Sau quá trình tiến hành thử nghiệm, chúng tơi rút ra một số kết luận định tính:
Từ phía học sinh: Để có thơng tin kiểm chứng hiệu quả thử nghiệm sư
phạm, chúng tôi đã theo dõi biểu hiện sự hứng thú của học sinh, theo dõi khơng khí lớp học trong các giờ học tốn có sử dụng yếu tố lịch sử tốn học. Ngồi ra,
chúng tơi triển khai thăm dị ý kiến học sinh và đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức lịch sử toán qua phiếu với nội dung sau:
* Phiếu thăm dị ý kiến học sinh:
Câu hỏi:
1. Em có hưởng ứng các hoạt động tìm hiểu về lịch sử tốn học của giáo viên đã đề ra hay không?
Có □ Không □
2. Em có thích những câu chuyện về lịch sử tốn học, kiến thức lịch sử tốn học có quan trọng đối với người học tốn hay không?
Có □ Không □
3. Các hoạt động mà em đã tham gia có giúp cho các em hào hứng tiếp thu kiến thức lịch sử tốn học hơn hay khơng?
Có □ Không □
* Phiếu đánh giá nhận thức của học sinh lớp 10 về kiến thức lịch sử toán học Câu 1: A-ben là nhà toán học đã chứng minh được rằng khơng thể giải phương trình tổng quát bậc lớn hơn bốn bằng các phương tiện đại số thuần túy.
Đúng □ Sai □
Câu 2: Từ xa xưa, người ta đã gọi bảng tan và cơtan là bảng “bóng”. Đúng □ Sai □
Câu 3: Nhà tốn học Ơ-le đã tìm ra cơng thức nghiệm của phương trình bậc ba và bậc bốn qua các hệ số của nó.
Đúng □ Sai □ Câu 4: Can-to là nhà toán học đã sáng lập nên:
A. Logic toán □
B. Lý thuyết tập hợp □
C. Định lý về tổng và tích hai nghiệm của phương trình bậc hai □ D. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân. □
Câu 5: Nhà toán học nào là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “Radian”? A. Lê-ô-na Ơ-le □ B. Ta-lét □
C. Các-da-nô □ D. Hen-rich A-ben □
Câu 6: Nhà toán học nào là người đầu tiên xây dựng nên khái niệm véc tơ? A. Hin-be □ B. E-va-rit Ga-loa □
Câu 7: Hãy nói vai trị của các kiến thức về thống kê toán học trong thực tiễn mà em biết.
…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Đáp án:
Câu 1: Đ Câu 2: Đ Câu 3: S Câu 4: B Câu 5: A Câu 6: Đ
* Kết quả phiếu thăm dò sau khi thử nghiệm sư phạm: Số phiếu phát ra 200, kết quả:
Câu hỏi : Có - Không 1 100% - 0% 2 94% - 6% 3 92% - 8%
* Kết quả phiếu đánh giá về kiến thức lịch sử toán học của học sinh lớp 10. Câu hỏi : Đúng (%) - Sai (%)
1 80 % - 20% 2 70 % - 30% 2 70 % - 30% 3 79 % - 21% 4 85% - 15% 5 92% - 8% 6 67% - 33%
Sau khi khảo sát bằng phiếu, kết hợp những quan sát khơng khí lớp thử nghiệm qua q trình thử nghiệm, chúng tơi rút ra nhận xét:
- Những kiến thức tốn học khơng xa lạ đối với học sinh nhưng lịch sử của vấn đề thì hồn tồn mới mẻ. Ví dụ như từ lớp 8 học sinh đã được làm quen với phương trình, lên lớp 10 học sinh được học lại phương trình một cách đầy đủ hơn, nhưng câu chuyện về lịch sử của phương trình thì hồn tồn mới mẻ. Vì thế những nội dung trong tài liệu đặc biệt gây được hứng thú đối với học sinh.
