Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản để nuôi trồng Lan Đai Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 25 - 30)

(Rhynchostylis Gigantea)

1.1.5.1. Thiết kế vườn

Vườn thiết kế chắc chắn với bộ khung giàn có thể làm bằng sắt hay hợp kim. Trên mái dàn dùng lưới đen che 50% ánh sáng để làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cây. Xung quanh phải làm hàng rào bảo vệ có thể dùng các tấm lưới làm bằng thép để che xung quanh. Vườn thường được làm theo hướng Bắc – Nam (Trần Văn Bảo, 1999)[1]

1.1.5.2. Cây giống

Cần tuyển chọn những giống, loài Lan khỏe mạnh, không sâu bệnh, Hiện nay có một số loài, chỉ đang có giá trị thương mại cao như chi Aerides, Rhynchostylis,

Dendrobium, Cymbidium, Vanda, Cattleya... 1.1.5.3. Cấu tạo giá thể

Mỗi một loài Lan khác nhau có đặc tính khác nhau và chúng cũng đều thích hợp với các giá thể khác nhau, Đối với Lan Đai Châu là một loài lan có thể nói mang vẻ đẹp cho người việt Nam, Hoa thường nở đúng vào các dịp tết. Vì vậy khi trồng cần chú ý đến giá thể trồng cho lan, không giống bất kỳ một loại cây trồng nào không cần diện tích lớn, không cần đất nhưng vẫn sống và vươn dài trong không khí.

Giá thể trồng thường dùng: Vỏ thông, Than hoa, Xơ dừa, Mùn cưa, Dớn, (không nên dùng vỏ cây của các loại có nhựa đắng như gỗ lim, xà cừ, xoan, vì sẽ làm cho bộ rễ tổn thương)

Đối với Lan Đai Châu không quá khắt khe như Lan Hồ Điệp nên có thể trồng ở tất cả các loại giá thể. Tuy nhiên trước khi cấy lan các loại giá thể cần được xử lý

15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuốc chống nấm để đảm bảo không gây hại cho phong lan (Nguyễn Công Nghiệp, 2000)[13].

Lan Đai Châu có bộ rễ lớn giá thể có thể trồng là những cây gỗ đã chết, trồng treo càng lộ ra vẻ đẹp của bộ rễ tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho Lan. Hoặc có thể trồng vào các chậu đát nung có lỗ thoáng lớn, có bổ xung vỏ cây và than hoa vào để giữ ẩm (Trần Văn Thanh và Cộng Sự)[16].

1.1.5.4. Chậu trồng

Với mỗi loại Lan chậu trồng cũng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những chuẩn mực chung để đánh giá một chậu Lan lý tưởng.

- Kích thước chậu phù hợp với kích cỡ cây

- Chất liệu chậu phải phù hợp với từng loài, từng chi

- Chậu phải đảm bảo độ thoáng và thoát nước

1.1.5.5. Nhiệt độ và ẩm độ

Ngọc Điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 300C. Lan Ngọc Điểm được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan, được khai thác từ các vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận.

Lan ưa nhiệt độ từ 60-90°F tức là 15.5-32.2°C. Lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 37.8°C được nhưng cần tăng gió và độ ẩm. Đừng để lan chịu lạnh dưới 50°F tức là 10°C. Lan ưa ẩm độ cao từ 50-60% trở lên, nếu ẩm độ quá thấp, cây sẽ còi cọc không lớn được.

1.1.5.6. Ánh sáng

Lan Đai Châu chỉ cần ánh sáng cao hơn Cattleya một chút, chứ không cần nhiều ánh nắng như Vanda nghĩa là khoảng 60-70% là đủ. Ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ bị cháy lá.

(Theo Bùi Xuân Đáng hoalanvietnam.org).

1.1.5.7. Nước tưới

16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1-2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

Vào mùa hè cần tưới và bón nhiều khi thấy đầu rễ bắt đầu mọc ra, nhưng không cần bón phân nhiều như Vanda. Bớt tưới vào mùa đông nhất là vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi hoa tàn và lan cần phải có một thời kỳ khô và lạnh (rest period), nếu tưới nhiều cây sẽ không ra hoa (Nguyễn Xuân Linh, 2002)[10].

