Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 65 - 104)

trưởng bộ lá của lan Đai Châu

Theo dõi tốc độ ra lá của lan Đai Châu ở các công thức thí nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả sau:

55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến số lá của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014)

Công thức Số lá sau … ngày 30 60 90 120 150 180 210 240 270 CT1 3,23a 3,43a 3,46a 4,03bc 4,03b 4,13b 4,27b 4,37b 4,67c CT2 3,43a 3,56a 3,63a 4,26b 4,26b 4,46b 4,67b 4,80b 4,90bc CT3 3,56a 3,63a 3,86a 4,36b 4,43b 4,63b 4,87b 4,87b 4,93b CT4 3,73a 3,86a 3,93a 4,80a 4,86a 4,90a 5,13a 5,23a 5,23a CV% 5,7 4,7 5,5 7,1 7,7 6,8 7,3 7,1 6,2

Chú thích: (a, b, bc, c, d - là mức phân nhóm trong so sánh Duncan)

Hình 3.4: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng số lá lan Đai Châu

Sau khi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm với 4 công thức, mỗi công thức có liều lượng phân bón khác nhau. Kết quả thí nghiệm được so sánh trên cơ sở so sánh theo phân nhóm duncan. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng số liệu 3.6 và hình 3.4:

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả về số lá/cây được phân thành các nhóm theo thứ tự giảm dần trong so sánh duncan là a, ab, b, bc, c, d.

Số lá trung bình của lan Đai Châu trước khi phun phân biến động từ 3,23 – 3,73 lá. Tuy nhiên, theo phương pháp so sánh duncan sự khác biệt về số lá giữa các công thức không có ý nghĩa, đều được xếp vào nhóm “a”.

60 ngày sau phun phân, sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa trong thống kê đều được xếp vào nhóm “a”. Tuy nhiên, công thức 4 (4,0 g/1 lít nước) có số lá cao nhất đạt 3,86 lá, công thức 1 (1,0g/1 lít nước) và công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có số lá thấp nhất đạt 3,43 và 3,56 lá.

90 ngày phun phân sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa trong thống kê đều được xếp vào nhóm “a”.

120 ngày sau phun phân, liều lượng bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến động thái tăng trưởng số lá của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên trong thí nghiệm, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) là công thức có số lá cao nhất đạt 4,80 lá khác biệt rất có ý nghĩa so với các công thức còn lại được xếp ở mức “a”. Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có số lá thấp nhất đạt 4,03 lá ở mức "bc", tiếp đến là công thức 3 (3,0g/1 lít nước) đạt 4,36 lá xếp ở mức “b”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) đạt 4,26 lá được xếp ở mức “b”.

150 ngày sau phun phân, số lá trung bình của công thức 4 (4,0g/1 lít nước) cao nhất đạt 4,83 lá được xếp ở mức “a”; công thức 1, công thức 2, công thức 3 có số lá 4,03 lá, 4,26 lá và 4,43 lá được xếp ở mức “b”.

180 ngày sau phun phân, số lá số lá trung bình của công thức 4 (4,0g/1 lít nước) cao nhất đạt 4,90 lá được xếp ở mức “a”; công thức 1, công thức 2, công thức 3 có số lá 4,13 lá, 4,46 lá và 4,63 lá được xếp ở mức “b”.

210 ngày sau phun phân, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có số lá/cây cao nhất đạt 5,23 lá ở mức “a”; công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có số lá/cây là 4,87 lá ở mức “b”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có số lá/cây đạt 4,67 lá được xếp ở mức “b”; công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có số lá/cây thấp nhất (4,27 lá) xếp ở mức “b”.

270 ngày sau phun phân , công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có số lá/cây cao nhất đạt 5,23 lá ở mức “a”; công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có số lá/cây là 4,93 lá ở mức

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

“b”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có số lá/cây đạt 4,90 lá được xếp ở mức “bc”; công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có số lá/cây thấp nhất 4,67 lá xếp ở mức “c”.