- Cách tiếp cận các vấn đề về lịch sử tốn gần như chỉ mang tính tham khảo, khơng nặng nề, khơng mang tính bắt buộc, khơng phải suy luận giống như khi học các kiến thức toán, thuận lợi cho học sinh tiếp cận.
- Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, học sinh chủ động hơn, tích cực và hào hứng, thích thú, chủ động tiếp cận kiến thức bài học. Việc tham
gia các buổi sinh hoạt chuyên đề giúp cho học sinh gần gũi nhau và có tinh thần đồn kết hơn. Việc trình bày nội dung đã chuẩn bị của nhóm trong giờ học, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa đã rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng (nói, viết, trình bày vấn đề,…) các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, sơi nổi góp ý, bổ sung những câu chuyện của bạn. Đặc biệt, qua các câu chuyên đó, học sinh ghi nhớ một cách sâu sắc, đầy đủ hơn các kiến thức tốn học liên quan, thậm chí ghi nhớ cả nguồn gốc phát sinh, phát triển, các giá trị thực tiễn của kiến thức.
Tóm lại, qua q trình thăm dị và so sánh kết quả khảo sát thực trạng đã trình bày trong chương I của đề tài, chúng tôi thấy: việc sử dụng các yếu tố lịch sử tốn học trong dạy học mơn Tốn tạo cho học sinh sự phấn khởi, hứng thú trong quá trình học tập, làm cho các tiết học thêm sinh động. Ngoài ra, việc sử dụng các yếu tố lịch sử tốn học trong dạy học mơn Tốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức một cách hiệu quả các buổi ngoại khóa tốn học với nhiều nội dung xung quanh việc tìm hiểu sâu hơn về kiến thức tốn và các vấn đề liên quan, tạo khơng khí sơi nổi trong thảo luận kinh nghiệm học toán của học sinh. Học sinh dần dần đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu nội dung lịch sử các vấn đề mà mình đang học, nhận thức được ý nghĩa và vai trị của nó đối với người học toán. Đây là tiền đề thúc đẩy kết quả học tập của học sinh nâng cao.
Từ phía giáo viên: Thơng qua tiết học, qua trao đổi với giáo viên và với
các giáo sinh đã dự tiết học, chúng tôi nhận được phản ánh của giáo viên:
- Các yếu tố lịch sử được dạy thử nghiệm hoàn toàn phù hợp với nội dung chương trình mơn Tốn lớp 10.
- Các vấn đề về lịch sử toán học được giới thiệu vào thời điểm gợi động cơ học tập hoặc củng cố kiến thức không mất nhiều thời gian và giúp học sinh hứng thú tiếp cận kiến thức, nhớ kiến thức tốt hơn, nhiệt tình tham gia vào bài học hơn.
- Các yếu tố lịch sử đã nêu ở trên không chỉ là cung cấp thông tin về lịch sử tốn mà cịn nhằm cung cấp phương tiện cho việc tìm tịi, sáng tạo, học tập độc lập của học sinh.
- Hệ thống chỉ dẫn sử dụng giúp giáo viên thực hiện được vai trò người tổ chức hướng dẫn và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh một cách chủ động và linh hoạt. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa tốn học đã tạo cho cả học sinh và giáo viên sự thoải mái, mang đúng tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”.
- Các tài liệu về lịch sử toán, các câu chuyện của các nhà toán học được kết hợp xen kẽ vào các tiết học đã giúp cho bài học trở nên phong phú hơn, sinh động hơn và thu hút được sự chú ý của học sinh. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa đã đề cập đến nhiều nội dung bổ ích đối với học sinh, giúp cho các em thêm hiểu biết và tiếp cận với kiến thức một cách sâu sắc hơn.
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm theo tại lớp 10A5, trường THPT Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ vào học kỳ 2 năm học 2012 - 2013. Quá trình thử nghiệm cùng những kết quả thử nghiệm (được đánh giá chủ yếu bằng định tính) cho phép rút ra những kết luận:
- Các yếu tố lịch sử được trình bày trong chương 2 là hồn tồn phù hợp với nội dung mơn Tốn lớp 10 ở trường THPT; các chỉ dẫn định hướng hình thức sử dụng yếu tố lịch sử đã nêu đảm bảo lý luận dạy học bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tế các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc sử dụng các yếu tố lịch sử tốn học khơng ảnh hưởng tới tiến trình của hoạt động giảng dạy mơn Tốn.
