Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 52 - 61)

bộ lá của lan Đai châu.

Lá là bộ phận quan trọng của cây, bộ lá có vai trò quang hợp và quyết định đến giá trị bông hoa lan Đai châu. Do vậy, số lá và kích thước lá là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây, nó phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt và kỹ thuật chăm sóc.

Qua theo dõi động thái ra lá ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1.

42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá của lan Đai châu (Từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014)

(Đơn vị: lá)

Ngày sau phun CT Số lá sau...ngày 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 CT1(Đ/c) 4,60 4,60 4,60 4,65 4,67 4,67 4,78 5,11 5,33 5,33 5,33 5,40 CT2(Orchids) 4,40 4,40 4,44 4,44 4,44 4,44 4,89 5,33 5,56 5,67 5,67 6,10 CT3(N3M) 4,33 4,33 4,40 4,40 4,44 4,44 5,00 5,33 5,89 6,00 6,00 6,43 CT4(HVP-401) 4,44 4,44 4,50 4,50 4,56 4,56 4,78 5,33 5,56 5,56 5,56 6,00 CT5(HVP-VTM B1) 4,40 4,40 4,44 4,44 4,44 4,44 4,89 5,11 5,33 5,33 5,33 5,67 CT6(Đầu trâu501) 4,50 4,50 4,56 4,56 4,56 4,56 4,89 5,44 5,56 5,67 5,78 6,20

CT7(Hữu cơ sinh học)

4,22 4,22 4,22 4,33 4,33 4,33 4,44 4,56 5,11 5,11 5,11 5,22

43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng số lá lan Đai Châu

Qua số liệu bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: số lá/cây trong các công thức thí nghiệm trước phun phân tương đương nhau, biến động từ 4,22 - 4,60 lá .

Giai đoạn từ 90 - 270 ngày, sự tăng trưởng về số lá của các cây trong các công thức thí nghiệm nhanh dần. Trong đó công thức 3 (phân bón lá N3M) tăng trưởng số lá nhanh nhất đạt 5,89 lá cao hơn các công thức thí nghiệm còn lại.

90 ngày sau phun phân, tốc độ tăng trưởng số lá của công thức đối chứng và công thức 7 (Hữu cơ sinh học) chậm dần trong khi đó tốc độ tăng trưởng số lá của công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17), công thức 3 (phân bón lá N3M), công thức 4 (HVP 401.N) và công thức 6 (Đầu Trâu 501) vẫn tăng nhanh giai đoạn từ 90 - 270 ngày sau đó thì chậm lại vào giai đoạn 150 - 180 ngày và tiếp tục tăng trưởng vào giai đoạn 240 - 360 ngày sau phun phân.

360 ngày sau phun phân, số lá của các công thức thí nghiệm biến động từ 5,22 - 6,43 lá. Trong đó công thức 3 (phân bón lá N3M), công thức 6 (Đầu Trâu 501) và công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17) có số lá/cây cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên, công thức 3 (phân bón lá N3M) có số lá/cây cao nhất đạt 6,43 lá, cao thứ hai là công thức 6 (Đầu Trâu 501) đạt 6,20 lá. Hệ số biến động giữa các công thức là 6,60%

45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài lá lan Đai châu

(Đơn vị: cm)

Ngày sau phun

CT

Chiều dài lá sau...ngày

30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 CT1(Đ/c) 14,4 14,4 14,4 14,4 14,4 14,7 15,1 15,4 15,7 15,9 16,3 16,6 CT2(Orchids) 14,1 14,1 14,2 14,3 14,3 14,6 15,2 15,8 16,5 16,7 17,2 17,4 CT3(N3M) 14,2 14,2 14,4 14,5 14,6 15,5 16,4 17,6 18,9 19,0 19,3 19,5 CT4(HVP-401) 14,1 14,1 14,2 14,2 14,3 14,7 15,1 15,6 16,0 16,1 16,5 16,9 CT5(HVP-VTM B1) 14,2 14,2 14,3 14,4 14,4 14,7 15,2 15,6 16,0 16,2 16,6 16,9 CT6(Đầu trâu 501) 14,4 14,5 14,8 14,8 14,9 15,5 16,1 16,7 17,4 17,6 18,2 18,1 CT7(Hữu cơ sinh học) 14,5 14,5 14,5 14,8 14,8 15,1 15,4 15,8 16,2 16,4 16,7 17,1

CV% 5,8

46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng chiều dài lá lan Đai Châu

Qua bảng số liệu 3.2 và hình 3.2 cho thấy: chiều dài lá trung bình của lan Đai Châu ở các công thức thí nghiệm trước khi phun phân biến động từ 14,1 - 14,5cm. 30 ngày trước khi phun phân đến 120 ngày chiều dài lá trung bình ở các công thức thí nghiệm tương đương nhau không có sự chênh lệch rõ giữa các công thức.

