Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 39 - 68)

7. Kết cấu của khóa luận

2.6.2.Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Theo yêu cầu của đề thi đại học, cao đẳng, trong thời gian 180 phút, các em phải viết 3 bài văn nhỏ, đáp ứng được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc và tinh tế yêu cầu của 3 câu hỏi trong đề thi.

Trong thực tế, nhiều em có kiến thức tốt vẫn không đủ thời gian để làm bài vì vậy việc sử dụng và phân bố thời gian làm bài thông minh và hợp lý là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Các em nên tận dụng thời gian làm bài ngay khi nhận được đề thi mà không nên chờ đến khi có trống tính thời gian làm bài đồng

thời phải tận dụng thời gian làm bài đến tận phút cuối cùng. Hết sức lưu ý đến điểm số của từng câu được ghi trong đề thi, để từ đó chủ động phân chia thời lượng cho từng câu một cách hợp lí. Tránh tình trạng đầu tư quá nhiều thời gian và sức lực cho câu có điểm thấp. Khi làm bài, câu 1 (2 điểm) các em chỉ được làm trong khoảng thời gian tối đa 36 phút, câu 2 (3 điểm), làm trong khoảng thời gian 54 phút, câu 3a và 3b (5 điểm) làm trong khoảng thời gian 90 phút. Nhưng theo chúng tôi các em chỉ nên làm câu 1 trong khoảng thời gian 20 phút, vì câu này thường đơn giản, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể giải quyết đầy đủ và đạt điểm tối đa. Số thời gian còn lại, nên dành thêm cho câu 3a hoặc 3b, vì trong thực tế, câu này thường khá khó và dài, phần lớn thí sinh không thể làm trọn vẹn trong 90 phút.

Cũng không nên viết nháp bài văn rồi chép lại, vì như thế sẽ không đủ thời gian. Các em chỉ nên gạch ra giấy nháp các ý chính thông qua các gạch đầu dòng hoặc theo hình nhánh cây và cân nhắc trình tự sắp xếp các ý cho chặt chẽ, rồi lựa chọn cách diễn đạt và viết ngay thành lời văn vào giấy thi.

Trước khi nộp bài nên dành khoảng 4 - 5 phút cuối để đọc lại bài làm, rà soát các lỗi sai, nhất là lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp,…để kịp thời sửa chữa giúp bài làm của các em hoàn chỉnh hơn.

2.6.3. Có ý thức trình bày bài viết

Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Khi xuống dòng, cũng nên viết chữ đầu tiên lùi vào 1/5 - 1/4 trang giấy, tính từ lề. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây được thiện cảm của người chấm, các ý trong bài nổi bật hơn, người chấm không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

Cần hết sức tránh việc gạch xóa, để tránh cho bài làm không bị xấu và bẩn. Trong trường hợp bắt buộc phải bỏ phần vừa viết, tốt nhất nên dùng thước kẻ gạch đè lên để bỏ đi, rồi viết tiếp. Chỉ gạch một nét, với độ đậm mực vừa phải, không ấn bút vì dễ làm rách giấy hoặc làm xấu bài thi. Tuyệt đối không được dùng bút xóa vì dễ bị coi là đánh dấu bài. Cũng không nên gạch bằng tay, không nên dùng các móc ngoặc để đánh dấu đoạn văn bỏ đi, và viết thêm chữ “sai” hay “bỏ” ở bên cạnh như các em quen làm.

Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việc tìm ý cho bài văn. Không có ý thì không có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu mà không biết cách viết ra, thì ý dù hay và sâu sắc đến đâu cũng trở nên vô nghĩa. Diễn đạt là quá trình làm cho những ý tưởng trừu tượng, lớn lao biến thành lời văn cụ thể, tràn đầy hình ảnh và cảm xúc, nghĩa là biến bộ xương ý tưởng thành một cơ thể sống động, có da có thịt ,có sự sống, có linh hồn. Cũng cần tránh các kiểu diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm, hiểu sai cho người đọc hoặc diễn đạt không rõ ràng làm người đọc không hiểu là người viết định nói gì.

Vì vậy, trước hết, các em cần phải rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, giản dị, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà vì viết câu dài, dễ mắc lỗi ngữ pháp.

