Nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh hà nội (Trang 56 - 60)

- Điều kiện vay vốn:

2.3.2.1Nguyên nhân

1. Cho vay mua,

2.3.2.1Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

 Chính sách CVTD của ngân hàng chưa thực sự hợp lý và thông thoán, điều này dễ làm cho khách hàng khi đến với ngân hàng, cụ thể:

- Các quy trình cho vay được xây dựng theo nhu cầu phát sinh trong từng thời kỳ nên không thể tránh khỏi những bất cập. Bản thân nhiều quy chế cho

vay hiện nay còn chưa thực sự hoàn thiện, hoạt động cho vay đang được tiến hành một cách thăm giò theo huớng vừa làm vừa hoàn thiện.

- Ngân hàng chưa xây dựng được chế độ ưu đãi đối với khách hàng đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Trong khi đó, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác đã có những chiến lược ưu đãi nhằm thu hút được nhiều khách hàng.

- Tài sản đảm bảo là nhà đất được quy định phải có sổ đỏ. Do vậy, rất nhiều khách hàng có khả năng trả nợ, nhân thân tốt nhưng tài ản đảm bảo chưa đầy đủ giấy tở pháp lý cũng bị từ chối cho vay.

- Hiên nay, ngân hàng vẫn tập trung ưu tiên cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hơn là đối với khách hàng cá nhân nhỏ lẻ.

 Số lượng CBTD được phân bổ trong lĩnh vực CVTD tương đối ít, trình độ và nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chưa đồng đều, đa phần cán bộ tín dụng còn thiếu kỹ năng tiếp thị sản phẩm ngân hàng. Bên cạnh đó, bản thân mỗi cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Việc quản lý một số lượng lớn các hồ sơ trên các lĩnh vực khác nhau, cũng như nắm bắt sự biến động trên mỗi lĩnh vực này để đưa ra quyết định cho vay chính xác thật sự là gánh nặng đối với CBTD. Sự không chuyên môn hoá làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay.

 Công nghệ ngân hàng chưa được hoàn thiện và đồng bộ, nhất là hệ thống công nghệ thông tin. Việc quản lý và lưu trữ hồ sơ còn chưa thuận tiện, gây khó khăn trong việc tra cứu. Hiện nay, bộ phận tín dụng đa số vẫn dùng giấy tờ quản lý nhiều, gây lãng phí cho ngân hàng và không tạo ra được thói quen sử dụng các thiết bị quản lý công nghệ cao.

 Hoạt động Marketing của chi nhánh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Các kế hoạch Marketing nói chung chưa có một chiến lược lâu dài, còn yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu là khách hàng quen, đã có giao

dịch với ngân hàng. Việc khuếch trương hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị, tìm khách hàng tiềm năng còn hạn chế.

* Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao, giá cả hàng hóa liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục thay đổi,… khiến cho tình hình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp hết sức khó khăn, tiêu dùng của người dân cũng hạn chế. Nền chủ yếu phái triển theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp và chưa thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà Nước đã có cố gắng nhưng đơn giá tiền lương của cán bộ nhân viên hiện nay rất thấp, không đủ để tái sản suất sức lao động. Với tình hình lạm phát, giá cả leo thang như hiện nay thì lương chỉ đủ sinh hoạt ở mức tối thiểu. Những người này tường không có nhu cầu vay tiêu dùng vì họ thấy khả năng trả nợ của họ trong tương lai là không có do không có tích lũy.

Người Việt Nam có thói quen tích lũy tiền bạc và chỉ đi vay để mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn chứ ít khi đi vay để tiêu dùng. Hơn nữa, khi có khó khăn về tài chính thì họ thường nghĩ ngay đến người thân vì họ không muốn có gánh nặng tâm lý phải trả lãi sau vay, do đó họ ít khi tìm đến ngân hàng. Chính những yếu tố đó đã tạo nên những rào cản trong việc tiếp cận khách hàng cũng như chính sách đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng.

Môi trường pháp lý

Thực tế hiện nay cho thấy, Chính phủ ban hành các Pháp luật về hoạt động tín dụng còn chậm chễ, chưa đồng bộ, gây nhiều tranh cãi. Việc NHNN giới hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm thực hiện thắt chặt tiền tệ và khống chế tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản suất trong năm 2011 đã làm giảm đáng kể cả doanh số và dư nợ CVTD của các NHTM, trong đó có Oceanbank Hà Nội .

Công tác hỗ trợ thông tịn cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng chưa thực hiện được. Việt Nam đã có trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc NHNN nhưng trung tâm này chỉ cung cấp các thông tín tín dụng doanh nghiệp mà chưa cập nhật thông tin tín dụng cá nhân.

Bên cạnh đó, việc phát mãi tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ của các NHTM gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, NHTM phải thực hiện rất nhiều các thủ tục khởi kiện và việc thụ lý hồ sơ kéo đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khiến cho ngân hàng có những chính sách chặt chẽ hơn trong các quyết định cho vay.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng cùng với đó những yêu cầu mà khách hàng đưa ra với ngân hàng ngày càng nhiều. Khách hàng không chỉ muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh chóng, sản phẩm có chất lượng cao mà còn yêu cầu thái độ phục vụ của phải nhiệt tình, niềm nở, cởi mở. Vậy nên ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn đối với những khách hàng khó tính, có yêu cầu cao. Nếu cán bộ CVTD không đủ kinh nghiệm thẩm định và sự phối hợp giữa các bộ phận không tốt dẽ làm cho khách hàng phật lòng và có phản ứng tiêu cực.

Ngoài ra, nhiều khách hàng lại có mục đích đầu cơ nhưng hồ sơ lại hoàn chính như một người tiêu dùng thực thụ. Việc này khiến cho cán bộ CVTD gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định và phân định một khoản vay tiêu dùng thực sự.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM khác tại địa bàn làm cho cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng cao, mà chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Trong khi quy mô thị trường không tăng lên nhiều thì số lượng ngân hàng lại tăng lên nhanh chóng làm cho sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Điều này đã làm cho thị phần kinh doanh của Oceanbank Hà Nội không ngừng bị chia sẻ.

Hiện nay, các NHTM vẫn cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất gây nhiều khó khăn cho ngân hàng vì việc cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Để cạnh tranh được với nhau, các ngân hàng cố gắng giảm lai suất cho vay và tăng nhiều ưu đãi đối với khách hàng cho chi phí tăng lên từ đó làm ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tóm lại, với việc nghiên cứu, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động CVTD tại Oceanbank Hà Nôi, trong chương 3, em xin đề xuất một số giải pháp pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại chi nhánh nhằm đưa nghiệp vụ này trở thành một nghiệp vụ quan trọng, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho chi nhánh, giúp chi nhánh thực hiện mục tiêu và kế hoạch trong kinh doanh.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh hà nội (Trang 56 - 60)