Giai đoạn 180 – 360 ngày sau phun phân, chiều dài lá trung bình ở các công thức đã thay đổi, biến động từ 16,6 – 19,5 cm. Công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17), công thức 4 (HVP 401.N), công thức 5 (HVP - VTM B1) và công thức 7 (Hữu cơ sinh học) có chiều dài lá trung bình cao hơn công thức đối chứng nhưng sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 (phân bón lá N3M) và công thức 6 (Đầu Trâu 501) có chiều dài lá trung bình cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên, công thức 3 (phân bón lá N3M) có chiều dài lá trung bình cao nhất đạt 19,5 cm, cao thứ hai là công thức 6 (Đầu Trâu 501) đạt 18,1cm, thấp nhất là công thức đối chứng có chiều dài lá chỉ đạt 16,6cm.

Sau 12 tháng thí nghiệm, công thức 3 (phân bón lá N3M) và công thức 6 (Đầu Trâu 501) có mức tăng trưởng lá cao, chúng có tác động tốt tới sự sinh trưởng của lan Đai Châu. Hệ số biến động giữa các công thức là 5,8%

Cùng với mức tăng trưởng chiều dài lá thì chiều rộng lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng lá nói riêng và sinh trưởng cây nói chung. Chiều rộng lá cũng là một chỉ tiêu để đánh giá một cây lan Đai Châu đẹp. Qua theo dõi chúngtôi thu được kết quả như sau:

47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều rộng lá lan Đai Châu

(Đơn vị:cm)

Ngày sau phun CT Chiều rộng lá sau...ngày 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 CT1(Đ/c) 2,56 2,56 2,56 2,56 2,58 2,58 2,60 2,65 2,65 2,65 2,67 2,72 CT2(Orchids) 2,58 2,58 2,60 2,60 2,61 2,62 2,69 2,76 2,81 2,82 2,90 2,92 CT3(N3M) 2,56 2,56 2,56 2,58 2,59 2,69 2,90 3,10 3,24 3,34 3,43 3,47 CT4(HVP-401) 2,58 2,58 2,60 2,60 2,60 2,61 2,66 2,70 2,78 2,79 2,89 2,94 CT5(Đầu trâu 501) 2,50 2,50 2,52 2,53 2,54 2,56 2,60 2,68 2,71 2,73 2,79 2,81 CT6(Đầu trâu 501) 2,62 2,63 2,65 2,66 2,67 2,67 2,71 2,73 2,73 2,73 2,87 2,91 CT7(Hữucơsinh học) 2,52 2,52 2,53 2,53 2,54 2,54 2,60 2,63 2,71 2,73 2,82 2,86 CV% 4,70

48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.3: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng chiều rộng lá lan Đai Châu

Qua số liệu trong bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, chiều rộng lá trung bình ở các công thức thí nghiệm trước khi phun phân tương đối đồng đều biến động từ 2,50 - 2,62 cm. Chiều rộng lá của các cây ở các công thức thí nghiệm tăng trưởng rất chậm từ 30 - 360 ngày sau phun phân. 360 ngày sau phun phân, chiều rộng lá trung bình của các công thức biến động từ 2,80 - 3,20 cm. Ở giai đoạn này, công thức 3 (phân bón lá N3M), công thức 4 (HVP 401.N) và công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17) có chiều rộng lá trung bình cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó, công thức 3 (phân bón lá N3M) có chiều rộng lá trung bình cao nhất đạt 3,47 cm, từ 30 ngày đầu tiên theo dõi chiều rộng lá trung bình đạt 2,50 cm đến 360 ngày đạt 3,47 cm (tăng lên 0,97 cm). Chiều rộng lá trung bình của công thức 5 (HVP - VTM B1), công thức 6 (Đầu Trâu 501), công thức 7 (Hữu cơ sinh học) và công thức đối chứng có chiều rộng lá tương đương nhau đạt 2,81cm, 2,91cm, 2,86cm và 2,72 cm. Hệ số biến động giữa các công thức là 4,70 %.

Tóm lại, với sự tăng trưởng lá, phân bón lá N3M pha với liều lượng 3g/1 lít nước, phương pháp bón 7 ngày/ lần cây tỏ ra thích hợp nhất, số lá và kích thước lá đạt cao nhất so với các cây trong các công thức thí nghiệm còn lại.

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)