Để diễn đạt hay, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu khi diễn đạt, sử dụng linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn. Lời văn phải trau chuốt, uyển chuyển, có giọng điệu riêng. Nhiều khi chỉ thay đi vài chữ là câu văn đã hay hơn, sâu sắc hơn.

Vẫn tồn tại nhiều hiện tượng thí sinh viết sai chính tả, viết câu văn què cụt, thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc nhầm lẫn giữa các thành phần câu, đây là lỗi thường bị trừ điểm rất nặng trong các bài văn, đồng thời không gây được thiện cảm đối với người đọc.

Chữ viết đẹp, rành mạch, sáng sủa, đúng chuẩn mực chính tả cũng là một lợi thế để bài văn có điểm cao hơn. Các em nên rèn luyện chữ viết của mình, nếu không được đẹp, cũng cần phải viết cho rõ ràng, ngay ngắn, dễ đọc và đúng chính tả.

Tuyệt đối không được viết tắt, viết thiếu nét, thiếu dấu hoặc viết hoa tự do, viết ngọng (như nhầm lẫn giữa l và n, x và s, ch và tr…). Vì chỉ cần 5 lỗi chính tả hoặc 1 lỗi chính tả lặp lại 5 lần, bài làm có thể đã bị trừ mất 0,5 điểm.

Trên đây là một số chỉ dẫn có thể giúp học sinh chuẩn bị tốt cho một bài viết văn nghị luận xã hội. Thiết nghĩ học sinh có thể đạt được ít nhất 50% số điểm nếu có sự chuẩn bị kĩ càng ở các khâu trên. Trong quá trình viết vào bài làm văn, học sinh cần rèn kĩ năng diễn đạt tốt bằng cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Thao tác lập luận so sánh, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ) và các phương thức biểu đạt (thuyết minh, biểu cảm, nghị luận) đã học. Với những học sinh có khả năng diễn đạt tốt và văn viết có cảm

xúc, chắc chắn bài viết của các em sẽ đạt được kết quả cao nhất nếu có sự chuẩn bị tốt theo các hướng dẫn ở trên.

Tiểu kết

Như vậy, để làm tốt một bài thi phần nghị luận xã hội, cần hướng dẫn học sinh cách học để có kiến thức và làm bài thi theo các bước hướng dẫn như trên. Trong quá trình học cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn học sinh khám phá đời sống trong các mối liên hệ của thực tiễn, kết hợp tư duy và tái hiện, khi làm bài. Bên cạnh việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản cần hướng dẫn học sinh một hệ thống kĩ năng cơ bản nhằm đảm bảo được triệt để nội dung bài viết cũng như cách trình bày một bài viết nhằm hài lòng ban giám khảo. Khi đó, bài thi phần nghị luận xã hội sẽ chất lượng tốt hơn.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1. Thực nghiệm dạy học

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Với một hệ thống kĩ năng làm bài viết cho kiểu bài nghị luận xã hội đã trình bày ở chương trước, chúng tôi đã tiến hành triển khai, hướng dẫn cho học sinh lớp 12 THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La nắm chắc những kĩ năng này để vận dụng vào làm bài viết các đề văn nghị luận xã hội trên lớp cũng như ở nhà.

Qúa trình vận dụng các kĩ năng làm bài viết này nhằm giúp các em học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La sẽ tự tin và hạn chế bớt lỗi trong quá trình làm bài viết. Hy vọng thời gian các em làm bài thi tốt nghiệp cũng như thi đại học môn Văn – phần nghị luận xã hội sẽ có kết quả tốt hơn.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

Triển khai hướng dẫn kĩ năng làm bài cho học sinh vào thời điểm thích hợp (sau khi học lý thuyết, cung cấp kiến thức, một số tư liệu phục vụ cho đề bài).

Hướng dẫn học sinh cách vận dụng vào đề bài cụ thể.

Tiến hành một cách khách quan, nghiêm túc: tổ chức một số giờ dạy sau đó cho học sinh lập dàn ý và viết bài tại lớp cùng một số bài viết ở nhà, cuối cùng giáo viên thu và chấm.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn 2 lớp:

Lớp 12B và 12C của trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La để tiến hành thực nghiệm.

