Euclid sống vào khoảng năm 330 – 260 TCN. Ông được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Athenes (Aten) – trung tâm của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Lĩnh vực mà Euclid quan tâm và dày cơng nghiên cứu chính là Hình học. Và chính tại ngơi trường Alexandria, ơng đã giảng dạy cho học trị những nguyên tắc cơ bản của hình học. Euclid xứng đáng được gọi là người thầy của toàn nhân loại bởi những nguyên tắc mà ơng truyền đạt cho học trị của ơng thời đó vẫn cịn tiếp tục được giảng dạy cho tới tận ngày nay. Một điều đặc biệt bất ngờ là một trong những học trò của ông tên là Conon lại chính là thầy giáo của Archimedes (Arsimét) sau này. Quả thật, chính sự hiện diện của Euclid trong lịch sử loài người đã tạo tiền đề cho rất nhiều tài năng khoa học khác nảy nở và phát triển.
Euclid đã biến hình học thành một mơn khoa học có quy củ. Ơng đã tốn khơng ít thời gian cho việc sưu tầm, đơn giản hóa và sắp xếp thành chuỗi các tác phẩm, các định lý riêng lẻ của các bậc tiền bối. Những công thức lẻ loi, những định
lý rời rạc đã gắn kết với nhau, định lý trước là cơ sở của định lý sau trong một hệ thống vô cùng thống nhất. Cùng với việc hệ thống một cách có logic các định lý đã có, Euclid cịn cố gắng tìm tịi những cách chứng minh mới mẻ và hoàn hảo hơn.
Cuốn sách đã khiến Euclid nổi tiếng chính là cuốn “Cơ sở của các yếu tố”. Cuốn sách mang rất nhiều giá trị đối với sự phát triển của hình học phẳng cũng như các học thuyết về Số học và Đại số. Cho đến nay, nó vẫn là cuốn sách khơng thể thay thế trong khoa học hình học. Hồn tồn xứng đáng khi đánh giá nó là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất trong giới khoa học đã được viết ra ở thời cổ đại. Sự ra đời của nó đã khiến tất cả các cuốn sách về hình học được viết trước đó hầu như bị chìm vào qn lãng. Nó đã được sử dụng phổ biến như một cuốn sách giáo khoa trong suốt hơn 2000 năm qua, ở vô số các trường học khác nhau trên nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tầm vóc của tác phẩm bao giờ cũng gợi nhắc ta về tầm vóc của tác giả. Với một tác phẩm vĩ đại như vậy, Euclid xứng đáng được coi là nhà hình học hàng đầu.
Ngồi những kiến thức có hệ thống, Euclid cịn để lại một phương pháp khoa học cho các nhà bác học sau này. Họ thường bắt chước Euclid khi đưa ra các kết luận từ những suy luận logic bắt nguồn từ những khẳng định ban đầu. Rất nhiều nhà khoa học như: Newton, Bertand Rusell, Alfred North Whitehead, Spinoza… đều làm như vậy.
Chuyện kể rằng, một lần, Hoàng đế Ptoleme Đệ nhất của Ai Cập cảm thấy quá khó khăn khi đọc quyển sách mang tên “Cơ sở của các yếu tố” do Euclid viết, ơng đã hỏi Euclid có cách nào dễ hơn để cho một đức vua học môn này; không một chút ngần ngại, Euclid trả lời: “Thưa bệ hạ, khơng có một con đường đi đến hình học nào chỉ dành riêng cho vua chúa”. Sức mạnh uy quyền khơng khiến Euclid qn đi chân lý bình đẳng trong khoa học. Euclid khơng chỉ biểu lộ sự cống hiến hết mình cho khoa học qua các tác phẩm của chính ơng mà cịn thể hiện điều đó ngay trong những câu chuyện đời thường.
Có một câu chuyện kể rằng, một dịp nọ, khi một học trò của Euclid phàn nàn về việc anh ta chẳng thấy được chút lợi ích thiết thực nào của mơn hình học, Euclid quay sang một người hầu và bảo: “Hãy cho anh học trị này một đồng tiền vì anh ta phải có lợi nhuận từ những gì anh ta học được”.
Thời gian có thể phủ lấp những chi tiết đời tư cụ thể của Euclid nhưng những gì mà ơng cống hiến cho khoa học, để mơn hình học có được diện mạo
như ngày nay sẽ còn được nhân loại ghi khắc mãi mãi. Sự ảnh hưởng của hệ thống hình học Euclid đối với các ngành khoa học khác là điều hiển nhiên trong suốt mấy nghìn năm qua và sự ảnh hưởng này sẽ trường tồn mãi mãi. Nhân loại sẽ không bao giờ được phép quên tên nhà khoa học vĩ đại Euclid.