Qua phân tích như trên tôi nhận thấy, 30 - 60 ngày làm thí nghiệm, số lá giữa các công thức thí nghiệm tương đương nhau và sự khác biệt giữa các công thức là không có ý nghĩa. Sau 9 tháng thí nghiệm, công thức 4 (4,0g/ 1 lít nước) là công thức giúp cho lá cây phát triển mạnh nhất về số lá. Kết thúc cả quá trình có thể kết luận công thức 4 (4,0g/ 1 lít nước) là công thức phù hợp nhất cho cây lan Đai Châu phát triển về số lá.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến

tăng trưởng chiều dài lá của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014)

Công thức

Chiều dài lá sau … ngày

30 60 90 120 150 180 210 240 270 CT1 15,47a 15,67a 15,80c 16,00c 16,07c 16,20c 16,37c 16,50c 17,07c CT2 15,50a 15,50a 16,00bc 16,23bc 16,30bc 16,37bc 16,53bc 16,83bc 18,03bc CT3 15,67a 16,00a 16,13ab 16,83b 17,37b 17,57bc 17,70bc 18,37b 19,50b CT4 15,50a 16,30a 17,00a 17,50a 17,97a 18,60a 19,10a 20,10a 21,07a CV % 2,1 3,3 2,7 3,6 3,9 3,2 3,5 4,1 3,2

58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.5: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng chiều dài lá lan Đai Châu

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Chiều dài lá trung bình của lan Đai Châu được xếp theo thứ tự từ giảm dần a, ab, b, bc, c trong so sánh duncan.

Chiều dài lá trung bình của các công thức thí nghiệm trước khi phun phân tương đương nhau biến động từ 15,47 - 15,67 cm. Tuy nhiên, theo phương pháp so sánh duncan thì sự khác biệt về chiều dài lá giữa các công thức không có ý nghĩa và đều được xếp vào nhóm “a”.

60 ngày sau phun phân, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều dài lá cao nhất đạt 16,30 cm, công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có chiều dài lá thấp nhất đạt 15,50cm. Các công thức còn lại có chiều dài lá biến động từ 15,67 - 16,00 cm. Sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm là không có ý nghĩa trong thống kê đều được xếp vào nhóm “a”. Tức là liều lượng bón phân sau 60 ngày không có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng chiều dài lá của lan Đai Châu

Giai đoạn 90 ngày sau phun phân, chiều dài lá trung bình giữa các công thức thí nghiệm đã có sự chênh lệch rõ rệt. Giai đoạn này, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) và công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá cao nhất đạt 17,0cm và 16,13cm được xếp ở mức “a” và “ab”; công thức có chiều dài lá thấp nhất là công thức 1 (1,0g/1 lít nước) đạt 15,80 cm, tiếp đến là công thức 2 (2,0g/1 lít nước) đạt 16,30 cm nhưng dựa vào kết quả phân hạng cho thấy sự khác biệt giữa các công thức không có ý nghĩa được xếp ở mức “c” và “bc”

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn 150 ngày sau phun phân, , công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình cao nhất đạt 17,97 cm Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều dài lá thấp nhất đạt 16,03 cm xếp ở mức “c”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) và công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình 16,30cm và 17,37 cm xếp ở mức “b” và “bc” trong so sánh duncan;

Giai đoạn 180 ngày sau phun phân, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình cao nhất đạt 18,60 cm khác biệt rất có ý nghĩa với các công thức còn lại được xếp ở mức “a”. Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều dài lá thấp nhất đạt 16,20 cm xếp ở mức “c”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) và công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình 16,7cm và 17,4cm xếp ở mức “bc” trong so sánh duncan;

Giai đoạn 210 ngày sau phun phân, liều lượng bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên trong thí nghiệm, công thức có chiều dài lá cao nhất là công thức 4 đạt 19,10 cm và được xếp ở mức “a”. Công thức có chiều dài lá thấp nhất là công thức 1 (16,37cm) và công thức 2 (16,53cm) được xếp ở mức “c”; công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá đạt 17,70 cm xếp ở mức “bc”.

Giai đoạn 240 ngày sau phun phân, liều lượng bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên trong thí nghiệm, công thức có chiều dài lá cao nhất là công thức 4 đạt 20,10 cm và được xếp ở mức “a”. Công thức có chiều dài lá thấp nhất là công thức 1 (16,50cm) được xếp ở mức “c”; và công thức 2 (16,83cm) được xếp ở mức “bc”; công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá đạt 18,37 cm xếp ở mức “b”.