3.1.4. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 2 bài Làm văn đó là: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” và “Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận” trong chương trình Ngữ văn 12, tập 1 (ban cơ bản). Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi cho học một số đề nghị luận xã hội và yêu cầu lập dàn ý, viết thành bài. Giáo viên thu bài để đánh giá kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi cũng thống kê một số câu hỏi phần Nghị luận xã hội trong Đề thi thử tốt nghiệp và Đại học môn Văn khối C năm 2013 cùng với đáp án và thang điểm để các em học sinh lớp 12 tham khảo và rút ra được những kĩ năng làm bài thi phần Nghị luận xã hội.

Giáo án thực nghiệm 1

Ngày soạn: 30/09/2013 Ngày giảng: 25/10/2013 Lớp dạy: 12B.

Tiết: 12Làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Về kĩ năng

- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu trong một số văn bản nghị luận.

- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

3. Về thái độ

Có ý thức thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

- Đồ dùng dạy học: Tài liệu tham khảo + Sách giáo khoa. + Sách giáo viên.

+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12.

- Phƣơng án tổ chức lớp học: Phát vấn, diễn giảng, gợi mở, thảo luận.

2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.

C. HOẠT ĐỘNG VÀ HỌC

1. Ổn định tình hình lớp

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của học sinh.

3. Giới thiệu bài mới

Trong cuộc sống của chúng ta biết bao nhiêu câu chuyện vui, cũng không ít câu chuyện buồn có biết bao người tốt, việc tốt cũng không ít những người còn mải mê với những trò chơi vô bổ, lao vào các tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó đều làm cho chúng ta phải suy nghĩ, bày tỏ ý kiến quan điểm của mình

về vấn đề đó một cách thuyết phục, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.

Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm.

GV: Thế nào là hiện tượng đời sống? HS: Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng nổi bật diễn ra trong đời sống, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, cụ thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực

GV: Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?

Ví dụ:

(1) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ Lin-côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” (Theo Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2006, tr 135). Từ ý kiến trên anh (chị)

hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009).

(2) “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt

hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết

một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)

I. Khái niệm.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.

trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với đời sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010).

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi SGK

GV: Yêu cầu HS đọc và thực hiện những yêu cầu của đề bài “Chia chiếc bánh của mình cho ai?”

HS đọc SGK và trả lời câu hỏi trên

II. Cách làm bài nghị luận về hiện tƣợng đời sống

1. Tìm hiểu đề.

a. Thể loại: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

b. Vấn đề nghị luận: việc sử dụng chiếc bánh thời gian.

c. Thao tác nghị luận: Chứng minh, phận tích, bình luận,...

d. PVTL: thực tế đời sống hoặc sách báo 2. Lập dàn ý.

a. Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

b. Thân bài: tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân – dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối

- Phân tích, bình luận về hiện tượng:

+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: biểu hiện lối sống đẹp của người thanh niên – biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào việc có ích, giàu lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp

+ Phê phán lối sống lãng phí thời gian của 1 số thanh niên, học sinh: sa đà vào trò chơi điện tử, nghiện karaoke, Internet, la cà quán xá, ít quan tâm đến bất hạnh của người khác

c. Kết bài: bài học rút ra cho bản thân.

2. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống

GV: Muốn viết được bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống cần có những yêu cầu nào?

HS trả lời GV chốt lại

GV: yêu cầu HS đọc SGK

- Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề -> Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.

- Người viết phải thể hiện rừ quan điểm, thỏi độ của mình trước hiện tượng nghị luận -> chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng

3. Cách làm bài nghị luận về hiện tƣợng đời sống

Tìm hiểu đề Lập dàn ý

+ Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần bàn luận

+ Thân bài: bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận

+ Kết bài: nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống

4.Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập

- Bài tập 1, phần luyện tập, sgk

- Chọn một hiện tượng đời sống có ý nghĩa nhất với em và lập dàn ý nghị luận.

4. Củng cố

- Nhắc lại đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ: Lập dàn ý đề văn “Một thoáng tan trường – An toàn giao thông”. - Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ khoa học”.

Giáo án thực nghiệm 2

Tiết 20: Làm văn

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn NL

- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn ghị luận.

2. Về kỹ năng.

- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn,và làm văn.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội (Trang 39 - 68)