Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 61 - 62)

bộ rễ của lan Đai châu.

Rễ lan ngoài chức năng hút nước, muối khoáng và dinh dưỡng để cung cấp cho cây, rễ còn là bộ phận bám chắc vào giá thể giữ cho cây đứng vững. Hơn nữa rễ cũng có chức năng quang hợp để cung cấp vật chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Công Nghiệp, 2000)[13]. Rễ Phong lan còn mang lại giá trị thẩm mĩ rất lớn cho chậu lan. Vì thế, tăng trưởng của rễ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của lan Đai Châu.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến bộ rễ của lan Đai Châu (sau 12 tháng thí nghiệm)

Công thức Thời gian ra rễ (ngày) Số rễ (rễ) Mầu sắc CT1 35 10,9 Trắng xanh CT2 30 11,3 Xanh nhạt CT3 25 13,7 Xanh đậm CT4 28 11,5 Xanh nhạt CT5 30 11,4 Xanh nhạt CT6 26 12,3 Xanh đậm CT7 30 11,7 Xanh nhạt CV% 2,2 LSD05 0,46

Số liệu bảng 3.4 chỉ ra các đặc điểm về bộ rễ dưới ảnh hưởng của các loại phân bón lá. Có thể nhận xét như sau:

Thời gian ra rễ: Các loại phân bón khác nhau có ảnh khác nhau đến thời

gian ra rễ của các cây trong các công thức thí nghiệm. Thời gian ra rễ của lan Đai Châu thí nghiệm biến động từ 25 - 35 ngày. Trong đó, thời gian ra rễ của công thức 3 (phân bón lá N3M) nhanh nhất chỉ có (25 ngày) sau đó là công thức 6 (Đầu Trâu 501) (26 ngày), công thức 4 (HVP 401.N) (28 ngày), công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17), công thức 5 (HVP - VTM B1) và công thức 7 (Hữu cơ sinh học) là 28 ngày, công thức đối chứng có thời gian ra rễ chậm nhất (35 ngày).

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu về số rễ: các loại phân bón lá có ảnh hưởng rõ rệt đến số rễ. Nhìn

chung số rễ của các công thức thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Số rễ ở các công thức biến động từ 10,9 - 13,7 rễ. Trong đó công thức 3 (phân bón lá N3M) là công thức có số rễ cao nhất đạt 13,7 rễ, cao thứ hai là công thức 6 (Đầu Trâu 501) đạt 12,3 rễ. Công thức 2 (Orchids 19 - 31 - 17), công thức 4 (HVP 401.N) đạt 11,5 rễ và công thức 7 (Hữu cơ sinh học) có số rễ đạt 11,7 rễ. Số rễ của công thức 5 (HVP - VTM B1) tương đương với công thức đối chứng đạt 11,5 và 10,9 rễ. Hệ số biến động giữa các công thức là 2,2%.

Kết hợp chỉ tiêu thời gian ra rễ, số rễ cho thấy phân bón lá N3M giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất so với các loại phân bón còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)