Giai đoạn 270 ngày sau phun phân, công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình cao nhất đạt 21,07 cm khác biệt rất có ý nghĩa với các công thức còn lại được xếp ở mức “a”. Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều dài lá thấp nhất đạt 17,07 cm xếp ở mức “c”; công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình 18,03 cm được xếp ở mức“bc” và công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều dài lá trung bình 19,50cm xếp ở mức “b” trong so sánh duncan;

Vậy chúng tôi có thể kết luận giai đoạn đầu từ 30 - 60 ngày, sự khác biệt giữa các công thức không ảnh hưởng tới chiều dài lá của cây, độ dài ngắn của lá do yếu tố khác như môi trường hay di truyền của từng cây... quyết định. Từ

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giai đoạn 90 ngày trở đi công thức 4 (4,0g/1 lít nước) và công thức 3 (3,0 g/1 lít nước) là hai công thức có liều lượng phân bón phù hợp nhất cho sự phát triển chiều dài lá của cây.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến tăng trưởng chiều rộng lá của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014)

Công thức

Chiều rộng lá sau … ngày

30 60 90 120 150 180 210 240 270 CT1 2,74a 2,74a 2,76a 2,76a 2,79bc 2,96bc 3,02c 3,03c 3,07c CT2 2,74a 2,75a 2,77a 2,78a 2,81b 3,09b 3,16bc 3,20bc 3,26bc CT3 2,72a 2,73a 2,76a 2,77a 2,81b 3,09b 3,19b 3,36b 3,46b CT4 2,57a 2,59a 2,63a 2,92a 3,07a 3,30a 3,47a 3,67a 4,03a CV% 4,2 4,2 4,1 3,5 4,0 3,2 4,0 5,0 5,3

Chú thích: (a, b, bc, c - là mức phân nhóm trong so sánh Duncan)

Hình 3.6: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng chiều rộng lá lan Đai Châu

Kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.9 và hình 3.6 cho thấy:

Chiều rộng lá trung bình ở các công thức được xếp theo thứ tự giảm dần trong so sánh duncan là a, b, bc, c. Trong đó, chiều rộng lá của các công thức thí

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm trước khi phun phân biến động từ 2,57 - 2,74cm; công thức 1(1,0g/lít nước) và công thức 2 (2,0 g/1 lít nước) có chiều rộng lá cao nhất (2,74cm), công thức có chiều rộng lá thấp nhất là công thức 4 (4,0g/1 lít nước) đạt (2,57cm). Tuy nhiên, theo phương pháp so sánh duncan, sự khác biệt về chiều rộng lá giữa các công thức không có ý nghĩa đều được xếp vào nhóm “a”.

60 - 120 ngày sau phun phân, chiều rộng lá giữa các công thức biến động từ 2,59cm đến 2,92cm. Tuy nhiên, theo phương pháp so sánh duncan sự khác biệt về chiều rộng lá giữa các công thức không có ý nghĩa đều được xếp vào nhóm “a”.

Giai đoạn 150 - 180 ngày sau phun phân, liều lượng bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá cao nhất đạt 3,07 – 3,36cm được xếp ở mức “a”. Cao thứ hai là công thức 3 (3,0 g/1 lít nước) có chiều rộng lá 2,81- 3,00cm và công thức 2 (2,0g/lít nước) có chiều rộng lá 2,81- 3,03 cm xếp ở mức “b”. Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá thấp nhất đạt 2,79 – 2,96cm ở mức “bc”;

Giai đoạn 210 -240 ngày sau phun phân, công thức 4 (3,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá cao nhất đạt 3,47 – 3,67cm được xếp ở mức “a”. Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá thấp nhất chỉ đạt 3,02 -2,03cm xếp ở mức “c”; công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá đạt 3,19 -3,36cm được xếp ở mức “b”; và công thức 2 (2,0g/1 lít nước) đạt 3,03 -3,07cm “bc”;

Giai đoạn 270 ngày sau phun phân, liều lượng bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm, tuy nhiên công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá cao nhất đạt 4,03cm được xếp ở mức “a”. Cao thứ hai là công thức 3 (3,0 g/1 lít nước) có chiều rộng lá 3,46cm được xếp ở mức “b”. Công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá đạt 3,26cm được xếp ở mức “bc”; Công thức 1 (1,0g/1 lít nước) có chiều rộng lá đạt 3,07cm được xếp ở mức “c”;

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua phân tích như trên chúng tôi nhận thấy, sau 9 tháng thí nghiệm công thức 4 (4,0g/1 lít nước) là công thức tốt nhất giúp cây nhanh chóng phát triển về chiều rộng lá.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến sinh trưởng bộ rễ của lan Đai Châu trưởng bộ rễ của lan Đai Châu

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến thời gian ra rễ, số rễ, màu sắc rễ của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014)

Phân bón lá N3M được tiến hành phun qua rễ và lá lan, rễ là bộ phận hút chất dinh dưỡng quan trọng của cây. Vì thế để đánh giá khả năng sinh trưởng của phong lan qua việc bón phân thì việc theo dõi tốc độ tăng trưởng rễ là một phần quan trọng.

