình và trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng nhất Hi Lạp.

Nhà bác học Marie Curie đã từng bị bệnh ung thư máu, nhưng bà đã không chịu cúi đầu bỏ cuộc, không để trở thành người vô dụng và cuối cùng bà đã hai lần được nhận giải thưởng Nobel (về vật lí và hoá học).

Từ hai luận cứ trên, khẳng định câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nếu con người kiên trì nghị lực thì “không có việc gì khó” cả.

+ Luận cứ 3: Phê phán một bộ phận trong xã hội thiếu nghị lực trong cuộc sống. Gặp c- khó khăn là chán nản, sinh ra bi quan, hoặc sa vào con đường tội lỗi.

- Luận điểm 3: Rút ra bài học trong cuộc sống

+ Luận cứ 1: Con người cần ý thức được vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

+ Luận cứ 2 liên tưởng bài thơ của Bác Hồ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Mỗi con người cần mài sắc ý chí, nghị lực trên mọi bước đường, mọi hành trình.

 Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí.

Đề bài 2: Hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mở bài: Hiện tượng lạnh lùng, thiếu quan tâm tới nhau trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện tại. Hiện tượng đó gọi là “bệnh vô cảm ”.

Thân bài:

- Luận điểm 1: Giải thích bệnh vô cảm là gì? Hiện tượng mà quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâm lẫn nhau, thiếu trách nhiệm với nhau trong cuộc sống.

- Luận điểm 2: Nêu thực trạng về bệnh vô cảm.

+ Luận cứ 1 nêu biểu hiện: Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ với người khác nhất là những người gặp khó khăn hơn mình.

Dẫn chứng: Đi đường gặp người hoạn nạn thì làm ngơ; Đi xe buýt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai…

+ Luận cứ 2 giải thích về đối tượng vô cảm: Ở những người có địa vị cao như bác sĩ vô cảm với bệnh nhân; Thầy cô giáo với học sinh; Bố mẹ với con cái; con cái với bố mẹ già, đau yếu…Thế hệ trẻ ngày nay rất nhiều người thờ ơ, vô cảm.

- Luận điểm 3: Nêu nguyên nhân

+ Luận cứ 1 xét về nguyên nhân khách quan: Xã hội phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt đã khiến con người dễ quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình một cách thái quá.

+ Luận cứ 2 xét về nguyên nhân chủ quan: Thói ích kỷ có sẵn trong mỗi con người.

Một bộ phận được xã hội trao quyền lực nhưng không ý thức đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội, đã tỏ ra hống hách chuyên quyền.

Cá nhân, nhà trường, xã hội chưa thường xuyên giáo dục tuyên truyền một cách kịp thời, hài hòa giữa trí, đức và mĩ.

- Luận điểm 4: Nêu hậu quả

+ Xã hội thiếu tình người trong đời sống cộng đồng.

+ Ảnh hưởng đến tương lai của những con người đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm lí.

+ Đời sống tâm hồn con người trở nên nghèo nàn. + Xã hội nhức nhối vì những bất công vô lí.

+ Lên án nghiêm khắc trước những hành động, suy nghĩ vô cảm của con người.

+ Tích cực tham gia ngăn chặn và tuyên truyền giáo dục mọi người về lối sống đẹp.

+ Mỗi người cần tự rèn luyện để có lẽ sống đẹp, cao cả, nhân ái, vị tha.

+ Cần tham gia những phong trào thanh niên với mục đích giúp đỡ, quan tâm đến những số phận bất hạnh.

Kết luận: Khẳng định lại thái độ phê phán của mình đối với những người có lối sống vô cảm.

Trên đây là hai dàn bài mẫu tiêu biểu cho hai dạng đề nghị luận xã hội cơ bản. Từ yêu cầu chung và dàn bài mẫu nói trên, thiết nghĩ cần có mẫu dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội như sau:

* Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

- Mở bài: Nêu khái quát, rồi dẫn nhận định, đánh giá có nêu ra ở đề bài. Sau đó định hướng vấn đề nghị luận.

Lưu ý: Học sinh phải trích dẫn nhận định và nêu luận đề của đề bài trong phần mở bài này.

- Thân bài:

+ Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống hiện tại (Tức là chứng minh và bình luận).

+ Mở rộng vấn đề: (Phần luận) Chỉ ra những biểu hiện sai lệch so với tư tưởng đạo lí đang bàn luận.

- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay tỏ ý hành động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của mình. Có thể chọn dẫn chứng từ 3 nguồn: Thực tế, sách vở và giả thiết. Tuy nhiên không nên chọn nhiều dẫn chứng văn học, vì như thế sẽ dễ bị sa vào nghị luận văn học.

* Đối với đề nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề. - Thân bài:

+ Liên hệ thực tế, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, phân tích các mặt và đánh giá hiện tượng.

+ Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với hiện tượng.

- Kết bài: Kết luận, khẳng định những vấn đề đã nêu ra ở thân bài.

Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định và đưa ra ý kiến riêng của mình. Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm học 2014 rất chú trọng kĩ năng lập dàn ý cho một đề bài nghị luận xã hội. Sau đó học sinh sẽ chọn một luận điểm để trình bày đoạn viết.

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 34 - 39)