- Điều kiện vay vốn:
1. Cho vay mua,
2.2.2.5 Nợ xấu trong CVTD
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu CVTD của Oceanbank Hà Nội (2009 – 2011)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền Số tiền
Tăng (giảm) so với
năm 2009 Số tiền
Tăng (giảm) so với năm 2010 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Nợ xấu CVTD 1.237 1.334 97 7,84 1.054 -280 -20,99 Dư nợ CVTD 113.641 218.705 105.064 92,45 125.828 125.480 -42,47 Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) 1,09 0,61 -44,04 0,84 37,70
Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, 4 và 5. Tương tự như nợ quá hạn, nợ xấu thể hiện mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gặp phải. Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu CVTD của chi nhánh luôn ở mức an toàn, khả năng thu hồi đúng hạn cả gốc và lãi khá cao. So với tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay chung của chi nhánh thì tỷ lệ này thấp hơn. Năm 2009, nợ xấu trong CVTD là 1.237 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,09% trong tổng dư nợ CVTD. Đến năm 2010, nợ xấu CVTD là 1334 triệu đồng, tăng 97 triệu đồng so với năm 2009, điều này là hợp lý vì quy mô tín dụng tiêu dùng càng được mở rộng thì rủi ro sẽ càng tăng. Nhưng tỷ lệ tăng của nợ xấu CVTD nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của tổng dư nợ CVTD nên tỷ lệ nợ xấu trong CVTD năm 2010 giảm mạnh, chỉ còn 0,61%. Điều này chứng tỏ trong năm chi nhánh đã quan tâm hơn đến chất lượng tín dụng, hoạt động quản lý và thu hồi các khoản CVTD của ngân hàng có hiệu quả.
Đến năm 2011, nợ xấu CVTD là 1.054 triệu đồng, giảm 280 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD năm 2011 tăng nhẹ lên 0,84% nguyên nhân chính là do tổng dư nợ CVTD giảm. Tuy nhiên, chi nhánh không nên có thái độ chủ quan, cần thẩm định cho vay chặt chẽ hơn cũng như thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn và không phát sinh thêm khoản nợ xấu.