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau 9 tháng thí nghiệm

Công thức Thời gian ra rễ (Ngày) Số rễ (rễ) Màu sắc rễ CT1 35 8.90a Trắng CT2 30 9,57c Xanh CT3 30 10,43b Xanh CT4 28 12,33a Xanh CV% 2,5

Chú thích: (a, b, c - là mức phân nhóm trong so sánh Duncan)

Kết quả thí nghiệm được so sánh trên cơ sở so sánh theo phân nhóm Duncan. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 3.10 Có thể nhận xét như sau:

Thời gian ra rễ: qua bảng 3.10 ta thấy CT4 là CT có thời gian ra rễ sớm hơn các

công thức còn lại, dao động trong khoảng 28 -35 ngày.

Xét về chỉ tiêu số rễ: Sau 9 tháng thí nghiệm, số rễ giữa các công thức có sự

chênh lệch rõ rệt biến động 8,90 - 12,33 rễ và được xếp theo thứ tự giảm dần trong so sánh duncan là a, b, c. Theo so sánh duncan: công thức 4 (4,0g/1 lít nước) có số rễ /cây cao nhất đạt 12,33 rễ được xếp ở mức “a”, công thức 1 (1,0g/1 lít nước) và công thức 2 (2,0g/1 lít nước) có số rễ/cây là 8,90 rễ và 9,57 rễ ở mức “c”; các cây trong công thức 3 (3,0g/1 lít nước) có số rễ/cây đạt 10,43 rễ cao hơn công thức 1 (1,0g/1 lít nước) được xếp ở mức “b”.

Qua ba chỉ tiêu theo dõi trên chúng tôi nhận thấy: Công thức 4 (4,0g/1 lít nước) là công thức thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển về số rễ của lan Đai Châu

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến khả năng ra hoa của lan Đai Châu năng ra hoa của lan Đai Châu

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến thời gian ra hoa, số hoa, chiều dài chùm hoa và độ bền hoa lan Đai Châu

(từ tháng 11/2013 đến tháng7/2014) CT Liều lƣợng Thời gian nở hoa (tháng) Số cây ra hoa (cây) Chiều dài chùm hoa (cm) Số nụ nở (nụ) Tỷ lệ nở hoa (%) Tổng số nụ hoa (hoa) Độ bền hoa (ngày) CT1 1,0g 2 1 18,2 82 84,8 96,6c 30 CT2 2,0g 2 1 18,7 91 89,2 102,0b 30 CT3 3,0g 2 1 19,4 116 92,8 125,0b 30 CT4 4,0g 2 2 20,1 139 93,9 148,0a 35 CV% 6,4

Chú thích : (a,b,c – là mức phân nhóm trong so sánh Duncan)

Qua bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy:

Liều lượng phân bón khác nhau thì khả năng ra hoa giữa các công thức là khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Số hoa trên cây dao động từ 96,6 hoa đến 148,0 hoa. CT1 có số hoa thấp nhất đạt 96,6 hoa được xếp vào mức c trong so sánh Ducan. Số hoa trên cây ở CT2 (2,0g/lít nước) và CT3 (3,0g/lít nước) chênh lệch nhau không đáng kể, có giá trị lần lượt đạt 102,0 – 125,0 hoa, đều được xếp ở mức b trong so sánh Duncan. Riêng CT4 (4,0g/lít nước) có số hoa trên cây cao nhất đạt 148,0 hoa và được xếp ở mức a trong so sánh Duncan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: CT4 sử dụng phân bón N3M liều lượng 4,0g/lít nước) ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra hoa của hoa lan Đai Châu có số hoa đạt 148,0 hoa.

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến phát sinh bệnh hại của lan Đai Châu

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến phát sinh bệnh hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 65 - 104)