- Sử dụng các yếu tố lịch sử tốn học vào q trình dạy học mơn Tốn lớp 10 ở trường THPT đã góp phần:
+ Cung cấp cho học sinh những thơng tin bổ ích, lý thú về các câu chuyện vui, các phát minh toán học, các ứng dụng toán học; các câu chuyện lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp của các nhà toán học mà tên tuổi của họ gắn với các kiến thức toán học một phần được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 10.
+ Tạo cho học sinh sự phấn khởi, hứng thú trong quá trình học tập, làm cho các tiết học thêm sinh động.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề toán học với nội dung phong phú xung quanh việc tìm hiểu sâu hơn về mơn tốn và các vấn đề liên quan, trao đổi về kinh nghiệm học tập mơn Tốn.
Tóm lại, kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả và tính khả thi của vấn đề nghiên cứu đã được kiểm nghiệm và bước đầu được khẳng định.
KẾT LUẬN
Các yếu tố lịch sử tốn học đóng vai trị quan trong đối với việc trang bị hệ thống tri thức nền tảng về nguồn gốc kiến thức mơn học và kích thích ở người học sự hứng thú trong học tập mơn Tốn.
Q trình nghiên cứu đề tài đã thu được các kết quả sau:
1. Làm rõ vai trò quan trọng của các yếu tố lịch sử toán học trong dạy học mơn Tốn lớp 10 ở trường THPT.
2. Làm rõ một số khó khăn của giáo viên dạy toán ở trường THPT khi sử dụng các yếu tố lịch sử toán học trong dạy học. Xác định được khó khăn chủ yếu là họ thiếu các tài liệu định hướng cụ thể việc sưu tầm, sử dụng yếu tố lịch sử toán học theo các chủ đề cụ thể của mơn Tốn vào quá trình dạy học.
3. Phân tích chương trình, sách giáo khoa mơn Tốn lớp 10 (nâng cao), xác định và hệ thống hóa được những nội dung tri thức lịch sử tốn học được trình bày trong chương trình.
4. Sưu tầm, chọn lọc được hệ thống yếu tố lịch sử tốn học cần và có thể đưa vào q trình dạy học mơn Tốn lớp 10 ở trường THPT theo hai mạch chính: Các yếu tố lịch sử tốn học dưới dạng các câu chuyện vui, các phát minh toán học, các ứng dụng toán học; các câu chuyện lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp
của các nhà toán học mà tên tuổi của họ gắn với các kiến thức toán học một phần được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 10.
5. Trình bày hướng dẫn sử dụng các yếu tố lịch sử toán học đã lựa chọn trong gợi động cơ học tập, củng cố kiến thức, xây dựng nội dung ngoài giờ lên lớp.
6. Khẳng định sự phù hợp của các yếu tố lịch sử toán học đã sưu tầm đối với nội dung mơn Tốn lớp 10; sự phù hợp các chỉ dẫn sử dụng với lý luận dạy học bộ môn, với điều kiện thực tế các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua thử nghiệm sư phạm.
Đóng góp chủ yếu của đề tài là đã sưu tầm, lựa chọn được một hệ thống các yếu tố lịch sử toán học phù hợp với chương trình, nội dung mơn Tốn lớp 10; hướng dẫn sử dụng các yếu tố lịch sử toán học vào dạy học nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ dạy học hướng tới mục tiêu: Dạy học tích cực, sáng tạo,…mơn Tốn ở trường phổ thơng.
Có thể sử dụng cách thức thực hiện đề tài đối với chương trình mơn Tốn lớp 11, 12 ở trường THPT. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán THPT, sinh viên các trường sư phạm sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường phổ thơng.