Tình hình hoạt động kinh doanh của Oceanbank Hà Nội 1 Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh hà nội (Trang 29 - 32)

Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay, chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn huy động tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy, công tác huy động vốn luôn là hoạt động được Oceanbank Hà Nội đặc biệt quan tâm. Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, là địa bàn tập trung đông dân cư và nhiều doanh nghiệp. Trong những năm qua, chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rồi từ dân cư và các TCKT trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng vốn huy động của chi nhánh Oceanbank Hà Nội từ năm 2009 đến nay có sự sụt giảm. Năm 2010, tổng vốn huy động đạt 2.205.537 triệu đồng, giảm 179.139 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,02%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 114.842 (6,51%) triệu đồng; nguồn vốn huy động từ các TCKT giảm 293.981 triệu đồng (62,59%). Năm 2011, chi nhánh huy động được 1.762.197 triệu đồng, giảm 293.340 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,27%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư giảm 694.832 triệu đồng (35,96%), nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng 401.492 triệu đồng (228,29%). Cho thấy: công tác huy động vốn từ các TCKT của chi nhánh đã được thực hiện tốt đã kéo lại sự sụt giảm tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do: năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, trong khi đó NHNN lại áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm khiến các NHTM nói chung và Oceanbank Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt hơn.

Xét về cơ cấu, từ năm 2009 đến nay, vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây là cơ cấu bền vững về nguồn vốn trong trong hoạt động kinh doanh. Vì nguồn vốn huy động từ dân cư có một ưu điểm rất lớn là ổn định, ngân hàng biết trước được khoảng thời gian sử dụng. Huy động tiền gửi nhàn rỗi từ khu vực dân cư là cách huy động vốn “chủ động” của ngân hàng. Năm 2010, vốn huy động từ dân cư chiếm 91,45%, tăng 12,47% so với năm 2009; vốn huy động từ TCKT chiếm 8,55 %, giảm 2,47%. Đến măm 2011, Vốn huy động từ dân cư chiếm 67,25%, giảm 24,2%; vốn huy động từ TCKT chiếm 32,75%, tăng 24,2%. Cho thấy, trong năm 2011, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn từ

các TCKT. Nguồn vốn huy động từ TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán, đây là nguồn vốn ngân hàng huy động được với lãi suất thấp đồng thời còn tạo ra nguồn thu khác từ phí dịch vụ thanh toán và chuyển khoản. Vì vậy trong thời gian tới, Oceanbank Hà Nội cần quan tâm hơn nữa để nâng cao số dư tiền gửi của các TCKT.

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w