1.1.5.8. Độ thông thoáng

Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho Lan phát triển tốt. Không khí nơi vườn lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những cần để làm mát cây mà còn làm thay đổi lượng CO2 cần cho sự quang hợp của cây. Lượng CO2 trong không khí là khoảng 340 phần triệu. Trên mặt lá lượng CO2 này giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thụ vì vậy không khí cần được đổi mới liên tục để tái lập lượng CO2 chung quanh mặt lá. Ở vùng mà thiếu thông thoáng thì rất hầm hơi nhất là khi nhiệt độ, ẩm độ tăng. Càng thiếu thông thoáng càng dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá lớn thì lại gia tăng sự bốc hơi làm cho môi trường có ẩm độ thấp, sự thoát hơi nước ở cây cao, cây kém phát triển. Vì vậy ở nơi quá thông thoáng như ở sân thượng, nơi đồng trống… thì phải có che chắn chung quanh. Khoảng cách các nẹp trên giàn che cũng có mức độ để cho được thoáng ( Lưu Chấn Long, 2003)[11]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.5.9. Nhu cầu phân bón

Có hai cách để bón phân cho lan đó là sử dụng phân bón khô (phân chậm tan) và sử dụng phân bón lỏng (phân bón lá) trong đó phân bón lỏng được sử dụng nhiều hơn vì hiệu quả nhanh hơn phân bón khô (Trần Hợp, 1990)[6].

Ở thời kì cây con cây đang nảy chồi và những cây sau khi cắt hoa nên bón hàm lượng đạm cao(30:10:10)

Bón theo công thức của Le Comfle (1981): để kích thích cây ra rễ dùng phân có hàm lượng lân cao (10:10:20). Khi cây ra hoa dùng hàm lượng các chất là (6:30:30) để hoa mập và tươi hơn [1].

17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đảm bảo cây chống chịu sâu bệnh tốt nên dùng loại phân có hàm lượng kali cao (10:20:30)

Cách bón: Nên thực hiện theo phương pháp 4 đúng( đúng loại, đúng liều. đúng lúc, đúng cách ). Trước khi bón phân nên tưới ướt cho lá khoảng 15-20 phút để phân bón có thể hấp thụ nhanh qua lá. Chỉ nên bón phân cho Lan vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì nhiệt độ thấp phân bón không bốc hơi.

1.1.5.10. Giàn che

Nên dùng những loại lưới đen có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cây, tránh ánh sáng trực xạ. Xung quanh nên làm hàng rào bảo vệ có thể dùng các tấm lưới bằng thép để che xung quanh. Khi treo lan nên chọn hướng treo để tránh ánh sáng trực xạ từ khoảng 10h -15h chiếu vào cây. Vườn thường làm theo hướng Bắc Nam (Trần Văn Bảo, 1999)[1].

1.1.5.11. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn tới việc nuôi trồng Lan, sâu bệnh rất rễ phát sinh nếu môi trường không thuận lợi, điều kiện chăm sóc kém, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Theo Trần Văn Hợp, (1990)[6] đối với cây lan thường gặp 2 nhóm bệnh sau: - Bệnh không truyền nhiễm là bệnh không lây lan sang các cây khác nguyên nhân là do bón phân quá liều lượng, sai kỹ thuật, không đúng chủng loại. Sẽ gây ra một số bệnh như thối nõn, đốm đen trên lá lan...

- Bệnh truyền nhiễm xuất hiện do nấm, vi khuẩn, vi rút gây nên. Bệnh này lây lan rất nhanh sang các cây khác. Các bệnh thường gặp như: Bệnh thối mềm lá do vi khuẩn Erwinia carotovara xâm nhập vào

Biện pháp: cắt bỏ vết bệnh, bôi vôi vào vết cắt ngừng tưới nước 1- 2 ngày. Ngoài ra ta có thể phun thuốc Streptomycin, New kasuran 16.6% BTN

18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biện pháp: dùng phương pháp thủ công bắt bỏ, vệ sinh vườn thường xuyên, ngoải ra đôi với rệp có thể dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.

19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên (Trang 25 - 30)