Sử dụng yếu tố lịch sử toán học trong xây dựng nội dung ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng một số yếu tố lịch sử toán học trong dạy học môn toán lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

- Để nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn cùng với hoạt động nội khóa cần tổ chức tốt những hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu bao trùm của các hoạt động ngoại khóa là nhằm hỗ trợ việc dạy học nội khóa.

- Nội dung hoạt động ngoại khóa gắn liền, xuất phát từ một nội dung cụ thể của chương trình. Nội dung này là sự bổ sung nội khóa, nhưng khơng bị hạn chế ngặt ngèo bởi chương trình. Nó dựa vào chương trình nội khóa, mở rộng, đào sâu chương trình nội khóa. Và hoạt động ngoại khóa thường gắn liền với hồn cảnh địa phương và mang tính chất thời sự.

- Trong phương pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa cần có nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Khâu tổ chức hoạt động ngoại khóa nên có tính chất tự nguyện và cần phải chú ý tới cách tiến hành hoạt động ngoại khóa: Nội dung ngoại khóa nên gắn với nội dung cụ thể trong chương trình mơn Tốn và cần được lựa chọn thời điểm tiến hành thích hợp; ngoại khóa có thể kết hợp nội dung tốn học với kiến thức môn học khác, với hoạt động thực tế, thực hành, gắn với địa phương,… kiến thức trình bày trong hoạt động ngoại khóa có thể có những

trường hợp khơng cần chứng minh chặt chẽ về tốn học. Và trong quá trình chuẩn bị cũng như q trình thực hiện ngoại khóa cần cho học sinh tham gia.

- Hoạt động ngoại khóa được thực hiện dưới nhiều hình thức: Nói chuyện ngoại khóa, tham quan, hội tốn, câu lạc bộ,…

Sử dụng hình thức hoạt động ngoại khóa thì giáo viên chủ động được hoàn toàn về mặt thời gian, tuyệt đối không gây ảnh hưởng tới thời gian và tiến trình bài học trong các giờ nội khóa. Trong q trình tổ chức hoạt động ngoại khóa ta có thể sử dụng một số yếu tố lịch sử toán học như sau:

Ví dụ 1 : Trước khi bắt đầu buổi ngoại khóa thì giáo viên đặt ra nhiệm vụ tự tìm hiểu về lịch sử tốn cho học sinh; yêu cầu học sinh tự tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển, các nhà tốn học có liên quan đến vấn đề mà các em vừa được học.

Chẳng hạn: Khi giảng dạy ôn tập chương I: Véc tơ, Hình học 10, giáo viên chia một lớp thành 5 nhóm, đặt ra nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi một nhóm phải tự tìm hiểu về lịch sử ra đời của véc tơ, ý nghĩa của vấn đề này trong vật lý cũng như trong thực tế như thế nào? Các nhà tốn học nào có những phát minh liên quan đến vấn đề này? Yêu cầu các em phải viết tay hay đánh máy những kiến thức vừa tìm hiểu được. Đến tiết ơn tập tiếp theo, giáo viên yêu cầu đại diện của các nhóm lên trình bày những kiến thức vừa tìm hiểu được. Cuối cùng, giáo viên phải là người tóm tắt lại những phần kiến thức quan trọng nhất, đánh giá ý thức tự học, tự tìm hiểu, nội dung và cách trình bày của từng nhóm. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chỉ rõ cho học sinh tìm hiểu tài liệu về những vấn đề này ở đâu, bằng cách nào.

Ví dụ 2 : Tổ chức cuộc thi “ Tìm hiểu Tốn học”

Thành phần ban tổ chức: Các giáo viên toán dạy ở các lớp tham gia buổi ngoại khóa, Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp tổ chức.

Địa điểm: Nhà Đa chức năng hoặc Hội trường của nhà trường THPT. Nội dung hoạt động: Có 4 phần thi giữa các đội:

Phần thi thứ nhất: Thi hùng biện về các chủ đề: Ý thức học toán và phương pháp học toán của học sinh hiện nay; vai trị của lịch sử tốn đối với người học toán…

Phần thi thứ hai: Thi giải nhanh các bài toán đố.

Phần thi thứ ba: Hiểu biết về lịch sử toán và các nhà toán học

Phần thi thứ tư: Trị chơi ơ chữ (tìm hiểu về lịch sử toán học và các nhà toán học). - Người dẫn chương trình: 1 hoặc 2 người.

- Ban giám khảo: 3 người.

- Phần thưởng dành cho đội được số điểm cao nhất, cá nhân xuất sắc nhất. - Các lớp cùng một khối đều có thể tham gia (khối 10), mỗi lớp một đội gồm 3 người, tùy theo không gian và số lớp tham gia để tham gia cuộc thi, thông thường là 2 - 3 đội thi một lượt. Các lớp ngồi theo các khu vực đã phân sẵn.

Phần thi thứ nhất: Mỗi đội cử một đại diện hùng biện về một chủ đề đã được chuẩn bị trước.

Phần thi thứ hai: Có 5 bài tốn đố, đội nào làm ra nhanh hơn sẽ bấm chuông trả lời trước, trả lời sai thì các đội kia sẽ được quyền trả lời.

Phần thi thứ ba: Có 10 câu hỏi về lịch sử tốn học, đội nào bấm chuông trước được trả lời trước, trả lời sai thì các đội kia sẽ được quyền trả lời.

Phần thi thứ tư: Phần thi giải ô chữ dành cho tất cả thành viên trong các đội trả lời các câu hỏi. (Các câu hỏi ở phần thi thứ 2, thứ 3 và thứ 4 được chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint).

Nội dung các câu hỏi:

Câu 1: Nhà tốn học Cantor đã phát minh ra lý thuyết gì là cơ sở của tốn học? (lý thuyết tập hợp)

Câu 2: Ơclit, nhà toán học Hy lạp là người viết cuốn sách gì đầu tiên và ơng được coi là người sáng lập ra ngành khoa học này.

(Cơ sở của các yếu tố, ngành Hình học)

Câu 3: Khái niệm tốn học nào mơ tả sự phụ thuộc đại lượng này vào đại lượng kia. (Hàm số)

Câu 4: Nhà toán học nào đã chữa bệnh đau răng bằng cách giải một bài tốn khó trong một đêm?(Pascal)

Câu 5: Dân tộc đầu tiên tính số π tới 7 chữ số thập phân? (Trung quốc)

Câu 6: Người phụ nữ nào được coi là nhà nữ toán học đầu tiên trên thế giới. (Hypatie)

Câu 7: Nhà toán học Thales trở nên nổi tiếng vì đã đốn ra quỹ đạo hình elip của hành tinh nào? (Mặt trời)

……….

- Tăng cường cho học sinh lịng ham thích, hào hứng học tốn, gây một khơng khí học tốn trong nhà trường.

- Tăng cường giáo dục cho học sinh thói quen cơng tác độc lập (Đọc sách, thuyết trình, tự nghiên cứu), giáo dục đức tính và tư tưởng xã hội chủ nghĩa (tinh thần tập thể, tháo vát,. . .)

- Củng cố các kiến thức nội khóa, bổ sung một số kiến thức cần thiết và trong chừng mực nào đó, có thể mở rộng phạm vi các kiến thức trong chương trình.

Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bộ câu hỏi (trắc nghiệm hoặc tự luận) sắp xếp theo chương trình đã dạy.

Thời gian: Giáo viên bố trí thời lượng cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số yếu tố lịch sử toán học trong dạy học môn toán lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w